Giải pháp – Trách nhiệm của thế hệ trẻ trước hiện tượng lãng phí trong cuộc sống hiện

Một phần của tài liệu Văn 9 Tuần 19 20 (91-100) (Trang 49 - 54)

nay:

– Chung sức cùng xã hội chống lại hiện tượng lãng phí, ý thức và thực hành tiết kiệm. – Mỗi người, nhất là những người trẻ tuổi, cần biết đầu tư thời gian, công sức, tiền bạc vào

những việc có ích như học tập, giúp đỡ gia đình, vì cộng đồng…Không nên sống hoài, sống phí những năm tháng tuổi trẻ có ý nghĩa.

Bài học

– Chống lãng phí không là chuyện của một cá nhân, một gia đình, một tập thể nào… mà đã là vấn đề của toàn xã hội, nhất là trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay. – Sống giản dị, tiết kiệm cũng là sống đẹp bởi mang lại những điều tốt đẹp cho cuộc sống. Đề 2:

NGHỊ LUẬN VỀ TRÒ CHƠI ĐIỆN TỬ, GAME ONLINEI. MỞ BÀI I. MỞ BÀI

Dẫn dắt vấn đề, nêu khái quát về trò chơi điện tử ở giới trẻ trong xã hội hiện nay (nhất là học sinh, sinh viên,...). Suy nghĩ, nhận định của cá nhân em về vấn đề này (trò chơi điện tử chỉ có hại, chỉ có ích, tùy cách tiếp cận sử dụng mà có ích hay có hại,...)

II. THÂN BÀI

Nêu thực trạng về ảnh hưởng của trò chơi điện tử, game online đối với giới trẻ trong xã hội hiện nay ( hai mặt tốt, xấu của trò chơi điện tử)

- Lợi ích trò chơi điện tử mang lại:

 Là phương tiện giải trí thú vị giúp thư giãn, giảm căn thẳng, mệt mỏi sau học tập và công việc.

 Phương tiện thuận lợi, dễ dàng để giao lưu, trò chuyện, kết bạn với nhiều người xung quanh.

- Tác hại tiêu cực của trò chơi điện tử:

 Tiếp xúc với môi trường mới lạ của thế giới ảo khiến giới trẻ (học sinh, sinh viên,..) dễ “nghiện” trò chơi điện tử.

 Có thể khiến kết quả học tập của học sinh ngày càng giảm sút (học sinh quá say mê với trò chơi dẫn đến trốn học, bỏ tiết, lơ đễnh trong giờ học,...)

 Thường xuyên thức khuya, ngồi hàng giờ trước máy tính chơi game khiến sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng (cận thị, đau đầu, bệnh huyết áp, suy nhược cơ thể,...)  Học sinh dễ bị lôi kéo, học thói xấu, sa vào tệ nạn xã hội (môi trường trò chơi đôi

khi tạo ra nhiều mối quan hệ phức tạp, học sinh dễ tiếp xúc với các yếu tố kém lành mạnh, ý thức tự chủ ở giới trẻ còn kém,...)

 Các bạn trẻ dễ mất kiểm soát về tiền bạc, thời gian ( nhu cầu cạnh tranh, khẳng định bản thân trong trò chơi yêu cầu các em bỏ nhiều tiền vào game để nâng cấp trang bị, mua sắm, dành nhiều thời gian cày game để dạt thứ hạng cao,...)

- Nguyên nhân:

 Các trò chơi điện tử ngày phát triển đa dạng, phong phú, tính năng ngày càng hoàn thiện và hấp dẫn: đồ họa đẹp, âm thanh sống động, môi trường giao lưu, kết bạn, trò chuyện năng động,... thu hút nhiều người chơi.

 Các sản phẩm điện tử (laptop, ipad, điện thoại thông minh) ngày càng phổ biến, các trò chơi điện tử ngày càng thuận lợi tiếp cận với người dùng mọi lứa tuổi.

 Nhiều cửa hàng trò chơi điện tử mọc lên quanh các trường học.

