Kết quả khảo sát

Một phần của tài liệu giải pháp quản lý hoạt động giáo dục hirứng nghiệp ở các truờng Trung học cơ sở Quận 10, thành phố Hồ Chí Minh (Trang 34 - 48)

2.2.4.1. Thực trạng công tác quản lý chưcmg trình hoạt động giáo dục hướng nghiệp.

Công tác quản lý hoạt động GDHN, phân luồng tại quận 10 được xem trọng và phát triển từ năm học 2003-2004. Các trường THCS trong quận đều thành lập Ban chỉ đạo về công tác quản lý hoạt động GDHN và phân luồng, trong đó GVCN lớp giữ vai trò nồng cốt. Hàng năm vào thời điểm cuối tháng 3, ngành giáo dục quận phối hợp cùng với Trung tâm KTTH-HN và Ban tư vấn HN của các trường tiến hành họp cha mẹ học sinh nhằm thông qua nội dung tư vấn và kế hoạch, chỉ tiêu, tuyển sinh của các trường THCN, Trung tâm dạy nghề và các trường nghề. Nhờ đó cha mẹ học sinh định hướng được các luồng thích hợp để các em có thế chọn lựa đúng theo năng lực, trình độ, điều kiện ... và tiếp tục con đường học tập bằng nhiều ngã rẽ khác nhau. Việc quản lý hoạt động GDHN và phân luồng được sự đầu tư và ủng hộ của Quận ủy 10. Nghị quyết Đảng bộ quận 10 lần IX đã đề ra mục tiêu “Tăng cường công tác GDHN, phân luồng cho học sinh sau khi tốt nghiệp, đây mạnh liên kết với các trường đại học, cao đẳng, các trường dạy nghề nhằm gắn giáo dục với đào tạo, đào tạo với sử dụng và giải quyết việc làm”. Trên thực tế, tình hình đội ngũ lao động của quận 10 chưa đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng về năng lực, trình độ tay nghề. Bên cạnh đó, do tác động của nền kinh tế thị trường, đa số nguồn lực lao động tại quận không quan tâm đến những ngành nghề đang phát triển tại quận nhà như may mặc, công nhân cơ khí, thợ thủ công, giày da, lắp ráp điện tử... Vì thế các công ty tại địa phương tập trung đa số là dân lao động từ các tỉnh, thành trong cả nước đến học nghề và làm

Nội dung Xx\ CB \ QL CB GV CB CB TỐ chức đinh hướng 6,9 11,5 89,7 79,3 3,4 0 Tổ chức tư vấn nghề 6,9 9,2 82,8 78,2 10,3 0

Yêu cầu tổ chủ nhiêm

3,4 3,4 72,4 54,7 24,1 5,7 Quản lý chương trình GDHN thông qua tổ 3,4 chủ nhiệm 3,4 82,2 56,3 10,3 34,5 3,4 5,7 Quy định các loại sổ 3,4 3,4 51,7 54 44,8 8 việc. Nội dung công tác quản lý hoạt động GDHN học sinh THCS chia thành

3 phần chính như sau:

1. Cung cấp những kiến thức chung về hệ thống nghề nghiệp, thị trường lao động và năng lực bản thân cần thiết đế học sinh xác định được sự phù hợp nghề. Công tác quản lý hoạt động GDHN gắn liền vớiviệc tổ chức các hoạt động HN, lựa chọn nghề, hoặc định hướng về nghề nghiệp các em sau này. Vì thế, công tác tư vấn HN phải căn cứ trên các cơ sở khoa học của nó. Đối với học sinh, nhà trường phải giúp các em làm việc đó, tức là HN cho các em.

2.Sự lựa chọn nghề được coi là có cơ sở khoa học khi lực lượng làm công tác HN và người chọn nghề đảm bảo các nguyên tắc:

- Không chọn những nghề mà bản thân học sinh không yêu thích. Nếu không yêu thích công việc của nghề thì tất dễ bỏ nghề và khó có thể hình thành được lý tưởng nghề nghiệp.

