Khả năng sinh lời trên tài sản (ROA)
Khả năng sinh lời trên tài sản (ROA) là một tỷ lệ tài chính cho thấy tỷ lệ phần trăm của lợi nhuận mà công ty thu được trong mối quan hệ với các nguồn lực tổng thể của nó (tổng tài sản). Kết quả chỉ tiêu cho biết bình quân cứ một đồng tài sản được sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Công thức của tỷ số:
Lợi nhuận sau thuế ROA =
ROA bao gồm tất cả các tài sản của công ty, kể cả những phát sinh từ các khoản nợ cũng như những phát sinh từ các khoản đóng góp của các nhà đầu tư.
Ý nghĩa: ROA cho thấy sự hiệu quả của công ty trong việc quản lý, sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận. Khả năng sinh lời trên tài sản là một tỷ lệ lợi nhuận quan trọng, nó cho thấy khả năng của công ty để tạo ra lợi nhuận trước đòn bẩy tài chính, chứ không phải bằng cách sử dụng đòn bẩy tài chính.
Khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) là số tiền lợi nhuận trở lại như một tỷ lệ vốn chủ sở hữu. Chỉ số này cho thấy có bao nhiêu lợi nhuận kiếm được của một công ty so với tổng số vốn chủ sở hữu của công ty đó.
Công thức :
ROE =
Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu
Ý nghĩa: ROE là một trong những chỉ tiêu tài chính quan trọng nhất. Chỉ
tiêu này thường được xem là tỷ lệ tối thượng có thể được lấy từ báo cáo tài chính của công ty. Nó là chỉ tiêu để đo lường khả năng sinh lời của một công ty đối với chủ đầu tư.Cứ mỗi đồng vốn chủ sở hữu được sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận
1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng tới hiệu quả kinh doanh
1.4.1. Nhân tố thuộc môi trƣờng bên trong
Lực lượng lao động
Đây là một nguồn lực, một yếu tố đầu vào quan trọng bậc nhất và có tính chất quyết định đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngày nay, kỹ thuật và công nghệ đã thay đổi phương thức lao động của con người trên nhiều lĩnh vực. Kỹ thuật công nghệ càng phát triển đòi hỏi đội ngũ lao động càng phải có trình độ chuyên môn cao. Nguồn nhân lực của doanh
nghiệp phải đảm bảo đủ năng lực về thể chất và tinh thần đáp ứng được yêu cầu của công việc.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần có biện pháp sử dụng nhân lực hợp lý, bố trí lao động phù hợp với khả năng của từng người, có chính sách đào tạo và đào tạo lại lao động cho phù hợp với sự thay đổi của doanh nghiệp cũng như sự thay đổi của môi trường hoạt động chung.
Quy mô doanh nghiệp
Quy mô hoạt động của doanh nghiệp có ảnh hưởng quyết định đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Việc mở rộng hay thu hẹp quy mô sẽ tác động trực tiếp tới chi phí đầu vào và doanh thu đầu ra của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh. Xác định quy mô tối ưu của doanh nghiệp cũng là xác định mức lợi nhuận tối ưu theo từng thời kỳ.
Cơ cấu sản xuất kinh doanh
Mỗi doanh nghiệp có một lợi thế nhất định trong việc sản xuất kinh doanh một số loại hàng hoá, lợi thế này được xác định trên cơ sở tiềm lực của doanh nghiệp, môi trường kinh tế xã hội và những mối liên hệ giữa doanh nghiệp với môi trường mà doanh nghiệp hoạt động. Doanh nghiệp xây dựng được danh mục hàng hoá với tỷ trọng hợp lý của các mặt hàng sẽ phát huy được tối đa các nguồn lực của mình, đem lại doanh thu cao nhất từ đó tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh.
Trang thiết bị, công nghệ
Việc lựa chọn sử dụng trang thiết bị, công nghệ sẽ có tác dụng nâng cao hiệu quả kinh doanh hoặc ngược lại. Trang thiết bị, công nghệ càng hiện đại thì càng cho năng suất cao, tuy nhiên chi phí đầu tư ban đầu lớn. Trang thiết bị, công nghệ kém hiện đại cho năng suất thấp, sản phẩm kém chất lượng nhưng chi phí đầu tư thấp. Vì vậy, doanh nghiệp cần chú ý lựa chọn trang thiết bị công nghệ phù hợp với khả năng về tài chính cũng như chất lượng lao
động của mình nhằm sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ dẫn tới tối đa hoá lợi nhuận.
