Tình hình hoạt động hiện nay của ACB

Một phần của tài liệu Quy trình thẩm định tín dụng đối với các doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (Trang 33 - 40)

II Rủi ro sau khi cho vay Nội dung thẩm định để hạn chế rủi ro

2.2.1 Tình hình hoạt động hiện nay của ACB

Trong 18 năm hoạt động ACB luôn giữ vững sự tăng trưởng mạnh mẽ và ổn định. Điều này được thể hiện bằng các chỉ số tài chính tín dụng của ACB qua các năm như sau:

Đvt: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 06-11

Tổng tài sản 105.306 167.881 205.802 230.944

Vốn huy động 75.113 108.992 142.499 178.815

Dư nợ cho vay 34.833 62.361 87.195 101.795

Lợi nhuận trước thuế 2.561 2.838 3.106 1.904

Dư nợ / tổng tài sản 33,07% 37,14% 42,37% 44,07%

0.00050.000 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 2008 2009 2010 06-11 Tổng tài sản Vốn huy động

Dư nợ cho vay

Lợi nhuận trước thuế

Biểu đồ 2.1: Tình hình hoạt động chung qua các năm (Nguồn: Báo cáo thường niên các năm của ACB)

Qua bảng số liệu tổng hợp cho thấy tình hình hoạt động của ACB luôn phát triển theo chiều hướng tăng trưởng tốt. Để đạt đạt sự tăng trưởng trên toàn thể lãnh đạo và nhân viên đã không ngừng sáng tạo và đổi mới các hình thức dịch vụ cụ thể: năm 2009 việc triển khai chương trình tái cấu trúc nguồn nhân lực đã đem lại hiệu quả tức thì cho hệ thống ACB, mặc dù lượng nhân viên giảm 5% nhưng quy mô kinh doanh tăng từ 50%-80% ở tất cả các nội dung. Ngoài ra ngân hàng đã chủ động xây dựng chính sách mua bán ngoại tệ với khách hàng đã góp phần đạt được kế hoạch thu nhập phí, tăng so với năm 2008

Trong năm 2010 cũng tạo nên được những bước ngoặt đáng kể khi các chương trình mới về công nghệ hóa hoạt động ngân hàng bắt đầu khởi động: xác thực khách hàng bằng dấu vân tay, hệ thống thông tin quản trị (MIS), quản lý tài sản nợ, tài sản có (ALM), quản lý kinh doanh ngân quỹ, quản lý quan hệ khách hàng (CRM) TCBS DNA…

Chất lượng dịch vụ ngày càng hoàn thiện và phục vụ khách hàng tốt hơn: cơ chế xét duyệt chuyên viên đối với các hồ sơ tín dụng cá nhân đã được thực hiện. Các hoạt động cải tiến quá trình cũng giúp rút ngắn thời gian trung bình xử lý giao dịch; đối với hồ sơ tín dụng cá nhân: giảm 1,5 ngày, hồ sơ tín dụng doanh nghiêp: giảm 1,5-10 ngày tùy loại hồ sơ, và nghiệp vụ tiền gửi: rút ngắn 1,6-1,89 phút

Bên cạnh đó để hỗ trợ cho định hướng thu nhập từ dịch vụ, ACB online (kênh giao dịch ngân hàng điện tử) được triển khai từ tháng 5/2010. Tính đến 31/05/2011 số lượng giao dịch qua ACB online chiếm 31% lượng giao dịch toàn hệ