- Không chọn những nghề mà bản thân không đủ điều kiện tâm lý, thể chất đê đáp ứng yêu cầu của nghề.

- Không chọn những nghề nằm ngoài kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nói riêng và của đất nước nói chung.

3. Biết được các hướng đi sau tốt nghiệp THCS để chuân bị tâm lý sẵn sàng đi vào lao động sản xuất. Theo điều 27 của Luật Giáo dục ( Được sửa đối và bổ sung năm 2009) quy định, học sinh sau khi tốt nghiệp THCS có thể đi vào các luồng chính như sau:

I Vào học Trung học phố thông

I Vào học Trung học chuyên nghiệp + Vào học nghề dài hạn.

+ Vào học nghề ngắn hạn, đế tham gia lao động trực tiếp.

Trong trường phổ thông hiện nay đang tiến hành công tác GDHN theo 4 tuyến song hành như sau:

1. Hướng nghiệp qua hoạt động dạy học các môn khoa học cơ bản. 2. Hướng nghiệp qua hoạt động dạy học kỹ7 thuật và lao động sản xuất. 3. GDHN qua sinh hoạt HN.

4. GDHN qua hoạt động ngoại khóa ở trong và ngoài nhà trường. Kết quả khảo sát công tác quản lý chương trình hoạt động GDHN được thể hiện ởBảng 2.5: Công tác quản lý chương trình hoạt động GDHN

Nội dung 1: Tố chức định hướng nghề cho học sinh

Qua khảo sát, đa số CBQL và GV đều nhận định việc tố chức định hirớng nghề cho học sinh là thường xuyên (89.7%và 79.3%), một số ít nhận định ở mức rất thường xuyên (6.9% và 11.5%). số liệu khảo sát chứng tỏ công tác tổ chức định hướng nghề cho học sinh tại các trường THCS trong quận 10 được quan tâm đúng mức. Điều này xuất phát từ thực tế: năng lực học tập của học sinh trong quận so với một số quận khác có thấp hơn; và đê giải quyết số học sinh không đủ khả năng học tiếp lên bậc THPT, các trường THCS đều quan tâm thực hiện việc định hướng nghề cho học sinh cuối cấp.

Nội dung 2: To chức tư van nghề cho học sinh.

Đa số CBQL và GV cho rằng công tác tổ chức tư vấn nghề cho học sinh là việc làm thường xuyên (82.8% và 78.2%), một số ít nhận định ở mức rất thường xuyên (6.9%và 9.2%). Bên cạnh đó, có 10.3% CBQL và 12.6% GV đánh giá công tác tổ chức tư vấn nghề cho học sinh là không thường xuyên. Lý giải cho nhận định này, các CBQL và GV cho rằng việc tố chức tư vấn nghê chưa thực sự được quan tâm đúng mức: hình thức tố chức tư vân nghề chỉ dìmg lại ở một vài buổi tham quan các nhà máy, các xí nghiệp trong thời gian ngắn và thường kết hợp với các buổi tham quan du lịch. Vì vậy, hiệu quả

tư vấn nghề chưa cao. Mặt khác, với thời lượng 1 tiết /tuần, các GV phụ trách công tác tư vấn không thể tư vấn có hiệu quả cho toàn bộ học sinh tại các trường.