 Tâm lý lứa tuổi học sinh, sinh viên thích thể hiện bản thân trong thế giới ảo.

 Bản thân học sinh, sinh viên chưa có khả năng tự ý thức tốt trong việc phân chia quỹ thời gian vui chơi và học tập.

 Phụ huynh bận rộn công việc, ít dành thời gian quan tâm, quản lý con cái.

 Các cơ quan chưa có sự kiểm soát chặt chẽ trong việc phân quyền sử dụng, giới hạn lứa tuổi người chơi trò chơi điện tử.

- Lời khuyên:

 Cha mẹ nên dành nhiều thời gian hơn cho việc quan tâm, chăm sóc, quản lý con cái.  Nhà trường tổ chức nhiều hoạt động vui chơi lành mạnh giúp học sinh bớt căng

 Các cơ quan, tổ chức kiểm soát nghiêm ngặt hơn trước khi đưa trò chơi điện tử ra thị trường.

 Bản thân học sinh, sinh viên nên tự xây dựng ý thức cá nhân trong việc phân chia hợp lý quỹ thời gian học tập và vui chơi game điện tử online.

III. KẾT BÀI

Khẳng định lại vấn đề game online, thực trạng nghiện game online( khái quát lại quan điểm, thái độ, nhận xét hoặc nhận xét của riêng em về ảnh hưởng của trò chơi điện tử trong các phần trên). Đưa ra ý kiến mở rộng, lời bình luận hoặc phương hướng giải quyết vấn đề theo ý của em (nếu có)

Đề 3:

DÀN Ý BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ HIỆN TƯỢNG NGHIỆN FACEBOOKCỦA GIỚI TRẺ CỦA GIỚI TRẺ

I. MỞ BÀI

Dẫn dắt, nêu thực trạng nghiện Facebook trong xã hội hiện nay. Khái quát suy nghĩ, nhận định cá nhân về vấn đề này.

II. THÂN BÀI

Giải thích khái niệm:

 Facebook là gì? Mạng xã hội phổ biến hiện nay, có khả năng cung cấp cho người dùng nhiều tính năng giao tiếp từ xa như đăng tải các dòng cảm xúc, hình ảnh, video,...

 Nghiện Facebook là gì? Hiện tượng xã hội xảy ra do việc phụ thuộc, dành thời gian quá nhiều cho mạng xã hội này dẫn đến những hậu quả không mong muốn.

 Nêu thực trạng nghiện Facebook trong xã hội hiện nay:

 Tỉ lệ người thường xuyên sử dụng Facebook tăng nhanh chóng(chiếm 25,1% chỉ trong trong năm 2016).

 Tỉ lệ người sử dụng thuộc lứa tuổi vị thành niên từ 15-18 tuổi rất cao: 97,6% (số liệu khảo sát của báo Thanh Niên đối với 424 trẻ vị thành niên trong năm 2016)

 Số người sử dụng Facebook trên 3 giờ mỗi ngày rất cao (27,8% trong năm 2016).  Nhiều người sử dụng Facebook ở bất cứ mọi nơi (kể cả nơi học tập, làm việc,...) và

vào bất kì thời điểm nào ( trên lớp, trong công sở, trên bàn ăn, lúc di chuyển,....). Nêu những lợi ích Facebook mang lại:

 Tạo điều kiện giúp mọi người dễ dàng giao lưu, trò chuyện, kết bạn bất kể khoảng cách và không gian địa lí.

 Cho phép người dùng cập nhật thông tin một cách nhanh chóng, tiếp cận thông tin dễ dàng.

 Tạo điều kiện chia sẻ, học hỏi nhiều kiến thức bổ ích.

 Tạo môi trường hoạt động thoải mái giúp người dùng giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi trong công việc.

 ...

Nêu những tác hại của việc nghiện Facebook:

 Khiến người dùng mất kiểm soát, lãng phí rất nhiều thời gian trong quá trình sử dụng .

 Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe khi sử dụng liên tục trong thời gian dài.  Ảnh hưởng đến học tập, công việc do sử dụng Facebook mọi lúc, mọi nơi.  Có thể gây ra tai nạn khi sử dụng trong lúc đang di chuyển.

 Môi trường mạng xã hội còn nhiều phức tạp có thể gây ảnh hưởng xấu đến tâm lí, nhân cách người sử dụng.

 Người dùng dễ bị đánh cắp thông tin cá nhân, bị quấy rối, làm phiền khi sử dụng.  ...

Đưa ra lời khuyên và phương hướng giải quyết:

 Người sử dụng nên nâng cao ý thức trong việc đặt ra mục đích sử dụng tích cực, phân chia thời gian, địa điểm sử dụng Facebook một cách hợp lí nhằm tránh những tác hại có thể gây ra.

 Các nhà quản lý sàn lọc, kiểm soát các thông tin đăng tải một cách thận trọng hơn để tránh trang mạng bị sử dụng với mục đích xấu.

 Có những quy định rõ ràng, cụ thể hơn về tính hợp lí hóa của nội dung đăng tải và độ tuổi sử dụng...

III. KẾT BÀI

Khẳng định lại quan điểm, thái độ về hiện tượng nghiện Facebook. Đúc kết kinh nghiệm cho bản thân trong việc tiếp cận và sử dụng mạng xã hội này.

2, Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ LÒNG KHOAN DUNG CỦA CON NGƯỜI

I. MỞ BÀI

Dẫn dắt, giới thiệu về lòng khoan dung. Suy nghĩ của em về vấn đề này (lòng khoan dung quan trọng, cần thiết, tốt đẹp,...)

II. THÂN BÀI

Giải thích khái niệm:

 Lòng khoan dung là gì? Sự rộng lượng, cảm thông, tha thứ,...

 Người khoan dung là người như thế nào? Người rộng lượng, biết chia sẻ, thông cảm với khó khăn của người khác, biết tha thứ lỗi lầm cho người xúc phạm đến mình nhưng có lòng hối cải.

Biểu hiện của lòng khoan dung:

 Bỏ qua lỗi lầm cho những người phạm sai lầm lần đầu.

 Chia sẻ, thông cảm cho người làm sai vì có việc khó xử hoặc chưa ý thức được việc họ làm là sai.

 Tha thứ cho những lỗi sai không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng chưa nghiêm trọng của người khác đến bản thân.

 Vì sao phải có lòng khoan dung?

 Lòng khoan dung khiến tâm hồn và lối sống con người trở nên đẹp hơn.  Là phẩm chất tốt đẹp khiến con người trong xã hội trở nên gần nhau hơn.

 Lòng khoan dung góp phần giảm bớt những sai lầm của những người được khoan dung, tha thứ.

 Không có lòng khoan dung thì khoảng cách giữa người với người ngày càng xa, sự thù hằn, mâu thuẫn tăng cao và khó xóa bỏ.

 Không có lòng khoan dung khiến cho những người sai phạm không bao giờ có cơ hội sửa đổi và trở nên tốt hơn.

Lời khuyên:

 Mỗi người nên biết cảm thông, chia sẻ và tha thứ.

 Biết dùng lòng khoan dung một cách đúng mực tránh cho nó trở thành sự dung túng khiến kẻ xấu lợi dụng.

III. KẾT BÀI

Khẳng định lại bản chất của lòng khoan dung. Bày tỏ thái độ, bàn luận mở rộng.

Đề 2: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ TÍNH TỰ LẬP

I. MỞ BÀI

Dẫn dắt vấn đề, giới thiệu về tính tự lập. Khái quát ý kiến, nhận định cá nhân về tính tự lập và tầm quan trọng của tính tự lập đối với con người trong xã hội.

Giải thích khái niệm:

 Tự lập là gì? Tự lập là làm việc học tập dựa vào chính mình, không nhờ cậy hoặc trông cây sự giúp đỡ của người khác. Là một đức tính, một lối sống tích cực và thiết yếu của những người có bản lĩnh. Tự lập thể hiện sự đảm đương, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về bản thân mà không phải dựa dẫm, phụ thuộc hoàn toàn vào sự giúp đỡ của người khác.

