Về các quy định đối vớ

Một phần của tài liệu Xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường nhật bản tại công ty cổ phần xuất khẩu thuỷ sản II quảng ninh – thực trạng và giải pháp (Trang 29 - 34)

trường Nhật Bản

Thuế nhập khẩu: Hệ thống thuế quan của Nhật Bản được chia thành một số nhóm chính trên cơ sở hình thức áp dụng bao gồm:

- Hệ thống thuế áp dụng phổ cập.

- Hệ thống thuế áp dụng đối với các quốc gia thành viên WTO.

- Hệ thống thuế áp dụng cho các đối tượng được hưởng ưu

đãi thuế, áp dụng tạm thời.

Riêng với các nước phát triển bao gồm cả Việt Nam, Nhật Bản có nhiều chính sách ưu đãi hoặc miễn thuế thuộc Hệ thống ưu đãi phổ cập GSP (Generalised System of Preferences). Nhật Bản có mức thuế suất nhập khẩu thấp hoặc bằng 0% đối với nhiều sản phẩm. Để áp dụng thuế suất ưu đãi đối với các sản phẩm nhập khẩu từ các nước được hưởng ưu đãi, nhà nhập khẩu cần nộp chứng nhận xuất xứ GSP do các cơ quan hải quan ban hành hoặc do cơ quan ban hành của nước xuất khẩu ban hành cho Hải quan Nhật Bản trước khi làm thủ tục thông quan.

Thủ tục nhập khẩu: Hàng hóa nhập khẩu vào Nhật Bản đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt các quy định liên quan, trong đó đối với mặt hàng thuỷ sản nhập khẩu gồm: - Luật vệ sinh an toàn thực phẩm cấm việc bán các sản phẩm thủy sản kém vệ sinh hoặc có chứa các chất độc hại. Trên bao bì chứa thủy sản tươi sống và chế biến phải ghi nhãn bắt buộc theo quy định của Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm và các quy định liên quan đến ghi nhãn an toàn như chỉ dẫn phụ gia thực phẩm, thông tin về nguy cơ gây dị ứng, tên thành phần nguyên liệu thô và nguồn gốc, sản phẩm biến đổi gen...

- Luật trách nhiệm sản phẩm quy định trách nhiệm pháp lý của các

nhà sản xuất đối với thiệt hại cho người tiêu dùng liên quan đến lỗi của sản phẩm, và nhà nhập khẩu được đối xử như các nhà sản xuất nội địa.

- Luật Giao dịch thương mại chỉ định quy định việc bảo vệ quyền lợi của người mua hàng trong các giao dịch thương mại trực tiếp. Việc bán thủy sản tươi sống và chế biến thông qua các hình thức như đặt hàng qua thư điện tử, tiếp thị qua điện thoại, tiếp thị trực tiếp, phải tuân theo các quy định của Luật Giao dịch thương mại chỉ định.

- Tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản (JAS)

- Các quy định về dán nhãn sản phẩm

Nhà nhập khẩu Nhật Bản khi muốn nhập khẩu phải xin giấy phép nhập khẩu tại Hải quan. Hàng hóa liên quan sẽ được kiểm tra. Nếu đạt yêu cầu, nhà nhập khẩu phải đóng thuế và các khoản lệ phí cần thiết cho Hải quan để nhận giấy phép nhập khẩu.

Các quy định bắt buộc:

+ Quy định vệ sinh an toàn thực phẩm: Các doanh nghiệp cần nộp các giấy tờ cần thiết khi điền vào đơn kiểm dịch nộp cho các cơ quan kiểm soát thực phẩm nhập

khẩu thuộc các trạm kiểm dịch, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản. Nếu theo kết quả kiểm tra và kiểm dịch ban đầu, không phát hiện ra vấn đề gì đối với thực phẩm nhập khẩu theo quy định của Luật, nhà nhập khẩu sẽ được nhận chứng nhận đăng ký. Nhà nhập khẩu sẽ nộp giấy tờ này cho cơ quan hải quan cùng với các giấy tờ hải quan và đơn xin cấp phép nhập khẩu. Trong trường hợp phát hiện sản phẩm không phù hợp, các biện pháp như huỷ hàng hoặc trả lại hàng cho công ty vận chuyển sẽ được thực hiện. Do đó các doanh nghiệp Việt Nam cần phải hiểu đúng chế độ quản lý vệ sinh thực phẩm để có thể tránh những vi phạm đáng tiếc.

