Chính sách tiếp cận đất đai và cải thiện môi trờng kinh doanh trên địa bàn tỉnh

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với sự nghiệp CHN, HĐH ở tỉnh Bắc ninh (Trang 34 - 38)

trên địa bàn tỉnh

Để thực hiện CNH, HĐH trên địa bàn tỉnh thì chính quyền cấp tỉnh cần phải có những chính sách tiếp cận đất đai để quy hoạch sử dụng đất cho phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp và doanh nghiệp riêng rẽ.

Số đất tỉnh quy hoạch đảm bảo đủ đất thu hút, phát triển công nghiệp đáp ứng các mục tiêu đề ra; đồng thời điều chỉnh giá đất hợp lý để xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng và giá cho thuê lại đất trong các khu công nghiệp để thu hút những nhà đầu t sản xuất kinh doanh, thuê mặt bằng.

Chính quyền cấp tỉnh chỉ đạo xây dựng và ban hành kế hoạch nghiên cứu xây dựng cải cách quy trình thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động đầu t; ban hành chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp và tiểu, thủ công nghiệp; thành lập Ban quản lý các KCN, trung tâm khuyến công, khuyến nông và ban chỉ đạo những vấn đề liên quan đến đầu t; triển khai thực hiện cơ chế “một cửa”, “một đầu mối” .

Các doanh nghiệp phải coi trọng việc chiếm lĩnh thị trờng trong nớc, phải đảm bảo chất lợng sản phẩm có sức cạnh tranh và thay thế đợc hàng nhập khẩu.

Chính quyền tỉnh cần phải quan tâm tới việc cải thiện môi trờng cho phát triển sản xuất, kinh doanh; giải quyết đồng bộ từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ một số sản phẩm chủ yếu đang có sức ạnh tranh hoặc có điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh; chủ động và có lộ trình hợp lý hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.

Tích cực phát triển thị trờng mới, nhất là thị trờng nông thôn nhằm tạo điều kiện phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu t, xây dng chiến lợc đầu t theo định hớng xuất khẩu và chơng trình xúc tiến thị trờng xuất khẩu. Thu hút đầu t nớc ngoài phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế của tỉnh theo hớng CNH,HĐH.

Trên đây là các chính sách tạo các nguồn lực cơ bản trong sự nghiệp CNH - HĐH. Điểm cần lu ý trong quá trình thực hiện các chính sách trên là, để đảm bảo tính hiệu quả, các chính sách này phải thực hiện đồng bộ, thống nhất

với nhau và hỗ trợ nhau, tạo thành một tổng hợp lực to lớn trong việc tạo ra các nguồn lực, đẩy nhanh sự nghiệp CNH - HĐH.

1.2.2.2. Xây dựng cơ sở hạ tầng để thực hiện CNH,HĐH

Chính quyền cấp tỉnh muốn thực hiện thành công CNH,HĐH thì cần phải có hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, hoàn chỉnh nh: mạng lới giao thông, thuỷ lợi, mạng lới cấp điện, bu chính viễn thông, mạng lới cấp thoát nơc...

- Mạng lới giao thông

Các tỉnh cần có một mạng lới giao thông đồng bộ rộng khắp với các tuyến đờng bộ, đờng sông, đờng sắt,... tạo ra một hệ thống liên hoàn thuận lợi cho việc giao lu kinh tế.

Đờng bộ bao gồm đờng quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ và đờng xã. Đờng bộ là hệ thống giao thông quan trọng cho việc vận chuyển, giao lu kinh tế trong, ngoài tỉnh. Các khu công nghiệp thờng đặt ở những nơi có hệ thống giao thông thuận tiện do vậy việc xây dựng và phát triển hệ thống đờng bộ rộng khắp là một yêu cầu khách quan cho sự nghiệp CNH, HĐH của tỉnh.

Đờng sông cũng giữ một vai trò không nhỏ trong việc vân chuyển giao lu kinh tế, đặc biệt đối với các tỉnh có hệ thống đờng sông dày đặc.

Đờng sắt và đờng hàng không cũng có vai trò to lớn trong việc vận chuyển, giao lu kinh tế. Đối với những tỉnh có hệ thống giao thông này thì việc giao kinh tế cũng trở nên đáng kể hơn trong thời kỳ xây dựng chiến lợc CNH, HĐH trên địa bàn tỉnh.

- Mạng lới cấp điện

Chính quyền cấp tỉnh cần phải quan tâm đến hệ thống nguồn điện để cung cấp phụ vụ sản xuất và tiêu dùng của tỉnh. Sự nghiệp CNH, HĐH cần phải có những nguồn điện lới 110KV, 110 MW, 35KV, 0,4KV... Hệ thống điện lới để phục vụ tốt trong địa phơng tỉnh góp phần quan trọng vào thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển.

- Hệ thống thuỷ lợi

Thực hiện tốt công tác khai thác và sử dụng hệ thống sông ngòi để thực hiện nhiệm vụ tới, tiêu nớc phục vụ dân sinh trong sản xuất, đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp. Xây dựng đồng bộ hệ thống trạm bơm với công suất tơng ứng để phục vụ nhân dân. Các công trình cũ, xuống cấp, hệ thống máy móc lạc hậu thì cần phải đợc thay thế, tu tạo lại sao cho việc sử dụng đạt hiệu quả cao.