thống

Bước sang năm 2011 tình hình hoạt động tín dụng diễn ra khá phức tạp khi mà lãi suất cho vay luôn tăng cao. Đứng trước tình hình đó, Ban lãnh đạo ngân hàng Á Châu đã đưa ra những quyết định và mục tiêu phù hợp nhằm tăng trưởng tín dụng. Bên cạnh việc tạo ra các giải pháp nhằm tăng cường dư nợ cho vay như: chú trọng chất lượng dịch vụ, chăm sóc khách hàng và các sản phẩm phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh, thay đổi tư duy bán hàng tín dụng theo các bó sản phẩm đặc thù dành cho các nhóm khách hàng mục tiêu, chấp nhận nợ nhóm 2 trở lên ở mức tối đa 2%, nhóm 3 trở lên tối đa ở mức 1,2% ngân hàng cũng đã đưa ra các biện pháp song song nhằm hạn chế tối đa những rủi ro tín dụng có thể xảy ra khi mà nền kinh tế luôn có nhiều biến động. Để hạn chế rủi ro trong quá trình thẩm định tín dụng ngân hàng đã triển khai “Chương trình kiểm soát lỗi nghiệp vụ” và “Chương trình quản lý công việc và chất lượng công viêc” nhằm kiểm soát lỗi nghiệp vụ một các tập trung có hệ thống, kiếm soát chặt chẽ và hạn chế tối đa những rủi ro do yếu tố con người gây ra trong quá trình thẩm định. Ngoài ra ngân hàng cũng đã hoàn tất việc triển khai nghiệp vụ pháp lý chứng từ tập trung trên toàn hệ thống

Trong năm 2011 hầu hết NHTM của Việt Nam đều duy trì kế hoạch lợi nhuận tương tự năm 2010 nhưng qua kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm cho thấy đa số đều hoàn thành trên 50% kế hoạch. Điều này cho thấy tỷ suất lợi nhuận của các NHTM Việt Nam không hề giảm trong giai đoạn nền kinh tế khó khăn do chính phủ thắt chặt tiền tệ. NHTM Việt Nam duy trì được lợi nhuận trong 6 tháng đầu năm nay chủ yếu là do sự chênh lệch rất lớn giữa lãi suất huy động và cho vay. Trần lãi suất huy động 14% khiến chi phí huy động của NHTM trên thực tế được giảm, trong khi đó các doanh nghiệp vẫn phải vay vốn với lãi suất cao lên tới 22-25%. Tình hình lợi nhuận kinh doanh của ACB trong sáu tháng đầu năm cũng không ngoại lệ với tổng lợi nhuận trước thuế là 1.904 tỷ đồng tăng gần 21% so với cùng kỳ năm 2010. Trong cơ cấu nguồn thu, thu nhập lãi thuần của ngân hàng đạt 3.059 tỷ đồng tăng tới 75,7% so với cùng kỳ năm 2010

 Huy động vốn:

Đvt: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 06-2011

Huy động từ khu vực dân cư 65.229 88.281 106.937 141.943

Huy động từ tổ chức tín dụng - 10.454 7.435

Huy động từ tổ chức kinh tế khác 9.884 10.257 28.130 36.872

Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn tại ACB (Nguồn: Báo cáo thường niên các năm của ACB)

0 20 40 60 80 100 120 140 160 2008 2009 2010 06-11 Huy động từ khu vực dân cư Huy động từ tổ chức tín dụng Huy động từ tổ chức kinh tế khác Biểu đồ 2.2: Tình hình huy động vốn qua các năm

Một ngân hàng thương mại hoạt động hiệu quả là một ngân hàng huy động được nguồn vốn cần thiết cho hoạt động của mình. Trong tình hình cạnh tranh về lãi suất và thị trường có nhiều kênh thu hút vốn (cổ phiếu, trái phiếu...) như hiện nay thì việc huy động vốn gặp không ít khó khăn, nhưng qua bảng số liệu trên cho thấy nhìn chung nguồn vốn huy động của tập đoàn ACB luôn đảm bảo mức tăng trưởng phù hợp. Mặc dù các chỉ tiêu chính về quy mô là tổng dư nợ cho vay và huy động tiền gửi khách hàng mới đạt lần lượt 96% và 83,8%, nhưng tốc độ tăng trưởng của 2 chỉ tiêu này của tập đoàn đều cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành ngân hàng: cụ thể cuối năm 2009 đạt 108.992 tỷ đồng tăng 45% so với năm 2008 đạt 83,8% so với kế hoạch (kế hoạch năm 2009 là 130.000 tỷ đồng) cao hơn tăng trưởng 27% của ngành. Trong đó tiền gửi khách hàng vẫn là nguồn vốn huy động chủ yếu, chiếm khoản 81% tổng số vốn huy động của tập đoàn. Đến cuối năm 2010 tổng huy động vốn của ngân hàng đạt 142.499 tỷ đồng tăng 30,7% so với năm 2009,