Nội dung 3: Yêu cầu Tổ chủ nhiệm lập kế hoạch hoạt động GDHN

Với nội dung trên, chỉ có 72.4% CBQL và 54.7% GV nhận định đây là việc làm thường xuyên và có đến 24.1% CBQL và 37.9% GV đánh giá ở mức không thường xuyên. Ngoài ra, có 5.7% GV đánh giá ở mức không thực hiện. Số liệu khảo sát chứng tỏ công tác lập kế hoạch hoạt động GDHN của tố chủ nhiệm chưa được quan tâm đúng mức. Qua trao đổi với CBQL và GVCN các lớp cuối cấp, đa số cho rằng việc lập kế hoạch hoạt động GDHN đối với tổ chủ nhiệm là không cần thiết. Tất cả GVCN vừa phải giảng dạy theo chuyên môn của mình, vừa phải kiêm nhiệm công tác chủ nhiệm với nhiều hoạt động phong trào chiếm rất nhiều thời gian, về phía CBQL, việc lập kế hoạch chủ yếu dựa theo số liệu các mặt từ TTKTTH-HN cung cấp.

Nội dung 4: Quản lý chương trình hoạt động GDHN thông qua tô chủ nhiệm

Số liệu khảo sát chứng tỏ công tác quản lý chương trình hoạt động GDHN thông qua tố chủ nhiệm chưa được quan tâm đúng mức. Chỉ có 3.4% CBQL và GV đánh giá đây là công tác thực hiện rất thường xuyên, 82.8% CBQL và 56.3% GVđánh giá ở mức thực hiện thường xuyên. 13.7% CBQL và 42.2% GV đánh giá ở mức không thường xuyên hoặc không thực hiện. Kết quả trên phản ánh việc quản lý chương trình hoạt động GDHN thông qua tổ chủ nhiệm còn nhiều bất cập và chưa đạt hiệu quả mong muốn. Đội ngũ CBQL và GV đều chưa nhận thức cao về hiệu quả quản lý chương trình hoạt động GDHN thông qua tổ chủ nhiệm, dẫn đến sự phối hợp trong công tác GDHN đạt hiệu quả thấp.

GDHN

Với nội dung trên, kết quả khảo sát một lần nữa cho thấy công tác quản lý hoạt động GDHN tại các trirờng THCS tại quận 10 chưa được quan tâm chỉ đạo xuyên suốt từ đầu năm học. Việc quy định các loại sổ sách, biểu mẫu cụ thể đối với hoạt động GDHN còn bỏ ngỏ, chưa được lãnh đạo các trường và đội ngũ GV quan tâm thực hiện. Qua trao đổi vói đội ngũ CBQL và GV, hầu hết cho rằng hoạt động GDHN chỉ nhằm vào đối tượng học sinh có khó khăn về hoàn cảnh gia đình và khả năng tiếp thu kiến thức văn hóa mà chưa có tác dụng đối với số đông học sinh. Vì vậy, việc quy định các loại sổ sách, biêu mẫu cụ thể đối với hoạt động GDHN là chưa cần thiết.

Biểu đồ 2.1 dưứi đây phản ánh đánh giá của CBQL và GV qua từng nội dung về công tác quản lý chương trình hoạt động GDHN. Biểu đồ cho thấy có sự khác biệt trong nhận thức,đánh giá của hai nhóm tham gia khảo sát. Tuy nhiên, cả hai nhóm đều có mức độ đánh giá tương đương nhau đối với nội dung quy định các loại sổ sách, biêu mẫu cụ thế trong công tác GDHN. Điều này phản ánh phần nào tâm lý chán nản của đội ngũ CBQL và GV đối với những quy định liên quan đến hồ sơ sổ sách, vốn đã quá nặng nề trong nhà trường hiện nay.

xuyên (%) hiện (%) CB (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

QL GV

Lập mẫu kế hoạch hoạt động GDHN thống nhất

3,4 9,2

Chỉ đạo tố chủ nhiệm

thống nhất về nhiệm vụ, nội dung định hướng và

6,9 4,6 0 Mức độ Rất thường xuyên (%) Thường xuyên (%) Không thường xuyên (%) Không thực hiện (%) CB QL GV tư vấn nghề cho học sinh

Yêu cầu tố chủ nhiệm

lập kế hoạch GDHN

3,4 2,3 0

Yêu cầu kế hoạch

GDHN phải thể hiện và thống nhất với quan điếm và kế hoạch của nhà trường

3,4 5,7 0

Biêu đồ 2.1: Công tác quản lý chuông trình hoạt động GDHN (Mức độ thường xuyên)

Kết quả khảo sát về thực trạng công tác quản lý chương trình hoạt động GDHN cho thấy những mặt ưu điểm và hạn chế sau:

* Ưu điểm:

Nội dung, hình thức GDHN cho học sinh phổ thông ngày càng phong phú và đa dạng, góp phần quan trọng vào việc thực hiện nguyên lý giáo dục và mục tiêu giáo dục phổ thông.