Nguôn vốn hoạt động
Đây là nhân tố có tác động trực tiếp đến quy mô hoạt động, tính an toàn và chi phí hoạt động của doanh nghiệp. Việc lựa chọn cơ cấu nguồn vốn hợp lý, sử dụng nguồn vốn có chi phí thấp, dễ tiếp cận, tính an toàn cao là một yêu cầu cấp thiết để tăng tính hiệu quả và an toàn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Quản trị doanh nghiệp
Hoạt động quản lý bao gồm các khâu cơ bản sau: định hướng chiến lược cơ bản phát triển doanh nghiệp trong khoảng thời gian nhất định, tuân chỉ mục tiêu đề ra, xây dựng kế hoạch phương án kinh doanh, tổ chức hoạt động kinh doanh, đánh giá kiểm tra các hoạt động kinh doanh. Các khâu của quá trình này làm tốt sẽ tăng năng suất lao động, giảm chi phí kinh doanh từ đó làm tăng hiệu quả kinh doanh.
1.4.2. Nhân tố thuộc môi trƣờng ngành
Khách hàng
Khách hàng là một phần không thể tách rời của công ty. Sự tín nhiệm của khách hàng là tài sản có giá trị nhất đối với một doanh nghiệp. Một vấn đề quan trọng khác là khả năng trả giá của họ. Người mua có ưu thế có thể làm cho lợi nhuận của ngành giảm xuống bằng cách: ép giá ngườ bán, đòi hỏi người bán nâng cao chất lượng dịch vụ, đòi hỏi cung cấp nhiều dịch vụ hơn, làm cho các doanh nghiệp trong cùng một ngành cạnh tranh thậm chí chống lại nhau.
Đối thủ cạnh tranh
Áp lực từ đối thủ cạnh tranh là loại áp lực thường xuyên và đe dọa trực tiếp tới sự tồn tại và phát triển tới tất cả các công ty trong ngành. Việc phân tích đối thủ cạnh tranh giúp công ty biết được mức độ hài lòng với kết quả tài
chính và vị trí hiện tại của đối thủ cạnh tranh, từ đó dự báo khả năng thay đổi chiến lược của đối thủ, biết được mức độ phản ứng của đối thủ cạnh tranh trước những diễn biến bên ngoài hoặc sự thay đổi về chiến lược của các công ty khác nhau trong ngành.
Nhà cung cấp
Nhà cung cấp bao gồm các đối tượng như người bán vật tư thiết bị, cộng đồng tài chính, nguồn lao động. Khi nhà cung cấp có ưu thế họ có thể gây áp lực mạnh và tạo bất lợi cho doanh nghiệp. Nhà cung cấp có thể đe dọa đến các công ty tỏng nhành bằng hành động: tăng giá bán, giảm chất lượng sản phẩm cung ứng, thay đổi phương thức thanh toán. Hậu quả là chi phí của doanh nghiệp tăng lên làm giảm lợi nhuận.
Sản phẩm thay thế
Sản phẩm và dịch vụ thay thế là những sản phẩm, dịch vụ có thể thỏa mãn nhu cầu tương đương với các sản phẩm dịch vụ trong ngành. Áp lực cạnh tranh chủ yếu của sản phẩm thay thế là khả năng đáp ứng nhu cầu so với các sản phẩm trong ngành, thêm vào nữa là các nhân tố về giá, chất lượng, các yếu tố khác của môi trường như văn hóa, chính trị, công nghệ cũng sẽ ảnh hưởng tới sự đe dọa của sản phẩm thay thế vì tính bất ngờ, khó dự đoán của sản phẩm thay thế. Ngay cả trong nội bộ ngành với sự phát triển của công nghệ cũng có thể tạo ra sản phẩm thay thế cho ngành mình.