+ Quy định bao gói, nhãn mác: Khi nhập khẩu và bán các sản phẩm thuỷ sản như các sản phẩm tươi sống, nhà nhập khẩu phải cung cấp các thông tin đầy đủ về tên sản phẩm, nước xuất xứ, hàm lượng, tên và địa chỉ nhà nhập khẩu phải phù hợp theo tiêu chuẩn của Luật tiêu chuẩn hóa và nhãn mác nông lâm sản. Để tránh các rủi ro nguy hại đến sức khoẻ, luật quy định các thành phần cụ thể cần được dán nhãn phù hợp, các thành phần dinh dưỡng, hàm lượng calo, hạn sử dụng và cách thức bảo quản đầy đủ và xác thực.

+ Quy định về kiểm dịch thực phẩm: Luật kiểm dịch chỉ áp dụng cho các mặt hàng nhập khẩu từ nơi đang có dịch bệnh hoặc bị nghi ngờ có dịch bệnh. Tất cả các mặt hàng thực phẩm tại khu vực đang bị dịch, khi xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản đều phải có giấy chứng nhận an toàn – vệ sinh thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền tại nước xuất khẩu cấp.

Yêu cầu về chứng nhận và tiêu chuẩn chất lượng:

JAS – Tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản: là các tiêu chuẩn về chất lượng, quy tắc ghi nhãn chất lượng và đóng dấu chất lượng tiêu chuẩn. Việc sử dụng dấu chứng nhận JAS trên nhãn hiệu sản phẩm là tự nguyện và các nhà sản xuất cũng như các nhà bán lẻ không bị bắt buộc phải sản xuất hay kinh doanh các sản phẩm có lượng tiêu chuẩn JAS.

Quy định tiêu chuẩn môi trường Ecomark: Vấn đề môi trường đang nhận được sự quan tâm của người tiêu dùng Nhật Bản. Để được đóng dấu Ecomark, sản phẩm phải đạt được ít nhất một trong các tiêu chuẩn sau:

- Việc sử dụng sản phẩm không gây ô nhiễm môi trường hoặc có nhưng ít.

- Việc sử dụng sản phẩm đó mang lại nhiều lợi ích cho môi

trường.

- Chất thải sau khi sử dụng không gây hại cho môi trường hoặc gây hại rất ít.

Kết luận chương 1

Trong chương I này, em nghiên cứu về các nội dung chính liên quan đến hoạt động xuất khẩu thuỷ sản, hiểu được khái niệm về xuất khẩu, vai trò của việc xuất khẩu đối với nền kinh tế nước ta hiện nay, phân loại hoạt động xuất khẩu. Chỉ ra tầm ảnh hưởng của các nhân tố bên trong và bên ngoài đến việc xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Thực trạng hoạt động xuất khẩu của nước ta hiện nay về tình hình nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản, thị hiếu của người tiêu dùng và phân bổ thị trường xuất khẩu thuỷ sản trên từng quốc gia trên thế giới.

Bên cạnh đó, tìm hiểu xu hướng thị trường Nhật Bản đang dần chuyển sang tiêu thị sản phẩm giá rẻ và ưu chuộng các sản phẩm từ thịt nhiều hơn làm cho việc nhập khẩu và tiêu thụ thuỷ sản đang gặp khó khăn lớn ảnh hưởng trực tiếp đến việc xuất khẩu và lợi nhuận mang lại. Các kênh phân phối vẫn còn rất nhiều hạn chế, chủ yếu là mua bán qua trung gian và hệ thống bán lẻ còn tách lẻ chưa liên kết được thành chuỗi cung ứng. Các quy định khắt khe và nghiêm ngặt về tiêu chuẩn chất lượng thuỷ sản và vệ sinh an toàn thực phẩm được đề cao đối với mặt hàng thuỷ sản được nhập khẩu vào Nhật Bản, mức thuế quan và hạn ngạch đã được Nhật Bản có nhiều chính sách ưu đãi hoặc miễn thuế đối với hàng hóa từ Việt Nam.

Chương 2. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN VÀO THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT KHẨU

THUỶ SẢN II QUẢNG NINH

2.1 Giới thiệu chung về hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Xuất khẩu thuỷ sản II Quảng Ninh

Một phần của tài liệu Xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường nhật bản tại công ty cổ phần xuất khẩu thuỷ sản II quảng ninh – thực trạng và giải pháp (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(70 trang)
w