Văn hóa, khoa học, xã hội được ứng dụng rộng rãi trong cộng đồng và người dân an tâm với các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục, nhất là hoạt động hướng nghiệp - dạy nghề đã kích thích sự phát triển kinh tế xã hội trong địa bàn của quận. Mặt bằng dân trí ngày càng được nâng cao, góp phần hoàn thiện công tác phổ cập THPT.

* Hạn chế:

Hoạt động lao động sản xuất ngày càng bị thu hẹp lại. Nhiều trường phổ thông đã không còn duy trì lao động sản xuất trong các hoạt động của nhà trường nên hoạt động GDHN không được gắn với lao động sản xuất. Mặt

khác, thời gian thực nghiệm, kiểm nghiệm lý thuyết không có; đồ dụng dạy học phục vụ công tác GDHN chưa được chú trọng và đầu tư đúng mức; học sinh và giáo viên có tâm lý ngại vận dụng lý thuyết vào các hoạt động thực tiễn, chỉ tập trung vào học văn hóa đơn thuần.

Chất lượng, hiệu quả của hoạt động GDHN và dạy nghề ở bậc phổ thông nhìn chung chưa phát triển, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển giáo dục cũng như sự phát triến kinh tế - xã hội của địa phương. Hàng năm số lượng học sinh quận 10 vào các trường nghề vẫn còn thấp, trung bình hàng năm từ 7-10% tổng số học sinh tốt nghiệp THCS.

2.2.4.2. Thực trạng công tác quản lý kế hoạch hoạt động giáo dục hướng nghiệp.

Quản lý kế hoạch GDHN tại trường THCS đòi hỏi sự phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường mới đem lại hiệu quả. Thực trạng công tác quản lý kế hoạch GDHN tại quận 10 được thể hiện ở Bảng 2.6.

Nội dung 1: Lập mẫu quản lý kế hoạch hoạt động GDHN thống nhất

Việc lập mẫu kế hoạch hoạt động GDHN thống nhất ở các trường THCS trên địa bàn quận 10 thực hiện ở mức độ trung bình. Qua khảo sát, có đến 41.3% CBQL và 16.1% GV đánh giá ở mức thực hiện không thường xuyên; có 3.4% CBQL và 5.7% GV đánh giá ở mức không thực hiện. Giải thích điều này, các CBQL cho rằng tình hình thực tế tại các trường có khác nhau. Vì thế, tùy vào điều kiện hiện có, mỗi trường xây dựng kế hoạch GDHN khác nhau và thường được lồng vào kế hoạch năm học. Mặt khác, trong thực tế, ban giám hiệu các trường phần lớn quan tâm đến các chỉ tiêu về học lực, hạnh kiếm, duy trì sĩ số, tỷ lệ học sinh lên lóp, hiệu suất đào tạo

mà chưa chú trọng đến việc xây dựng các chỉ tiêu về công tác GDHN. Từ đó, công tác lập mẫu kế hoạch GDHN thống nhất còn nhiều hạn chế.

Nội dung 2: Chỉ đạo tố chủ nhiệm thống nhất về nhiệm vụ, nội dung định hướng và tư vấn nghề cho học sinh

Đối với công tác chỉ đạo tố chủ nhiệm thống nhất về nhiệm vụ, nội dung định hướng và tư vấn nghề cho học sinh, số liệu khảo sát chứng tỏ công tác này được thực hiện khá tốt. Có 89.7% CBQL và 86.2% GV đánh giá ở mức thực hiện thường xuyên và rất thường xuyên. Đây là kết quả của việc nắm vững đặc điểm của học sinh cấp THCS trên địa bàn quận và sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của các cấp quản lý trong việc định hướng nghề và tư vấn nghề cho học sinh.

