Lịch sử hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu Xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường nhật bản tại công ty cổ phần xuất khẩu thuỷ sản II quảng ninh – thực trạng và giải pháp (Trang 34 - 41)

Công ty Cổ phần Xuất khẩu thuỷ sản II Quảng Ninh tiền thân là Xí nghiệp Xuất khẩu Thuỷ sản II Quảng Ninh được thành lập theo Quyết định số: 230/QĐ-UB của UBND tỉnh Quảng Ninh ngày 05/04/1988 và chính thức đi vào hoạt động ngày 15/04/1988.

Năm 1993, Xí nghiệp Xuất khẩu Thuỷ sản II Quảng Ninh chuyển thành Công ty Xuất khẩu Thuỷ sản II Quảng Ninh thuộc Sở Thuỷ Sản Quảng Ninh theo quyết định số 305/QĐ/UB của UBND tỉnh Quảng Ninh.

Năm 1995, Công ty đã xây dựng kế hoạch phát triển đa lĩnh vực có tính bền vững cao, theo quy trình liên hoàn (từ khâu tạo giống, nuôi trồng đến khâu thu mua chế biến và xuất khẩu thuỷ sản) thu được thành quả bước đầu khá khả quan.

Năm 2000, từ những bước đi vững chắc, công ty huy động vốn, đầu tư cơ sở nuôi tôm giống đầu tiên ở phía Bắc, xây dựng quy mô nuôi tôm công nghiệp, đầu tư nâng cấp nhà máy chế biến với quy mô lớn hơn.

Năm 2001, liên doanh với Nhật nuôi cấy ngọc trai, đầu tư tăng diện tích nuôi

thả.

Năm 2004, mô hình nuôi tôm công nghiệp của công ty thành công rực rỡ ngay trong vụ đầu tiên. Thành công này đã mở ra khả năng đưa giống mới vào nuôi đại trà.

Năm 2007, thực hiện chính sách Cổ phần hóa trong doanh nghiệp Nhà nước, Công ty Xuất khẩu Thuỷ sản II Quảng Ninh tiến hành cổ phần hóa toàn bộ vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo quyết định số 522/QĐ/UB ngày 16/02/2005 của UBND tỉnh Quảng Ninh và trở thành Công ty Cổ phần Xuất khẩu Thuỷ sản II Quảng Ninh, công ty chính thức hoạt động dưới hình thức Công ty Cổ phần theo giấy chứng nhận số 22.03.000.387 do Sở Kế hoạch Đầu tư Quảng Ninh cấp.

Tên công ty: Công ty Cổ phần Xuất khẩu thuỷ sản II Quảng Ninh

Tên giao dịch đối ngoại: Quang Ninh Aquatic Products Export Joint Stock Company No.2

Trụ sở chính đặt tại: Đường 10 – Xã Yên Giang – Huyện Yên Hưng – Tỉnh Quảng Ninh.

Điện thoại: 0333875283 – 0333875269 Fax: 0333875415

Tên viết tắt: AQUAPEXCO

Email: info@123doc.org

Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2018 - 2020

Bảng 2.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2018-2020 (Đơn vị tính: VNĐ) Khoản mục

Doanh thu thuần về bán

89.382.395.640 81.390.485.700 43.009.205.996 hàng và cung cấp dịch vụ Giá vốn hàng bán Lợi nhuận gộp về bán 15.676.574.181 15.243.407.451 9.291.974.117 hàng và cung cấp dịch vụ Doanh thu hoạt động tài

317.713.214 402.698.191 302.949.418

chính

Chi phí tài chính

- Trong đó: chi phí lãi vay

Chi phí bán hàng Chi phí quản lý doanh

5.092.405.706 3.779.360.769 4.164.306.869

nghiệp

Lợi nhuận thuần từ hoạt

5.327.424.789 7.971.615.148 2.240.593.492

động kinh doanh

Lợi nhuận khác

Tổng lợi nhuận trước thuế

Chi phí thuế TNDN Lợi nhuận sau thuế thu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nhập doanh nghiệp

Nhận xét:

6.530.859.411 6.412.258.115 1.235.592.450

(Nguồn: Phòng kế toán tài vụ)

Mặc dù trong điều kiện khó khăn chung của cả nền kinh tế thế giới và ngành thuỷ sản nói riêng, Công ty Cổ phần Xuất khẩu thuỷ sản II Quảng Ninh vẫn hoạt động sản xuất và kinh doanh tạm ổn định. Mặc dù doanh thu và lợi nhuận trong giai đoạn 2018-2020 biến động không ổn định giảm qua các năm song vẫn trong giới hạn kiểm soát được.

Bên cạnh việc kinh doanh các mặt hàng thuỷ hải sản trong nội địa thì công việc xuất khẩu mặt hàng thuỷ sản đã được chế biến sang các nước khác cũng gặp rất nhiều khó khăn do sự suy thoái của thị trường và biến động do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp ảnh hưởng rất lớn đến việc xuất khẩu.

