Tăng cường sự hỗ trợ và quản lý từ Nhà nước. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong ngành thuỷ sản, hoàn thiện hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình, điều kiện trong các lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu thuỷ sản. Nhân rộng các mô hình quản lý Nhà nước có sự tham gia của cộng đồng, khuyến khích các mô hình hợp tác, liên kết trong chế biến và xuất khẩu.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO
Đó chính là những khác biệt trong các quy định về chính sách thuế, các khoản lệ phí liên quan đến xuất nhập khẩu, cạnh tranh, thương mại nhà nước và các giải pháp để giải quyết tranh chấp. Hơn nữa, thị trường Nhật Bản là thị trường đòi hỏi phải có sự tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về chất lượng hàng hóa, giá cả và cả thị hiếu của khách hàng. Để đẩy mạnh xuất khẩu hàng Việt Nam cần tập trung hoàn thiện hệ thống luật pháp cụ thể như:
- Tiếp tục rà soát lại hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động thương mại nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng của Việt Nam nhằm loại bỏ những văn bản quy phạm pháp luật đã lỗi thời, bất cập.
Để làm được điều này đòi hỏi phải có sự đầu tư cả về kinh phí cũng như nguồn nhân lực phức tạp và tốn kém. Bên cạnh đó việc phối hợp chặt chẽ của các ngành là không thể thiếu, bao gồm việc rà soát, đối chiếu, so sánh các cam kết trong hiệp định với các văn bản hiện hành sao cho thống nhất và phù hợp.
- Tiếp tục hoàn thiện Luật thương mại năm 2005 theo hướng ngày
càng mở rộng và hoàn thiện quy chế chính sách quản lý xuất nhập khẩu rõ ràng, phù hợp với định hướng chiến lược phát triển xuất khẩu của Đảng và Nhà nước đã đề ra cũng như trong các cam kết.
- Hoàn thiện Luật cạnh tranh và chống độc quyền nhằm tạo sự cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng cho các doanh nghiệp Việt Nam, kể cả khu vực quốc doanh và ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước hay nước ngoài nhằm tăng cạnh tranh cho các doanh nghiệp nước ta trong việc xuất khẩu.
- Ban hành mới và sửa đổi các luật xuất khẩu, phù hợp với lịch
Hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu
Đảm bảo sự bình đẳng thực sự trong quan hệ tín dụng ngân hàng trên cơ sở pháp luật giữa các thành phần kinh tế. Mở rộng khả năng tiếp cận nguồn tín dụng từ các ngân hàng cũng như các định chế tài chính. Đơn giản hóa thủ tục vay vốn và yêu cầu thế chấp tài sản của ngân hàng và các tổ chức tín dụng.
Xúc tiến thành lập ngân hàng chuyên doanh của khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp lớn với sự hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức quốc tế.
Hỗ trợ các doanh nghiệp hơn nữa về thông tin thị trường và các hoạt động xúc tiến thương mại
Các doanh nghiệp hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin về thị trường cũng như thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại. Do vậy Nhà nước cần có sự hỗ trợ các doanh nghiệp trong vấn đề này.
Cụ thể, thông qua Thương vụ của Việt Nam tại Nhật, Bộ Công Thương phải thu thập và phổ biến thông tin về thị trường Nhật Bản cho các doanh nghiệp. Đồng thời, với những thông tin về thị trường như nhu cầu, đặc điểm, tính chất của hàng hóa. Bộ cần xây dựng một chiến lược tổng thể về thị trường nhằm giúp các doanh nghiệp định hướng sản xuất, xây dựng chiến lược xuất khẩu cho riêng mình. Một vấn đề cũng hết sức quan trọng là việc thành lập thêm và tăng cường vai trò của hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản VASEP. Trước hết cần tạo cơ sở pháp lý và những chế tài cần thiết để hiệp hội có thể hoạt động hợp pháp và hiệu quả. Hiệp hội sẽ là cơ quan thu thập và phân tích các thông tin liên quan đến hoạt động xuất khẩu thuỷ sản trên thị trường Nhật Bản. Từ đó, hiệp hội sẽ có cơ sở để tư vấn hiệu quả cho các doanh nghiệp khi muốn xuất khẩu sang thị trường này. Thường xuyên cùng các doanh nghiệp trong nước tiến hành tổ chức những ngày hội trợ ở trong nước, đây sẽ là cơ hội giúp các doanh nghiệp Việt Nam có thể giới thiệu sản phẩm của mình cho các nhà nhập khẩu nước ngoài. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất khẩu thuỷ sản cũng cần thường xuyên tham gia các hoạt động xúc tiến của hiệp hội, thường xuyên giữ liên hệ với hiệp hội để có thể tiếp nhận thông tin mới một cách nhanh chóng và có những hướng điều chỉnh phù hợp nhằm tăng cường xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản, tăng kim ngạch, tăng thị phần là mục tiêu quan trọng của hiệp hội.
Kết luận chương 3
Ở chương III của đề tài đề ra các giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản. Các giải pháp dựa trên các phân tích và đánh giá từ chương II và liên hệ với thực tế thực trạng của công ty nhằm tìm ra các giải pháp hiệu quả và mang tính chất lâu dài nhất cho công ty trong việc sản xuất thuỷ sản.