Nội dung 3: Yêu cầu tổ chủ nhiệm lập kế hoạch hoạt động GDHN

Số liệu khảo sát cho thấy có sự phân hóa giữa hai nhóm tham gia khảo sát. Có 86.2% CBQL đánh giá ở mức rất thường xuyên và thường xuyên, trong khi chỉ có 60.9% GV đánh giá ở mức này. Ở mức độ đánh giá không thường xuyên, số liệu khảo sát là 13.8% đối với CBQL và 33.3% đối với GV. Qua trao đổi, tham khảo ý kiến các nhóm tham gia khảo sát, các CBQL cho rằng việc yêu cầu tổ chủ nhiệm lập kế hoạch hoạt động GDHN được Ban (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với nội dung 4, số liệu khảo sát cho thấy việc lập kế hoạch hoạt động GDHN chưa thể hiện quan điểm và thống nhất với kế hoạch của nhà trường. Có 25.3% GV đánh giá ở mức không thường xuyên và không thực hiện, trong khi con số này ở nhóm CBQL là 17.2%. Qua trao đổi với GVCN, phần lớn cho rằng kế hoạch của nhà trường chưa bám sát thực tế về hoàn cảnh gia đình và năng lực của học sinh. Trái lại, đội ngũ GVCN có nhiều điều kiện để nắm bắt đối tượng giáo dục của mình nhiều hơn. Vì thế, luôn tồn tại sự không thống nhất trong kế hoạch hoạt động GDHN của nhà trường và tổ chủ nhiệm. Tình hình trên phản ánh sự phối hợp thiếu đồng bộ giữa các bộ phận khi xây dựng kế hoạch hoạt động GDHN tại các trường. Ke hoạch được xây dựng mang tính áp đặt, thể hiện mong muốn chủ quan của nhà quản lý mà chưa tính đến hoàn cảnh thực tế của học sinh và khả năng thực hiện của đội ngũ những người thực hiện.

Biểu đồ 2.2 dưới đây phản ánh kết quả khảo sát về công tác quản lý kế hoạch hoạt động GDHN tại các trường THCS trên địa bàn quận 10. Qua đó, công tác quản lý kế hoạch hoạt động GDHN còn nhiều bất cập, sự phối hợp xây dựng và triển khai kế hoạch giữa CBQL và đội ngũ GV tại mội vài đơn vị chưa được thực hiện tốt. Đối với CBQL, công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động GDHN được quan tâm hàng đầu, các nội dung liên quan đến việc xây dựng kế hoạch, lập biểu mẫu ... chiếm vị trí thứ yếu.

Nội dungx (%) CB

QL

GV GV

Tố chức tìm hiểu năng

khiếu, khuynh hướng

nghề nghiệp của từng học sinh 6.9 5.7 0 2.3 Tổ chức hướng dẫn học sinh biết cách tự đánh giá năng lực bản

thân, hoàn cảnh gia

đình đế lựa chọn con đường học tập phù hợp nhất.

6.9 9.2 0 20.3

Tư vấn thông tin 6.9 5.7 0 0

Tư vấn hiệu chỉnh 3.4 4.6 0 1.1

Biếu đồ 2.2: Công tác quản lý kế hoạch hoạt động GDHN (Mức độ thường xuyên)

2.2.43.. Thực trạng công tác quản lý việc tư vấn nghề.

Một phần của tài liệu giải pháp quản lý hoạt động giáo dục hirứng nghiệp ở các truờng Trung học cơ sở Quận 10, thành phố Hồ Chí Minh (Trang 34 - 48)