Những kết quả đã đạt được và một số hạn chế tồn tại của việc kết hợp pháp luật và đạo đức trong quản lý nhà nước ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu KẾT HỢP PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 57 - 58)

Trong phần cải cách bộ máy nhà nước, xây dựng và hoàn thiện nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII khẳng định: “Quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời coi trọng giáo dục, nâng cao đạo đức” [5, tr.129]. Đây là những quan điểm chỉ đạo hết sức kịp thời của Đảng trong việc thừa nhận và phát huy vai trò của pháp luật và đạo đức trong quản lý đời sống xã hội.

Dưới sự chỉ đạo sáng suốt này, trong thời gian qua, sự kết hợp giữa pháp luật và đạo đức đã được nhận thức và xử lý đúng đắn. Đạo đức đã có tác động to lớn đến việc hình thành các quy định trong pháp luật cũng như việc thực

hiện pháp luật của các chủ thể trong xã hội. Nhìn chung, pháp luật đã được xây dựng trên nền tảng đạo đức, phản ánh khá đầy đủ các quan niệm đạo đức cách mạng, đạo đức truyền thống tiến bộ của dân tộc. Hơn bao giờ hết, trong điều kiện ngày nay, các quan niệm, quan điểm, tư tưởng đạo đức cách mạng, đạo đức truyền thống của dân tộc đang phát huy vai trò tích cực của mình đối với pháp luật. Ngược lại, pháp luật cũng có sự tác động trở lại một cách mạnh mẽ tới đạo đức. Nhờ có pháp luật các quan niệm, quan điểm đạo đức lạc hậu bị xóa bỏ, sự thoái hóa xuống cấp của đạo đức một phần được ngăn chặn, nhiều quan điểm đạo đức mới được hình thành. Sự kết hợp pháp luật và đạo đức ở Việt Nam hiện nay trong hoạt động QLNN được thể hiện qua những nội dung cơ bản sau:

Một phần của tài liệu KẾT HỢP PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 57 - 58)