đạt 83,8% so với kế hoạch (kế hoạch năm 2010 là 170.000 tỷ đồng). Trong đó tổng giá trị huy động từ nguồn tiền gửi khách hàng là 106.937 tỷ đồng chiếm 75,3% trong tổng nguồn vốn huy động, tỷ lệ này tăng nhẹ so với đầu năm mặc dù ACB không cạnh tranh bằng cách tăng lãi suất một cách quyết liệt để tăng trưởng huy động ở nhiều thời điểm. Điều này đã chứng tỏ sự tin tưởng của khách hàng vào ACB ngày càng cao, nguyên nhân là do ngân hàng đã duy trì nhiều hình thức huy động đa dang, áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt cho từng địa bàn và tăng cường công tác quảng bá hình ảnh

Mặc dù tình hình lãi suất khá căng thẳng trong sáu tháng đầu năm 2011 nhưng tình hình huy động vốn của ngân hàng vẫn luôn tăng cao, huy động tiền gửi khách hàng là 141.943 tỷ đồng tăng 32,7% so với năm 2010 trong khi chỉ tiêu kế hoạch của huy động tiền gửi khách hàng của cả năm 2011 là tăng 43,6% so với năm 2010. Để đạt được mức tăng trưởng cao vượt bậc đó ACB đã không ngừng cải tiến, đổi mới và cho ra đời các sản phẩm, dịch vụ nhằm thu hút lượng tiền gửi từ khách hàng như ACB online là dịch vụ dịch vụ giúp khách hàng có tài khoản tiền gửi thanh toán VNĐ tại ACB giao dịch với ACB mọi lúc mọi nơi thông qua Internet, các doanh nghiệp muốn thanh toán tiền cho nhiều khách hàng hoặc nhân viên của mình chỉ cần thực hiện các thao tác trên ACB online và tiền sẽ được chuyển đến đúng địa điểm, chính xác, an toàn, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí. Ngoài ra dịch vụ gửi tiền tiết kiệm đảm bảo bằng xác thực vân tay đã đi vào hoạt động và được phổ biến sử dụng ở các chi nhánh, phòng giao dịch. Với thủ tục nhanh chóng, an toàn cao đã đánh vào tâm lý khánh hàng từ đó giúp ngân hàng thu về một nguồn vốn huy động khá cao

 Tổng tài sản:

Tổng tài sản của tập đoàn đến cuối năm 2009 là 167.881 tỷ đồng tăng 62.575 tỷ đồng (+59,4%) so với năm 2008 và đạt 98,7% so với kế hoạch (kế hoạch năm 2009 là 170.000 tỷ đồng). Năm 2010 tổng tài sản của tập đoàn là 205.802 tỷ đồng tăng 22,5% so với năm 2009 và đạt 98% so với kế hoạch (kế hoạch năm 2010 là 210.000 tỷ đồng). Quy mô tổng tài sản hiện nay đang mang lại ưu thế cạnh tranh về vốn hoạt động cho ACB so với các ngân hàng thương mại cổ phần khác.