Năm 2020, doanh thu và lợi nhuận bán hàng bị rớt xuống rất nặng nề do tình hình biến động kinh tế chung của thế giới trước đại dịch Covid-19, song công ty vẫn đảm bảo được nguồn lực, lợi nhuận và tiếp tục duy trì và phát triển.

Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty:

Chức năng và nhiệm vụ các bộ máy trong công ty:

- Đại hội cổ đông: Gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyền lực cao nhất của công ty có nhiệm vụ: Thông quan, sửa đổi, bổ sung điều lệ. Thông qua kế hoạch phát triển của công ty, và bản báo cáo tài chính hàng năm. Bầu, bãi nhiệm các thành viên HĐQT, ban kiểm soát và phê chuẩn việc HĐQT bổ nhiệm giám đốc điều hành.

- Hội đồng quản trị (HĐQT): Quản trị công ty giữa 2 kì đại hội. Xác định và quyết định chiến lược kế hoạch phát triển, sản xuất kinh doanh và ngân sách hàng năm của công ty, bổ nhiệm, bãi nhiệm, cách chức giảm đốc, kế toán trưởng hoặc đại diện cho công ty nếu HĐQT thấy cần thiết. Quyết định mức lương và lợi ích của các cán bộ quản lý trong công ty.

- Ban kiểm soát: Do đại hội đồng bầu ra có quyền hạn và nghĩa vụ: Kiểm tra sổ sách kế toán, tài sản, các bảng tổng kết năm tài chính của công ty; kiểm tra các báo cáo tài chính trước khi đệ trình lên Hội đồng quản trị; kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh.

- Giám đốc (GĐ): Tổ chức thực hiện các nghị quyết của HĐQT và Đại hội đồng cổ đông, kế hoạch đầu tư của công ty, trình HĐQT phê duyệt các báo cáo về trích lập và sử dụng các quỹ hàng năm của công ty, chuẩn bị báo cáo tài chính, chịu trách nhiệm trước HĐQT về nhiệm vụ và quyền hạn được giao, quản lý trực tiếp các phòng ban (trừ ban kiểm soát), phân xưởng, các chi nhánh thành viên.

- Phó giám đốc kinh doanh: Chịu trách nhiệm điều hành và hướng dẫn đội ngũ nhân viên kinh doanh, lập kế hoạch, thu hút khách hàng mới và thiết lập quan hệ với các khách hàng để đem lại lợi nhuận cao nhất cho công ty.

- Phó giám đốc tổ chức tài chính: Tham mưu cho GĐ về mặt tài chính, tổ chức của công ty. Xây dựng và thực hiện các chế độ về lương thưởng, chính sách xã hội và các chính sách khác cho người lao động, xây dựng và trình giám đốc các thông số tài chính của công ty.

- Phòng kế hoạch kinh doanh: Kiểm tra giám sát dây truyền sản xuất, các hồ sơ chứng từ, các hoạt động kinh doanh trong nước, soạn thảo văn bản thuộc chức năng nhiệm vụ của phòng, lưu trữ bảo quản toàn bộ các văn bản, hồ sơ, tài liệu liên quan đến chức năng nhiệm vụ của phòng.

- Phòng sản xuất kinh doanh: Kiểm tra, giám sát quy trình chất lượng của hệ thống dây truyền máy móc, hồ sơ chứng từ và sản xuất kinh doanh hàng

nội địa trong nước. Các tổ trực thuộc phòng sản xuất kinh doanh thực hiện các nhiệm vụ được phân công cụ thể tại tổ của mình.

- Phòng tổ chức hành chính: Lập kế hoạch và thực hiện công tác tuyển dụng, đào tạo phát triển nguồn lực, tổ chức thực hiện các quy chế, cập nhật và phổ biến các quy định về pháp luật liên quan đến quyền hạn và nghĩa vụ của người sử dụng lao động. Các ban trong tổ chức lập các kế hoạch và kiểm tra giám sát, thực hiện các nhiệm vụ cụ thể được giao.

- Phòng kế toán tài vụ: Quản lý và giám sát mọi hoạt động về

tài chính của công ty, lập các bản cân đối kế toán đệ trình lên PGĐ tổ chức hành chính, phối hợp với các phòng ban chức năng trong việc thực hiện mục tiêu chung của công ty.

- Phân xưởng sản xuất chế biến: Thực hiện các nhiệm vụ sản xuất tại doanh nghiệp, giám sát các hoạt động tại các tổ trực thuộc nhằm tạo ra các sản phẩm đáp ứng yêu cầu của khách hàng và công ty. Các tổ trực thuộc các phân xưởng thực hiện các nhiệm vụ cụ thể được phân xưởng giao nhằm tạo ra các thành phẩm cuôi cùng đạt chất lượng tốt nhất.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường nhật bản tại công ty cổ phần xuất khẩu thuỷ sản II quảng ninh – thực trạng và giải pháp (Trang 34 - 41)