- Bu chính viễn thông và công nghệ thông tin

Công tác bu chính không ngừng đợc mở rộng mạng lới phục vụ và phát triển mạnh mẽ theo hớng đa dạng hoá dịch vụ, nâng cao chất lợng phục vụ và phát triển theo hớng đa dạng hoá dịch vụ, nâng cao chất lợng và thời gian phục vụ. Ngoài dịch vụ truyền thống còn có một số dịch vụ mới nh tiết kiệm bu điện, chuyển tiền nhanh, bu phẩm chuyển nhanh, chuyển phát quà...

Hệ thống truyền dẫn đợc nâng lên những thiết bị mới với tốc độ cao, cấu trúc an toàn, chất lợng đảm bảo nh: mạng ngoại vi, mạng lới thông tin di động...

1.2.2.3. Tạo ra môi trờng xã hội để thực hiện CNH,HĐH - Phát triển nguồn nhân lực để thực hiện CNH,HĐH - Phát triển nguồn nhân lực để thực hiện CNH,HĐH

Học thuyết Mác đã chỉ ra: con ngời là yếu tố năng động, tích cực nhất trong lực lợng sản xuát, là lực lợng chủ đạo, là kẻ sáng tạo ra của cải vật chất xã hội.

Trong sự nghiệp CNH, HĐH nguồn nhân lực có tác dụng quyết định. Nh- ng không phải bất kỳ nguồn nhân lực nào đều có tác dụng nh nhau. Điều đó có nghĩa là, sự nghiệp CNH, HĐH không hề có sự lựa chọn đối với nguồn nhân lực. Ngợc lại, nó yêu cầu hết sức nghiêm ngặt đối với thể lực và chất lợng của nguồn nhân lực. Để thực hiện CNH, HĐH đòi hỏi nguồn nhân lực phải có chất lợng cao.

Do đặc điểm của sự nghiệp CNH, HĐH trong điều kiện hiện nay là, các n- ớc mở cửa, vừa hợp tác vừa cạnh tranh với nhau. Phát triển nhân lực, mà quan trọng nhất là giáo dục và đào tạo, phải cung cấp cho xã hội một đội ngũ lao động mới có tay nghề vững vằng, có học vấn cao, năng động, sáng tạo để thích ứng với sự nghiệp CNH, HĐH trong điều kiện mới. Điều đó đòi hỏi chính sách phát triển nguồn nhân lực phải đảm bảo đợc các yêu cầu sau:

Về quan điểm phải nhận thức rằng, đầu t phát triển nguồn nhân lực là một dạng đầu t phát triển, vì nó là động lực để tăng trởng kinh tế. Vì vậy, phải u tiên phát triển nguồn nhân lực. Cụ thể là u tiên phát triển giáo dục - đào tạo, phát triển hệ thống y tế để nâng cao sức khoẻ và thể chất của ngời lao động, có biện pháp, chính sách, nhất là chính sách tiền lơng, phù hợp để ngăn chặn chảy máu chất xám đang khá phổ biến ở các nớc ĐPT và thu hút chuyên gia nớc ngoài.

Giáo dục- đào tạo phải phù hợp và phản ánh đợc xu hớng phát triển của trình độ khoa học - công nghệ. Điều đó đòi hỏi các tỉnh phải u tiên xây dựng các cơ sở đào tạo chất lợng cao. Bởi vì, khi quy mô giáo dục - đào tạo mở rộng thì không thể phát triển đều khắp trên diện rộng các loại trờng có chất lợng nh nhau. Do đó, phải tập trung phát triển một bộ phận giáo dục - đào tạo có chất l- ợng cao. Bộ phận này lúc đầu có quy mô nhỏ, cán bộ giảng dạy, cán bộ quản lý và học sinh đều đợc chọn lọc kỹ, đợc Nhà nớc u tiên về cơ sở vật chất, kinh phí để bồi dỡng nhân tài. Bộ phận giáo dục đào tạo chất lợng cao sẽ là hạt nhân để từ đó giúp cho việc nâng cao chất lợng của cả hệ thống giáo dục.

Phải xã hội hoá giáo dục - đào tạo. Phát triển giáo dục - đào tạo phải mang tính chất xã hội hoá cao. Khi giáo dục - đào tạo có tính xã hội thì các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, gia đình, cộng đồng đều có trách nhiệm quan tâm góp sức lực, trí tuệ, tiền của để phát triển. Mặt khác, các tổ chức, gia đình, cá nhân, cộng đồng phải có nghĩa vụ học tập vì nó mang lại lợi ích trực tiếp cho bản thân, cho các doanh nghiệp, cho toàn xã hội. Cho nên ngời đi học phải đóng học phí, ngời sử dụng lao động qua đào tạo phải đóng góp chi phí đào tạo.

Trong nền kinh tế thị trờng, sự phân hoá giàu nghèo, sự chênh lệch mức sống giữa các tầng lớp dân c sẽ xảy ra. Để tạo nên sự công bằng trong các cơ hội giáo dục và đào tạo, nên sự phát triển đồng đều giữa các vùng, tuỳ từng trờng hợp cụ thể mà tổ chức các loại hình giáo dục - đào tạo thích hợp, tạo điều kiện cho tất cả các đối tợng có cơ hội học tập bằng cách cho vay vốn, cấp học bổng…

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với sự nghiệp CHN, HĐH ở tỉnh Bắc ninh (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w