Đánh giá qui trình thẩm định tín dụng:

Một phần của tài liệu Quy trình thẩm định tín dụng đối với các doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (Trang 50 - 52)

II Rủi ro sau khi cho vay Nội dung thẩm định để hạn chế rủi ro

9 Thanh lý hợp đồng tín dụng, giải chấp tài sản, lưu trữ hồ

2.5.1. Đánh giá qui trình thẩm định tín dụng:

Tùy vào điều kiện và yêu cầu mà mỗi Ngân hàng có một qui trình tín dụng cũng như qui trình thẩm định riêng. Cũng như bất kỳ vấn đề nào cũng có tính hai mặt và thẩm định cũng vậy. Qua thời gian thực tập, tìm hiểu và tham khảo các tài liệu liên quan cũng như thông qua ví dụ thực tế về hoạt động thẩm định tín dụng tại ACB. Nhận xét của em đối với qui trình thẩm định của ACB gồm có những ưu và hạn chế sau:

2.5.1.1. Ưu điểm:

 Có thể nói quy trình thẩm định tín dụng tại ngân hàng Á Châu được xây dựng khá chặt chẽ, các bước, các công đoạn được đầu tư khá bài bản và logic từ việc hướng dẫn khách hàng làm hồ sơ vay, thẩm định khách hàng, đến thẩm định dự án đầu tư, lập thành tờ trình… Quy trình thẩm định rõ ràng như vậy sẽ làm cho công tác thẩm định được diễn ra thuận lợi và dễ dàng. Quy trình này còn được áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống và nhìn chung trong thời gian qua đã được cán bộ

thẩm định tuân thủ nghiêm túc.

 Mặc khác quy trình thẩm định được xây dựng trên cơ sở sự phối hợp thống nhất để đưa ra quyết định. Đó là sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban và các bộ phận chức năng trong quá trình thẩm định, sự phối hợp này diễn ra khá hiệu quả đã phát huy được tính độc lập của mỗi bộ phận đồng thời tạo ra mối quan hệ thống nhất, không chồng chéo lẫn nhau.

 Quá trình thẩm định theo qui định của ACB được chia thành nhiều khâu và có sự phân công thẩm định cho từng khoản vay vốn của khách hàng. Đối với trường hợp số vốn vay của khách hàng từ trên 10tỷ, thì bên cạnh cán bộ tín dụng trực tiếp thẩm định đảm nhận việc thẩm định thì có sự bổ sung thêm một cán bộ tín dụng khác thẩm định. Điều này sẽ đảm bảo tính khách quan trong quá trình thẩm định, nhằm giảm những sai lầm trong quyết định cho vay.

 Việc ký duyệt các giấy tờ thẩm định cũng được phân công, phân nhiệm rõ ràng theo mức vay. Điều này chứng tỏ rằng có sự kiểm tra, đánh giá từ nhiều phía đối với việc quyết định cho vay các khoản vay vốn của khách hàng.

2.5.1.2. Hạn chế:

Bên cạnh những ưu điểm kể trên trong qui trình thẩm định thì bản thân nó cũng mang một số hạn chế nhất định:

 Trong quy trình thẩm định phương án kinh doanh Ngân hàng chỉ chú trọng vào việc phân tích các hệ số tài chính để đánh giá khả năng chi trả của khách hàng. Nhưng mục đích chính của việc phân tích này giúp cho các cán bộ thẩm định những lĩnh vực cần quan tâm chứ không cung cấp một bằng chứng mang tính kết luận rằng chúng đang hiện hữu một sự bất ổn nào.

 Trong nội dung quy trình thẩm định Ngân hàng chưa có sự hướng dẫn chi tiết đối với việc thu thập các thông tin định tính. Điều này sẽ dẫn đến việc bỏ sót những thông tin quan trọng khiến cho quá trình đánh giá nhận định của CBTD chưa thật sự sâu sắc và đầy đủ.

 Trong nội dung về thẩm định nhu cầu vay vốn chưa có các bước kiểm tra sự hợp lý của các thông số tính nhu cầu vốn vay.

 Nội dung phân tích tình hình tài chính Ngân hàng chưa đưa ra các hướng dẫn hoặc các yêu cầu đối với nội dung phân tích. Nội dung phân tích này không chỉ dừng lại ở việc diễn giải số liệu……

Tất cả những hạn chế trên điều dẫn đến kết cục không khả quan từ đó là đưa ra quyết định cho vay sai lầm và dẫn đến những rủi ro cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu Quy trình thẩm định tín dụng đối với các doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)