Trong năm 2011, ACB đặt ra chỉ tiêu kế hoạch tổng tài sản tăng 34,1% so với năm 2011. Đến 06/2011 tổng tài sản của ACB đạt 230.944 tỷ đồng tăng 12,2% so với kế hoạch, hiện ACB đang đưa ra nhiều biện pháp nhằm đạt được mục tiêu theo kế hoạch đã đặt ra

 Dư nợ tín dụng:

Đvt: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 06-11

Cho vay ngắn hạn 16.417 35.918 43.81 49.007

Cho vay trung hạn 6.795 10.367 19.95 25.414

Cho vay dài hạn 11.621 16.076 23.435 27.374

Bảng 2.3: Tình hình dư nợ tín dụng qua các năm (Nguồn: Báo cáo thường niên các năm của ACB)

0 10 20 30 40 50 60 2008 2009 2010 06-11 Cho vay ngắn hạn Cho vay trung hạn Cho vay dài hạn

Biểu đồ 2.3: Tăng trưởng dư nợ tại ACB

Qua bảng số liệu ta thấy, dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ. Điều này cũng là tất yếu bởi doanh số cho vay ngắn hạn qua 3 năm đều chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng doanh số cho vay. Nguyên nhân là do nền kinh tế ngày càng xuất hiện nhiều các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhu cầu vốn ngắn hạn rất cao. Dư nợ ngắn hạn trong 3 năm qua chủ yếu tập trung trong lĩnh vực nông nghiệp, xây dựng nhà tiêu dùng, công thương nghiệp.

Nhìn chung về hoạt động tín dụng của ACB khá ổn định, bước qua giai đoạn khó khăn năm 2008 và chịu ảnh hưởng của chính sách tiền tệ thắt chặt của nhà nước và kiểm soát chất lượng tín dụng trong điều kiện kinh tế đang gặp khó khăn, trong năm 2009 tình hình hoạt động của ngân hàng dần ổn định và có bước chuyển biến tốt. Theo đó, tổng dư nợ cho vay khách hàng của ACB cuối năm 2009 là 62.361 tỷ

đồng, tăng 27.528 tỷ đồng, tương đương 79% so với đầu năm và đạt 95,9% so với kế hoạch (kế hoạch năm 2009 65.000 tỷ đồng). Tốc độ tăng trưởng cho vay của ACB cao hơn tốc độ tăng trưởng của ngành, dư nợ cho vay khách hàng tăng trưởng 79%, bằng 2 lần của ngành (38%).

Sang năm 2010 trong bối cảnh mới bước ra khỏi cuộc khủng hoảng 2008- 2009 với những chương trình nới lỏng chính sách tiền tệ để thúc đẩy tăng trưởng, nền kinh tế phải điều chỉnh sang thắt chặt để đảm bảo kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô cuối năm 2010. Điều này đã khiến cho chính sách và môi trường kinh doanh ngành ngân hàng biến động liên tục. Nhưng với định hướng tập trung phát triển tín dụng đúng hướng và kịp thời đến ngày 31/12/2011 tổng dư nợ cho vay của ACB là 87.195 tỷ đồng đạt 90,8% kế hoạch (kế hoạch 2010 là 96.000 tỷ đồng), tăng 24.8374 tỷ đồng (39,8%) so với đầu năm. Vị thế hoạt động tín dụng của ACB so toàn ngành đến cuối năm là 3,8%, tăng 1,3% so với cuối năm 2009. Bên cạnh đó chất lượng tín dụng được đảm bảo. Tỷ lệ nợ nhóm 3 đến nhóm 5 của ACB rất thấp (tỷ lệ nợ xấu/dư nợ cho vay là 0,34%) so với ngành (2,5%). Đây là thành quả của sự năng động tìm kiếm khách hàng, chuyên nghiệp trong phong cách phục vụ và liên tục đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng

