Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật gắn với củng cố và phát triển các giá trị đạo đức tiến bộ trong điều kiện xây dựng

Một phần của tài liệu KẾT HỢP PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 99 - 104)

củng cố và phát triển các giá trị đạo đức tiến bộ trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Để kết hợp pháp luật và đạo đức trong QLNN nhằm đạt hiệu quả cao nhất thì ngoài điều kiện về chủ thể áp dụng (tức là quá trình nhận thức đúng đắn về sự kết hợp pháp luật và đạo đức của nhà nước và xã hội) còn phải có điều kiện về hệ thống pháp luật đồng bộ, hệ thống các các chẩn mực đạo đức tiến bộ, nhân văn. Đây là những điều kiện cầnđủ mà thiếu một trong hai yếu tố thì quá trình kết hợp pháp luật và đạo đức chỉ là lý thuyết. Thực tế cho thấy không thể có sự kết hợp pháp luật và đạo đức hoàn hảo nếu như bản thân hệ thống pháp luật ấy còn chồng chéo, chắp vá, còn thiếu những văn bản cần thiết nhưng lại thừa những văn bản mà sau khi ban hành không đem lại hiệu quả kinh tế- xã hội, nhanh chóng bị lãng quên sự tồn tại của nó trong hệ thống pháp luật quốc gia. Còn bản thân các giá trị đạo đức thì lạc hậu, trì trệ, cản trở quá trình đổi mới tư duy và hành động hoặc là sự xô bồ, pha tạp của nhiều luồng văn hóa, tư tưởng mà trong đó cái tốt chưa đủ sức chiến thắng, lấn át cái xấu để tìm cho mình một vị trí tồn tại và phát triển. Ngược lại, nếu đã có hệ thống pháp luật và đạo đức hoàn thiện, đầy đủ, song phía các chủ thể tiến hành hoạt động QLNN lại thờ ơ với sự kết hợp pháp luật và đạo đức thì pháp luật và đạo đức không thể hỗ trợ cho nhau phát huy hiệu quả trong điều chỉnh các quản lý xã hội. Vậy để khắc phục tình trạng trên, chúng ta phải bắt đầu từ những hoạt động gì?

Thứ nhất, phải xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Nói đến NNPQ là đề cập tới sự ngự trị của pháp luật trong đời sống xã hội với tư cách là ý chí của nhân dân, có giá trị phổ biến. Về mặt hình thức pháp lý, NNPQ phải đảm bảo sự ngự trị của pháp luật, sự ràng buộc của pháp luật đối với nhà

nước, xã hội và mọi công dân. Về mặt nội dung pháp lý, pháp luật phải mang tính pháp quyền, đảm bảo yêu cầu khách quan, thúc đẩy sự tiến bộ xã hội. Từ cơ sở lý luận trên cho thấy xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật là nội dung yêu cầu không thể tách rời trong quá trình xây dựng NNPQ. Quá trình đó phải đáp ứng những yêu cầu cơ bản sau đây:

- Nâng cao chất lượng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật suy cho cùng là việc hoàn thiện các QPPL, các chế định luật, các ngành luật. Trong điều kiện xây dựng NNPQ hiện nay của Việt Nam, điều cốt yếu là đề cao vai trò và giá trị xã hội của Hiến pháp và pháp luật, đảm bảo để Hiến pháp và pháp luật giữ địa vị tối cao trong đời sống xã hội. Hiến pháp và pháp luật trong Nhà nước pháp quyền XHCN không thể là sản phẩm tùy tiện, tự do duy ý chí của Nhà nước và các nhà làm luật mà ngược lại Hiến pháp và pháp luật phải phù hợp với bản chất khách quan của các QHXH, ý chí của toàn dân và các nguyên tắc pháp chế XHCN.

Tuy nhiên nâng cao chất lượng hệ thống văn bản QPPL còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Trước hết phải hoàn thiện và tăng cường công tác hoạch định đường lối, chính sách lãnh đạo của Đảng sao cho nội dung của đường lối, chính sách của Đảng phải phản ánh đầy đủ và khách quan quy luật tồn tại và phát triển của các QHXH cần được điều chỉnh bằng pháp luật; nâng cao năng lực lập pháp của Quốc hội, hoạt động lập quy của Chính phủ và của các cơ quan nhà nước khác; Hiến pháp và pháp luật phải được thông qua theo trình tự, thủ tục pháp lý chặt chẽ, dân chủ và khoa học.

- Đảm bảo tính thống nhất của hệ thống các văn bản QPPL. Hệ thống này phải được sắp xếp theo thứ bậc chặt chẽ, trong đó Hiến pháp là tối cao, là đạo luật có hiệu lực pháp lý cao nhất. Các quy định của Hiến pháp là nguồn, làm căn cứ cho tất cả các văn bản pháp luật khác. Các đạo luật và văn bản của cấp dưới không được trái, không được mâu thuẫn với các quy định của Hiến pháp.