1.4.3. Nhân tố thuộc môi trƣờng bên ngoài
Môi trường chính trị pháp luật
Đây là yếu tố có tầm ảnh hưởng tới tất cả các ngành kinh doanh trên một lãnh thổ, các yếu tố thể chế, luật pháp có thể uy hiếp đến khả năng tồn tại và phát triển của bất cứ ngành nào. Khi kinh doanh trên một đơn vị hành chính, các doanh nghiệp sẽ phải bắt buộc tuân theo các yếu tố thể chế luật pháp tại khu vực đó.
Sự bình ổn: Chúng ta sẽ xem xét sự bình ổn trong các yếu tố xung đột chính trị, ngoại giao của thể chế luật pháp. Thể chế nào có sự bình ổn cao sẽ có thể tạo điều kiện tốt cho việc hoạt động kinh doanh và ngược lại các thể chế không ổn định, xảy ra xung đột sẽ tác động xấu tới hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ của nó.
Chính sách thuế: Chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu, các thuế tiêu thụ, thuế thu nhập... sẽ ảnh hưởng tới doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp. Các đạo luật liên quan: Luật đầu tư, luật doanh nghiệp, luật lao động, ...
Chính sách: Các chính sách của nhà nước sẽ có ảnh hưởng tới doanh nghiệp, nó có thể tạo ra lợi nhuận hoặc thách thức với doanh nghiệp. Như các chính sách thương mại, chính sách phát triển ngành, phát triển kinh tế, thuế, các chính sách điều tiết cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng...
Môi trường kinh tế
Các doanh nghiệp cần chú ý đến các yếu tố kinh tế cả trong ngắn hạn, dài hạn và sự can thiệp của chính phủ tới nền kinh tế.
Thông thường các doanh nghiệp sẽ dựa trên yếu tố kinh tế để quyết định đầu tư vào các ngành, các khu vực.
Tình trạng của nền kinh tế: Bất cứ nền kinh tế nào cũng có chu kỳ, trong mỗi giai đoạn nhất định của chu kỳ nền kinh tế, doanh nghiệp sẽ có những quyết định phù hợp cho riêng mình.
Các yếu tố tác động đến nền kinh tế: Lãi suất, lạm phát
Các chính sách kinh tế của chính phủ: Luật tiền lương cơ bản, các chiến lược phát triển kinh tế của chính phủ, các chính sách ưu đãi cho các ngành: Giảm thuế, trợ cấp...
Triển vọng kinh tế trong tương lai: Tốc độ tăng trưởng, mức gia tăng GDP, tỉ suất GDP trên vốn đầu tư...
Mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ đều có những giá trị văn hóa và các yếu tố xã hội đặc trưng, và những yếu tố này là đặc điểm của người tiêu dùng tại các khu vực đó. Những giá trị văn hóa là những giá trị làm lên một xã hội, có thể vun đắp cho xã hội đó tồn tại và phát triển. Chính vì thế các yếu tố văn hóa thông thường được bảo vệ hết sức quy mô và chặt chẽ, đặc biệt là các văn hóa tinh thần.
Bên cạnh văn hóa, các đặc điểm về xã hội cũng khiến các doanh nghiệp quan tâm khi nghiên cứu thị trường, những yếu tố xã hội sẽ chia cộng đồng thành các nhóm khách hàng, mỗi nhóm có những đặc điểm, tâm lý, thu nhập...khác nhau:
- Tuổi thọ trung bình, tình trạng sức khỏe, chế độ dinh dưỡng, ăn uống
- Thu nhập trung bình, phân phối thu nhập
- Lối sống, học thức,các quan điểm về thẩm mỹ, tâm lý sống - Điều kiện sống
Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng
Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng như hệ thống đường giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, sự phát triển của giáo dục và đào tạo… là những nhân tố tác động mạnh mẽ đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu các yếu tố này phát triển tốt sẽ tạo điểu kiện thuận lợi để phát triển sản xuất, tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu, giảm chi phí kinh doanh…nâng cao hiệu quả kinh doanh, và ngược lại.
