Hình thành các Kĩ năng nghe, nói, đọc, phân tích hợp tác
I. HS tìm hiểu bài nghị luận về vấn đề tưtưởng, đạo lí. tưởng, đạo lí.
* GV yêu cầu HS đọc bài văn (SGK), cho HS thảo luận nhóm bàn( 3 phút )
- Gọi hs trả lời, nhận xét, bổ sung.
- Gv chốt, chiếu trên bảng phụ để HS quan sát.
H. Văn bản trên bàn về vấn đề gì? thuộc lĩnh vực gì?
H. Văn bản có thể chia làm mấy phần? Nêu nội dung từng phần và mối quan hệ giữa chúng?
- 1 HS đọc bài văn. suy nghĩ, hoạt động theo nhóm ( 3 phút )
- Làm ra phiếu bài tập - Đại diện nhóm trình bày - Nhận xét và bổ sung - Quan sát trên máy.
* Văn bản: “tri thức là sức mạnh”: bàn về
giá trị của tri thức khoa học và vai trò của người trí thức đối với sự phát triển của xã hội
- Văn bản chia làm ba phần
a. Phần mở bài
- Đoạn 1: Nêu vấn đề cần nghị luận
b. Phần thân bài
- Đoạn 2: Tri thức là sức mạnh
Luận điểm này được phân tích bằng các thao tác chứng minh
- Đoạn 3: Tri thức là sức mạnh của cách mạng
c. Phần kết bài
- Phê phán những biểu hiện không coi trọng tri thức hoặc sử dụng tri thức không đúng chỗ
Các phần đều có mối quan hệ chặt chẽ cụ thể với nhau.
H. Đánh dấu các câu mang luận điểm chính trong bài?
H. Các luận điểm ấy đã diễn đạt được rõ ràng, dứt khoát ý kiến của người viết chưa?
* GV chiếu trên máy.
+ Học sinh thảo luận cặp, trả lời cá nhân - Hs khác bổ sung.
- Các câu mang luận điểm: +" Tri thức là sức mạnh" + “Tri thức đúng là sức mạnh”
+ “ Tri thức cũng là sức mạnh của cách mạng”
+ “ Tri thức có sức mạnh to lớn như thế nhưng đáng tiếc là còn không ít người chưa biết quý trọng tri thức”.
H. VB đã sử dụng phép lập luận là chính? Cách lập luận đó có thuyết phục hay không?
* GV nhận xét và chốt.
+ HS suy nghĩ, trả lời cá nhân, HS khác bổ sung.
- Văn bản sử dụng phép lập luận chứng minh là chủ yếu. Phép lập luận này có sức thuyết phục vì đã giúp cho người đọc nhận thức được vai trò của tri thức đối với sự tiến bộ xã hội.
H. Bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng , đạo lý khác với bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống như thế nào?
* GV tổ chức hs hoạt động nhóm ( 3 phút ) - Gv nhận xét, chốt
- Hs thảo luận nhóm (3 phút) - Làm ra phiếu bài tập
- Đại diện nhóm trình bày - Nhóm khác nhận xét, bổ sung
- Nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống xuất phát từ thực tế cuộc sống để khái quát thành vấn đề về tư tưởng đạo lý và bày tỏ thái độ.
- Nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lý xuất phát từ đạo lý mang tính truyền thống, dùng thực tế để giải thích, chứng minh, thuyết phục người đọc, người nghe nhận thức đúng về vấn đề tư tưởng đạo lý đó. H. Qua việc tìm hiểu VB trên, em hiểu thế
nào là nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lý? H. Về nội dung bài nghị luận về tư tưởng đạo lí cần đảm bảo yêu cầu gì?
H. Về hình thức văn bản… có đặc điểm gì? ( bố cục, luận điểm, lời văn)
* GV khái quát nội dung bài học, gọi hs đọc
+ HS khái quát nội dung bài, trả lời cá nhân, HS khác bổ sung.
phần ghi nhớ
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG
- Mục tiêu: Làm các bài tập để khắc sâu kiến thức lý thuyết, vận dụng kiến thức đểlàm bài tập vận dụng, liên hệ thực tiễn. làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tiễn.
+ Phương pháp: Đọc, vấn đáp, tái hiện thông tin , phân tích, so sánh, . + Thời gian: Dự kiến 20-22p
+ Hình thành năng lực: Tư duy, sáng tạo
II. Hướng dẫn HS luyện tập. - Kĩ năng tư duy, sáng tạo