Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội và Tổng cục dạy nghề cần có biện pháp khả thi để đảm bảo sự phân luồng, hướng nghiệp học sinh sau tốt nghiệp THCS, THPT. Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội và Tổng cục dạy nghề cần phối hợp với Trung tâm Lao động - Hướng nghiệp của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm tạo ra sự liên thông giữa các chương trình GDHN - Dạy nghề phổ thông với các chương trình dạy nghề ngắn hạn và dạy nghề dài hạn nhằm đảm bảo sự liên hoàn giữa ba nội dung: Định hướng nghề nghiệp - Tư vấn nghề nghiệp - Tuyền chọn nghề nghiệp, nhằm phát triển nguồn nhân lực đủ sức đáp ứng thị trường lao động trong và ngoài nước.
2.3. Đối vói Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh:
Cần chỉ đạo thực hiện một cách đầy đủ về công tác GDHN cho học sinh phổ thông, tránh tình trạng chỉ quan tâm dạy môn Công nghệ và nghề phố thông như hiện nay.
Cần tăng cường thêm nội dung HN vào nội dung bồi dưỡng GV hàng năm.
Củng cố và tăng cường csvc kỹ thuật, trang thiết bị cho trung tâm KTTH-HN và các trường phố thông đế học sinh có đủ điều kiện thực hành và nâng cao hiệu quả hoạt động GDHN chohọc sinh.
Ký kết hợp đồng trách nhiệm với các ngành có liên quan trong công tác GDHN và thực hiện phân luồng đồng bộ ở tất cả Quận, Huyện.
Xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL và GV các trung tâm KTTH-HN về chuyên môn và nghiệp vụ nhằm đảm bảo chất lượng GDHN - dạy nghề phố thông. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GV thực hiện công tác HN và giảng dạy môn Công nghệ.
Chỉ đạo thực hiện sự đối mới hoạt động GDHN, tăng cường công tác quản lý hoạt động GDHN.
2.4. Đối với chính quyền địa phương và các cơ quan truyền thông:
Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức trong nhân dân về hoạt động GDHN, tầm quan trọng của công tác định hướng nghề và tư vấn nghề nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động GDHN và dạy nghề phổ thông.
Duy trì các chuyên mục về hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS, THPT của Việt Nam và thế giới nhằm nâng cao nhận thức về vai trò hướng nghiệp trong việc chuẩn bị đi vào CNH - HĐH đất