Kiểm soát kết quả định giá tài sản đảm bảo, xác minh tình trạng thực tế của tài sản đảm bảo.

Một phần của tài liệu Quy trình thẩm định tín dụng đối với các doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (Trang 60 - 62)

II Rủi ro sau khi cho vay Nội dung thẩm định để hạn chế rủi ro

9 Thanh lý hợp đồng tín dụng, giải chấp tài sản, lưu trữ hồ

3.2.6. Kiểm soát kết quả định giá tài sản đảm bảo, xác minh tình trạng thực tế của tài sản đảm bảo.

thực tế của tài sản đảm bảo.

 Tài sản đảm bảo phải có đầy đủ hồ sơ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp của chủ tài sản đối với tài sản đó và tính chân thực hợp lệ của tài sản. Cán bộ tín dụng tiến hành kiểm tra thực tế hiện trạng tài sản và thực hiện định giá tài sản đảm bảo.

 Đối với tài sản đảm bảo là bất động sản, ngân hàng nên nghiên cứu xây dựng bảng giá đất thị trường của từng khu vực. Khi kiểm tra lại kết quả định giá, cấp thẩm quyền sẽ áp giá cho từng bất động sản sau khi đối chiếu với các giấy tờ sở hữu về vị trí, diện tích.

 Đối với tài sản đảm bảo là động sản (máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, tàu biển), quy định nhân viên thẩm định phải chụp hình hiện trạng, mô tả tình trạng hoạt động của tài sản và thu thập các chứng từ có liên quan. Trong trường hợp ngân hàng phát hiện tài sản được cầm cố sau đó có sự khác biệt so với mô tả ban đầu, nhân viên thẩm định phải chịu trách nhiệm nếu có sai phạm.

 Yêu cầu cán bộ tín dụng điều chỉnh bổ sung thêm thông tin nêu trong phần thẩm định tài sản đảm bảo hoặc bổ sung thêm các hồ sơ cần thiết để đảm bảo các thông tin trong phần thẩm định tài sản đảm bảo của tờ trình là đầy đủ và chính xác. Ý kiến của người kiểm soát thống nhất hay không thống nhất với cách định giá và mức tối đa của giao dịch tương ứng trên tài sản đảm bảo và các ý kiến bổ sung.

KẾT LUẬN

Hoạt động ngân hàng chủ yếu là nghiệp vụ huy động vốn và nghiệp vụ tín dụng. Với những gì đã nghiên cứu trong bài báo cáo chúng ta có thể nhận thấy được tầm quan trọng của nghiệp vụ tín dụng. Nếu việc thẩm định các khoản tín dụng không được diễn ra theo đúng quy trình của nó thì rất dễ xảy ra rủi ro dẫn đến thiệt hại cho ngân hàng. Việc thẩm định bao gồm nhiều nội dung quan trọng và phức tạp, nó bao hàm cả việc quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng. Do đó trong một quy trình tín dụng thì khâu thẩm định tín dụng là một khâu quan trọng nhất trong toàn bộ quy trình.

Để CBTD có thể cấp được một khoản tín dụng cho khách hàng mà lại không tiềm ẩn rủi ro không phải là vấn đề đơn giản. Bởi vì nó đòi hỏi CBTD, khách hàng và cả ngân hàng đều phải nỗ lực hết mình, trung thực, khách quan trong việc cung cấp và thẩm định thông tin. Vì thế, chúng ta phải cố gắng tìm ra những giải pháp khắc phục khó khăn và hạn chế trong công tác thẩm định, làm sao cho hoạt động thẩm định này luôn luôn đáp ứng được nhu cầu và giảm thiểu được rủi ro cho ngân hàng.

Với tình hình thực trạng tại ngân hàng Á Châu và những giải pháp mà em đưa ra, hy vọng sẽ giúp ích được cho ngân hàng Á Châu trong nỗ lực khắc phục nhược điểm của công tác cấp tín dụng nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động của ngân hàng.

Trong thời gian thực tập tại trung tâm tín dụng doanh nghiệp em đã cố gắng học hỏi nghiên cứu môi trường làm việc ở đây và kết hợp với kiến thức ở trường đã giúp em hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp. Nhưng trong phạm vi cho phép, kiến thức còn nhiều hạn chế, cũng như nghiên cứu học hỏi còn ít nên không tránh khỏi sai sót em mong đươc sự đóng góp cũng như hướng dẫn của các thầy cô và các anh, chị ở trung tâm để bài làm của em được hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu Quy trình thẩm định tín dụng đối với các doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)