Việc ban hành các văn bản QPPL trong điều kiện xây dựng NNPQ cũng phải mang tính pháp quyền, tức là phải phản ánh một cách khách quan các QHXH cần phải được điều chỉnh bằng pháp luật. Muốn vậy việc ban hành các các văn bản QPPL phải tuân thủ một cách nghiêm chỉnh quy trình làm luật chặt chẽ, khách quan, dân chủ.

Để thực hiện nhiệm vụ trên đây trước hết phải có một chiến lược xây dựng pháp luật thật sự khoa học, phù hợp với các điều kiện thực tiễn của cách mạng Việt Nam, trên cơ sở kế thừa các giá trị tinh hoa của đạo đức dân tộc, đồng thời theo kịp xu thế xây dựng pháp luật của quốc tế, nâng cao năng lực lập pháp và chất lượng hoạt động lập pháp của Quốc hội.

Thứ hai, phải giữ gìn và phát huy các quan niệm đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc, loại bỏ những quan niệm đạo đức lạc hậu, định hướng hình thành các giá trị đạo đức cách mạng, đạo đức cán bộ trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Đồng thời thể chế các giá trị đạo đức này vào trong quá trình xây dựng pháp luật.

Mặc dù đạo đức chủ yếu hình thành bằng con đường tự phát trong đời sống xã hội nhưng không phải vì thế mà bỏ qua những chuẩn mực đạo đức tiến bộ. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc xây dựng những chuẩn mực đạo đức mới phù hợp với từng giới, từng ngành, từng lứa tuổi... Đây là một kinh nghiệm rất quý báu cho chúng ta trong việc xây dựng các chuẩn mực đạo đức mới. Trong điều kiện ngày nay, cần hết sức chú trọng công tác xây dựng đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công chức. Chúng ta có thể tìm thấy rất nhiều quy định về tiêu chuẩn cán bộ, công chức được cụ thể hóa trong các văn bản QPPL theo hướng phù hợp với tình hình mới và ngày càng cụ thể xác thực, như các quy định về đạo đức, phẩm chất, tư cách của người cán bộ công chức trong các Pháp lệnh cán bộ, công chức, Luật chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật khiếu nại, tố cáo... Một

số ngành đã có những quy định về đạo đức cán bộ, công chức như quy định y đức của Bộ y tế, Công an nhân dân thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy...

Tuy nhiên, sự quy định các chuẩn mực đạo đức cán bộ công chức còn lẻ tẻ, chưa liên kết thành một hệ thống chuẩn mực đạo đức chung cho toàn thể đội ngũ cán bộ công chức. Đã đến lúc cần xây dựng những chuẩn mực đạo đức, văn hóa đối với con người Việt Nam nói chung, đối với cán bộ công chức Việt Nam nói riêng với nội dung ngắn gọn, súc tích, dễ thuộc, dễ nhớ, chặt chẽ mà sinh động để mọi người dù học vấn cao, thấp đều có thể thấm nhuần. Đạo đức không phải là những giá trị cao xa, từ trên trời rơi xuống, nó chính là những chuẩn mực ứng xử trong công tác, trong sinh hoạt, học tập của mỗi người, nó là tiêu chí để con người hướng tới sống tốt hơn, thoải mái hơn, an toàn hơn. Bảng các giá trị đạo đức này nên được trình bày một cách trang trọng, lịch sự nhưng giản dị không phô trương sặc sỡ, đặt ở vị trí thích hợp nơi công cộng để mọi người đều dễ dàng nắm bắt và thực hiện tốt [40, tr.272]. Trên cơ sở đó mà tùy đối tượng, ngành nghề, lứa tuổi có sự cụ thể hóa cho riêng mình sao cho phù hợp.

Ở vấn đề này chúng ta có thể tham khảo học tập kinh nghiệm xây dựng tiêu chuẩn đạo đức công vụ Thái Lan [8, tr.187-195]. Đó là việc văn phòng ủy ban công vụ của Chính phủ Thái Lan đã tập hợp và biên soạn một cuốn sách gồm 4 chương, trong đó quy định về những giá trị đạo đức cốt lõi cho công chức áp dụng vào công việc hàng ngày, những giá trị này được lấy ra từ các bài giảng đạo, những chuẩn mực xã hội, những nguyên tắc dân chủ và đạo đức nghề nghiệp. Nội dung của chúng bao gồm việc quy định đạo đức cá nhân, đạo đức trong cơ quan, đạo đức trong mối quan hệ với đồng nghiệp, với cấp trên và cấp dưới và đạo đức đối với công chúng và xã hội.