 Lưu ý: Tự lập không phải là tự tách biệt mình hay giữ khoảng cách với người bên cạnh và không cần một sự giúp đỡ nào nhưng là sự tự chủ, tự gánh vác khi bản thân đã đủ sức làm tốt.

Biểu hiện của tính tự lập:

 Tự quản lí tốt thói quen sinh hoạt cá nhân, không cần sự nhắc nhở của người thân (nghỉ ngơi và thức dậy đúng giờ, ăn uống đúng bữa, phân chia thời gian học tập và vui chơi hợp lí,...).

 Tự làm các công việc cá nhân vừa sức với bản thân (rửa bát đũa, nấu ăn, giặt ủi quần áo, mua sắm đồ dùng cá nhân,...).

 Tự tìm kiếm công việc, tự làm việc nuôi sống bản thân.

 Tự động não, xây dựng cho bản thân một kế hoạch làm việc, kiếm sống và chi tiêu hợp lí.

 ...

Lợi ích của việc tự lập:

 Người tự lập sớm sẽ biết rõ giới hạn của bản thân, dễ thành công trong mọi việc.  Khiến con người trở nên vững vàng trước mọi gian lao, thử thách.

 Khiến con người ngày càng trở nên bản lĩnh và được mọi người công nhận.

 Giúp con người cọ xát nhiều với cuộc sống, tự trải nghiệm, tích lũy được nhiều vốn sống.

 ...III. KẾT BÀI III. KẾT BÀI

Khẳng định lại quan điểm và vai trò của tính tự lập. Đúc kết kinh nghiệm và bàn luận mở rộng (nếu có).

Đề 3: NGHỊ LUẬN VỀ LÒNG NHÂN ÁI YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI

I. MỞ BÀI

Dẫn dắt, giới thiệu về lòng nhân ái của con người trong xã hội. Khái quát nhận định, suy nghĩ cá nhân về lòng nhân ái (phẩm chất cao đẹp, đáng quý, đóng vai trò quan trọng,...) II. THÂN BÀI

Giải thích khái niệm:

 “Nhân” có nghĩa là gì? Từ mang ý nghĩa chỉ con người  “Ái” có nghĩa là gì? Tình yêu thương

 Lòng nhân ái là gì? Tấm lòng yêu thương, đùm bọc giữa người và người, là một trong những phẩm chất cao đẹp nhất của con người trong cách sống và ứng xử với nhau.

Nêu những biểu hiện của lòng nhân ái: (dẫn chứng cụ thể)

 Hỗ trợ giải quyết những khó khăn của người xung quanh từ những việc nhỏ nhất (ví dụ: giúp người già qua đường, giúp đỡ trẻ bị lạc,...).

 Chia sẻ, đùm bọc với những người khó khăn hơn ta (ví dụ: quyên góp, thăm hỏi người già neo đơn, trẻ em mồ côi, học sinh vùng núi,...).

 Giúp đỡ, bảo vệ những người sắp chịu tác hại, ảnh hưởng của các tác nhân tiêu cực trong xã hội (ví dụ: ...)

Vai trò và tầm quan trọng của lòng nhân ái trong xã hội:

cộng đồng xã hội.

 Giúp những người gặp khó khăn có cơ hội vươn lên và sống tốt hơn.  Làm cho tâm hồn con người trở nên rộng mở, tươi đẹp hơn.

 Giảm bớt những tranh chấp, mâu thuẫn trong xã hội.

III. KẾT BÀI

Khẳng định lại quan điểm về bản chất, vai trò của lòng nhân ái. Đưa ra lời khuyên, lời nhắn nhủ.

3.4. HOẠT ĐỘNG 4: TÌM TÒI, MỞ RỘNG- Mục tiêu: - Mục tiêu:

+ Học sinh liên hệ thực tiễn, tìm tòi mở rộng kiến thức

Một phần của tài liệu Văn 9 Tuần 19 20 (91-100) (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(54 trang)
w