Giải pháp huy động và sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong thời kỳ CNH HĐH tại Huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước (Trang 52 - 54)

Vốn có vai trò vô cùng quan trọng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội nói chung và đối với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn nói riêng. Vì vậy việc huy động và sử dụng hợp lý nguồn vốn là điều kiện để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn một cách nhanh chóng và có hiệu quả cao.

Theo báo cáo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2010 - 2015 của huyện Bù Đăng, tổng số vốn cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện là 3500 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư cho các ngành kinh tế là 2560 tỷ đồng, vốn đầu tư cho ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản là 820 tỷ đồng, chiếm 23,42 % tổng vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, 32,03 % vốn đầu tư cho các ngành kinh tế.

Vốn phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện được huy động từ các nguồn: vốn đầu tư từ nước ngoài, vốn ngân sách huyện, vốn vay, vốn của các doanh nghiệp và các nhà đầu tư, vốn của người dân và thu hút đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Vốn phát triển nông - lâm nghiệp - thủy sản chủ yếu là huy động sức dân và nguồn vốn tín dụng. Nhà nước (nguồn vốn từ ngân sách huyện) chỉ hỗ trợ phần chuyển giao công nghệ và Khoa học kỹ thuật phát triển nông nghiệp, khuyến lâm, khuyến ngư.

Trong các nguồn vốn được huy động thì nguồn tín dụng đóng vai trò quan trọng và là nhân tố quyết định trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Nhìn chung, hoạt động tín dụng đã đáp ứng khá tốt yêu cầu vay vốn để phát triển kinh tế trong những năm vừa qua. Tuy nhiên để huy động nguồn vốn nhiều hơn nữa và để nguồn vốn phát huy được tác dụng tối đa trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, trong thời gian tới cần:

+ Nâng cao năng lực và cải tiến hoạt động của hệ thống ngân hàng nông nghiệp và PTNT, ngân hàng chính sách xã hội, mở thêm chi nhánh ngân hàng thương mại tại trung tâm huyện, xây dựng tốt quĩ tín dụng nhân dân tại các xã và thị trấn có điều kiện, kết hợp chặt chẽ sự hoạt động của ngân hàng và các tổ chức tín dụng nhân dân để nâng cao hiệu quả kinh doanh tiền tệ.

+ Chú trọng công tác đào tạo đội ngũ cán bộ ngân hàng, tín dụng, tiếp tục các thủ tục cho vay giảm bớt phiền hà cho khách hàng, nâng cao chất lượng phục vụ, quản lý chặt chẽ các hoạt động thu hồi vốn vay.

+ Tranh thủ các nguồn vốn đầu tư phát triển của các dự án, các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn huyện như chuơng trình xóa đói giảm nghèo, chương trình 135…

+ Phát triển mạng lưới tín dụng nhân dân ở nông thôn; đổi mới, cải tiến các trình tự, thủ tục cho vay vốn đầu tư phát triển sản xuất nông lâm nghiệp

+ Mở rộng đối tượng cho vay đối với tất cả các thành phần kinh tế, cá nhân, tăng cường nguồn vốn cho vay trung và dài hạn nhằm hỗ trợ các mục tiêu đầu tư chiều sâu.

+ Huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân để bổ sung nguồn vốn cho vay. Bằng những hình thức gửi tiết kiệm với lãi suất cao hay khuyến khích nông dân bỏ vốn phát triển kinh tế trang trại…

+ Cần xem xét mục đích của nông dân khi vay vốn, đánh giá, kiểm tra tính khả thi của dự án phát triển kinh tế của nông dân.

+ Cần có một đội ngũ cán bộ giám sát việc sử dụng vốn vay trong phát triển kinh tế.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong thời kỳ CNH HĐH tại Huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước (Trang 52 - 54)