Mục tiêu và định hướng phát triển công ty trong giai đoạn tiếp theo tập trung bổ sung và nâng cao dây truyền sản xuất thuỷ sản chất lượng cao, ổn định và duy trì phát huy những lợi thế sẵn có của công ty, tận dụng tối đa nguồn lực để giúp công ty phục hồi và ổn định lại tình hình kinh doanh, tốc độ tăng trưởng, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản, tập trung nghiên cứu thị trường, quảng bá thương hiệu và sản phẩm tìm kiếm các bạn hàng mới cho công ty.
Đưa ra các giải pháp cấp thiết cho doanh nghiệp ổn định lại nguồn nguyên liệu đầu vào, sử dụng hiệu quả tối đa nguồn vốn, nâng cao hiệu quả thu mua và nuôi trồng thuỷ sản, xây dựng kênh phân phối và tìm hiểu thị trường Nhật Bản. Bên cạnh đó Nhà nước cần hỗ trợ các doanh nghiệp trong thời điểm hiện tại bằng các chính sách hỗ trợ tín dụng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cường hội nhập quốc tế. Nâng cao vai trò của các hiệp hội chế biến thuỷ sản, các tổ chức về xuất khẩu thuỷ sản, liên kết giữa các doanh nghiệp để tạo điều kiện phát triển và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản.
KẾT LUẬN
Kinh tế có vai trò vô cùng quan trọng trong tiến trình phát triển của nhà nước, trong đó kinh tế đối ngoại hay cụ thể hơn là hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu có vai trò quan trọng hơn cả. Nhất là từ khi Việt Nam gia nhập WTO, vai trò đó một lần nữa được khẳng định trong một loạt các chính sách khuyến khích của chính phủ trong thời gian qua. Sự phát triển của mỗi doanh nghiệp sẽ hợp thành sự phát triển chung của nền kinh tế nước nhà.
Xuất khẩu thuỷ sản trong giai đoạn hiện tại sang thị trường Nhật Bản tại Công ty Cổ phần Xuất khẩu thuỷ sản II Quảng Ninh có tiềm năng phát triển rất lớn song vẫn còn tồn tại rất nhiều yếu điểm và bất cập. Do đó công ty cần phát huy những điểm mạnh sẵn có, lợi thế thiên nhiên ban tặng, khắc phục những điểm yếu để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản không chỉ về số lượng mà còn cả về kim ngạch xuất khẩu và lợi nhuận mang lại.
Là một sinh viên với lượng kiến thức hạn hẹp, em đã cố gắng tìm hiểu, đánh giá tình hình chung tại công ty để từ đó mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thuỷ sản tại công ty rất mong sẽ giúp một phần nhỏ bé vào sự phát triển của công ty và xa hơn nữa là giúp ích cho sự phát triển kinh tế chung của đất nước.
Em xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A.Văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính: [1]. Quốc Hội (2007), Luật Thủy sản.
[2]. Thủ tướng chính phủ (2018), Quyết định số 79/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025.
[3].Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2020),
Quyết định số 4354/QĐ-BNN-TCTS phê duyệt Đề án phát triển sản xuất và xuất khẩu tôm càng xanh.
[4]. Bộ Công thương (2020), Báo cáo xuất nhập khẩu năm 2020,
NXB Công thương, Hà Nội.
[5].Phòng kế toán (2018), “Báo cáo tổng hợp cuối năm của Công ty
Cổ phần Xuất khẩu thuỷ sản II Quảng Ninh năm 2018”, Công ty Cổ phần Xuất khẩu thủy sản II Quảng Ninh.
[6].Phòng kế toán (2019), “Báo cáo tổng hợp cuối năm của Công ty
Cổ phần Xuất khẩu thuỷ sản II Quảng Ninh năm 2019”, Công ty Cổ phần Xuất khẩu thủy sản II Quảng Ninh.
[7].Phòng kế toán (2020), “Báo cáo tổng hợp cuối năm của Công ty
Cổ phần Xuất khẩu thuỷ sản II Quảng Ninh năm 2020”, Công ty Cổ phần Xuất khẩu thủy sản II Quảng Ninh.
[8]. Phòng Tổ chức Hành chính, “Báo cáo tổng hợp hành chính
Công ty Cổ phần Xuất khẩu thuỷ sản II Quảng Ninh”, Công ty Cổ phần Xuất khẩu thủy sản II Quảng Ninh.
[9]. Võ Thanh Thu (2002), “Những giải pháp về thị trường cho sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam”, NXB Thống kê, Tp.Hồ Chí Minh.
[10]. Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (2020), “Báo
cáo ngành thuỷ sản Việt Nam năm 2019”.
[11].Cơ quan Ngoại thương Nhật Bản (2010), “Sổ tay quy định
nhập khẩu thuỷ sản vào Nhật Bản”. C. Internet:
[12]. Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, “Tổng quan ngành xuất khẩu thủy sản”, http://vasep.com.vn/gioi-thieu/tong-quan-nganh
[13].Vietnambiz (2021), “Xuất khẩu thủy sản có dấu hiệu của sự phục hồi”, http://agro.gov.vn/vn/tID29943_Xuat-khau-thuy-san-co- dau-hieu-phuc-hoi-nhe.html
[14]. Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (2021), “Xuất
khẩu thủy sản nửa đầu năm 2021”, http://agro.gov.vn/vn/tID30537_Xuat- khau-thuy-san-nua-dau-nam-2021-vuot-41-ty-USD.html