Sau khi soạn thảo ban hành, "Tiêu chuẩn đạo đức công vụ Thái Lan"

này được tuyên truyền sâu rộng tới công chúng bằng nhiều phương tiện khác nhau. Khi những giá trị này được thấm nhuần trong xã hội, công luận sẽ được

coi là một áp lực tốt để công chức tự trau dồi đạo đức, tự hoàn thiện mình để thực hiện tốt hơn. Hiện nay tại Thái Lan và khoảng 40 Cục, cơ quan đánh giá, cập nhật và đưa vào sử dụng quy chế này.

Đối với Việt Nam hiện nay, trong khi chúng ta chưa có điều kiện để xây dựng một hệ thống hoàn thiện các giá trị đạo đức cơ bản, cốt lõi của dân tộc, các giá trị đạo đức của công chức dưới một hình thức văn bản pháp lý nhất định thì thiết nghĩ chúng ta cần phải thực hiện một số biện pháp nâng cao đạo đức công vụ như sau:

+ Loại giải pháp về giáo dục, đề cao giá trị đạo đức, đề cao sự tự rèn luyện, tu dưỡng của cán bộ công chức. Khuyến khích, tôn vinh sự hướng thiện vì lý tưởng phục vụ nhân dân, đất nước, sự nghiệp chung, vì mọi người của cán bộ công chức. Trong nền kinh tế thị trường càng phải đề cao loại giải pháp này, coi trọng giá trị đạo đức, không vụ lợi, ích kỷ. Thực hiện loại giải pháp này cần tăng cường công tác giáo dục, có sự khen thưởng, tôn vinh những người làm công việc tốt, phục vụ tận tụy và có hiệu quả công vụ cao.

+ Loại giải pháp đổi mới hoàn thiện cơ chế để cán bộ, công chức có điều kiện phát huy đạo đức, thực hiện tốt nhiệm vụ, phục vụ tốt nhân dân. Cụ thể là làm rõ chức năng, nhiệm vụ từng cơ quan, tổ chức, từng cá nhân cán bộ, công chức phù hợp với sự quản lý và phục vụ trong thời kỳ mới. Phải cải cách, tạo mô hình mới về tổ chức và hoạt động hợp lý của bộ máy hành chính nhà nước, tạo cơ chế để cán bộ, công chức có điều kiện làm tốt, cống hiến và phát huy hết năng lực của mình.

+ Loại giải pháp về đãi ngộ vật chất, tinh thần đối với cán bộ công chức như: Cải cách tiền lương đảm bảo cho cán bộ công chức không phải tìm việc kiếm sống thêm, hạn chế tham nhũng, sách nhiễu. Chế độ tiền thưởng, tiền lương phải phản ánh đúng giá trị cống hiến, lao động của cán bộ công chức, tạo cho họ động lực mạnh mẽ khi thực hiện công vụ của mình.

+ Loại giải pháp về hoàn thiện cơ chế quản lý cán bộ công chức, giám sát, ngăn ngừa và xử phạt vi phạm đạo đức công vụ. Loại giải pháp này đòi hỏi phải có quy định rõ, cụ thể các hành vi cán bộ, công chức không được làm, có chế tài đối với các hành vi vi phạm đạo đức. Tăng cường kiểm tra, thanh tra công vụ, tăng cường kỷ luật, chống tham nhũng, quan liêu. Xử phạt nghiêm minh các hành vi vi phạm đạo đức công vụ, kể cả truy cứu trách nhiệm hình sự.

Phát huy vai trò giám sát của nhân dân đối với cán bộ, công chức và hoạt động công vụ. Hoàn thiện và thực hiện tốt quyền dân chủ, đặc biệt là quyền dân chủ cơ sở để dân thực hiện tốt quyền trực tiếp và gián tiếp kiểm tra, giám sát hoạt động công vụ của cán bộ, công chức.

Hoàn thiện cơ chế quản lý cán bộ, công chức, làm rõ thẩm quyền quản lý từng loại cán bộ, công chức của từng cấp, từng ngành, từng cá nhân đứng đầu để rõ quyền hạn, trách nhiệm trong quản lý và chịu trách nhiệm đối với hoạt động công vụ của cán bộ, công chức thuộc quyền.

+ Tiếp tục hoàn thiện thể chế về đạo đức công vụ, có các quy định cụ thể, đầy đủ về tiêu chuẩn đạo đức cho từng đối tượng cán bộ, công chức như: Đạo đức công chức hành chính, đạo đức nghề nghiệp thầy giáo, thầy thuốc, đạo đức khoa học, đạo đức cán bộ tư pháp .... Trên cơ sở đó hình thành dần, hoàn thiện dần thể chế đạo đức công vụ để có thể xây dựng Luật đạo đức công chức, công vụ trong khoảng thời gian sắp tới.

Một phần của tài liệu KẾT HỢP PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 99 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w