Năm 2011 được dự đoán là năm có nhiều biến động khi mà lạm phát sẽ vẫn ở mức đáng lo ngại, với nhiều quy định và thay đổi của chính phủ ảnh hưởng tới hoạt động của ngân hàng như: Việt Nam sẽ xóa bỏ mọi rào cản đối với ngân hàng nước ngoài theo yêu cầu gia nhập WTO, luật ngân hàng Nhà nước Việt Nam và luật các tổ chức tín dụng năm 2010 có hiệu lực, cùng nhiều quy định mới trong lĩnh vực vàng, ngoại tệ và lãi suất… Trong tình hình lãi suất luôn biến động và tăng cao trong sáu tháng đầu năm nhưng chính nhờ chính sách linh hoạt cùng các chương trình hỗ trợ tín dụng đặc biệt mà tình hình tín dụng của ACB luôn tăng trưởng cao. Tổng dư nợ cho vay của ACB đến 6/2011 là 101.795 tỷ đồng (kế hoạch 104.600 tỷ đồng). Chương trình hỗ trợ tín dụng đặc biệt mà ACB triển khai khá thành công là “tiếp vốn kinh doanh ưu đãi lãi suất” dành cho khách hàng là cá nhân, hộ gia đìnhcó nhu cầu vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh. Chương trình áp dụng cho các khoản vay, không giới hạn số lần giải ngân, ACB giảm lãi suất 1,2%/năm cho các khoản vay từng lần hoặc hạn mức tín dụng từ 500 triệu đồng trở lên (đối với khu vực Tp.HCM và Hà Nội) hoặc từ 300 triệu đồng trở lên đối với các tỉnh/thành phố khác.. Đây là chương trình được ACB triển khai khá thành công năm 2010, đáp ứng được nhu cầu về vốn của khách hàng trong hoạt động sản xuất kinh doanh nên nhận được sự hưởng ứng của đông đảo khách hàng. Do đó, ACB tiếp tục triển khai chương trình này với mục đích hỗ trợ một phần chi phí lãi vay cho khách hàng

trong tình hình căng thẳng về tài chính nhằm nâng cao năng lực về vốn, duy trì và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế như hiện nay.

Trước tình hình lãi suất tăng cao nhưng nhu cầu vay vốn của khách hàng ngày càng nhiều, ACB đã rất cẩn trọng trong việc cấp vốn cho khách hàng. Theo đó ACB ưu tiên cấp vốn cho những

 Lợi nhuận trước thuế:

Trong năm 2009 lợi nhuận của ngân hàng tăng cao. Lợi nhuận trước thuế cả năm của tập đoàn đạt 2.838 tỷ đồng, tăng 277 tỷ đồng so với năm 2008, vượt 138 tỷ đồng so với kế hoạch (kế hoạch năm 2009 là 2700), trong đó lợi nhuận đóng góp của các công ty con và công ty liên kết là 319 tỷ đồng chiếm 12,5%.

Kết thúc năm 2010, tổng lợi nhuận trước thuế hợp nhất của tập đoàn ACB là 3.106 tỷ đồng, chủ yếu từ hoạt động ngân hàng thương mại đạt 86,3% tỷ đồng so với kế hoạch (kế hoạch năm 2010 là 3.600 tỷ đồng). Về cơ cấu thu nhập năm 2010 phần lớn đến từ các hoạt động chính. Cụ thể thu nhập lãi ròng và thu nhập ròng từ hoạt động dịch vụ ngân hàng chiếm khoảng 91% tổng thu nhập ròng, trong khi năm 2009 chỉ chiếm 74%

Tình hình lợi nhuận kinh doanh của ACB trong sáu tháng đầu năm tăng khá cao với tổng lợi nhuận trước thuế là 1.904 tỷ đồng tăng gần 21% so với cùng kỳ năm 2010. Trong cơ cấu nguồn thu, thu nhập lãi thuần của ngân hàng đạt 3.059 tỷ đồng tăng tới 75,7% so với cùng kỳ năm 2010

Một phần của tài liệu Quy trình thẩm định tín dụng đối với các doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (Trang 33 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)