Môi trường tự nhiên
Môi trường tự nhiên bao gồm các điều kiện: Vị trí địa lý, khí hậu, cảnh quan thiên nhiên, đất đai, sông, biển, khoáng sản trong lòng đất, môi trường nước, không khí… Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và con người cũng như hoạt động của doanh nghiệp. Nói cũng là yếu tố đầu vào quan trọng của nhiều ngành kinh tế như: nông nghiệp, công nghiệp, khai thác
khoáng sản, dịch vụ, vận tải. Trong nhiều trường hợp điều kiện tự nhiên góp phần hình thành lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƢƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ PHÚ THỊNH
2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần thƣơng mại và dịch vụ Phú Thịnh 2.1.1. Giới thiệu khái quát về Công ty cổ phần thƣơng mại và dịch vụ Phú Thịnh
Tên công ty: Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Phú Thịnh
Tên giao dịch bằng tiếng nước ngoài: Phu Thinh Trading and Services Joint Stock Company
Tên viết tắt : Phu Thinh T&S.JSC
Vốn điều lệ : 16.000.000.000 đồng (Mười sáu tỷ đồng) Địa chỉ : Số 405/A5/222A Đội Cấn – Liễu Giai – Ba Đình – Hà Nội Văn phòng giao dịch: Số 107B -Vạn Phúc – Liễu Giai – Ba Đình – Hà Nội Quyết định thành lập doanh nghiệp số: 0103009261 – Đăng kí kinh doanh ngày 15 tháng 09 năm 2005 tại Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội.
Các sáng lập viên Công ty Phú Thịnh đã xác định rõ sứ mệnh của mình là góp phần hợp tác cùng các chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây lắp các công trình. Với dịch vụ cung cấp thiết bị vật tư và thi công các hạng mục trong khả năng, chức năng và năng lực của mình.
Trải qua năm tháng hoạt động với mức tăng trưởng và phát triển của Công ty được thể hiện trong Báo cáo tài chính hàng năm, và các công trình được tham gia đã khẳng định được vị trí và thương hiệu của Công ty cổ phần Thương mại và dịch vụ Phú Thịnh luôn luôn đặt chữ tín lên hàng đầu.
2.1.2. Ngành nghề kinh doanh của Công ty
Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Phú Thịnh được thành lập ngày 15 tháng 09 năm 2005 hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thương mại và thi công lắp đặt các hạng mục thiết bị vật tư:
Điện, nước, vệ sinh, đèn chiếu sáng, điện nhẹ , máy phát điện, hệ thống thang máy…
Hệ thống Điều hòa không khí và Gia công lắp đặt cửa nhựa, nhôm kính trong các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Thƣơng mại và Dịch vụ Phú Thịnh
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty
Ban giám đốc Phòng Kinh doanh Phòng Kế toán Phòng Hành chính Phòng Marketing
Nguồn: Phòng Hành chính Công ty Cổ phần TM &DV Phú Thịnh
Chức năng từng bộ phận trong bộ máy hoạt động của công ty
a)Ban giám đốc:
Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, có quyền quyết định những vẫn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn được Luật pháp và Điều lệ Công ty quy định.
Giám đốc: là người trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh tại công ty, quyết định phương thức và chính sách bán hàng đồng thời trực tiếp giám sát hoạt động bán hàng từ khâu nhập khẩu hàng hay vận chuyển đến lúc giao hàng cho người mua (người thuê vận chuyển). Ngoài ra giám đốc còn là người ký kết hợp đông vận chuyển, mua bán với khách hàng, và quyết định phương hướng kinh doanh của toàn công ty
Phó giám đốc: Là người phải chịu trách nhiệm trước giám đốc về chỉ đạo và kiểm tra các cấp dưới, chịu trách nhiệm từ khâu nghiên cứu thị trường, thi công, kiểm tra đánh giá chất lượng dịch vụ, tư vấn cho khách hàng. Ngoài ra, còn có nhiệm vụ điều động nhân viên hợp lí với từng hạng mục công việc
b) Phòng kinh doanh:
- Tham mưu cho lãnh đạo về các chiến lược kinh doanh
- Xây dựng kế hoạch, chiến lược kinh doanh theo tháng, quý, năm - Giám sát và kiểm tra chất lượng công việc, sản phẩm của các bộ phận khác nhằm mang đến khách hàng chất lượng dịch vụ cao.
- Có quyền nghiên cứu, đề xuất với lãnh đạo các chiến lược kinh doanh
- Nghiên cứu đề xuất, lựa chọn đối tác đầu tư liên doanh, liên kết - Lập kế hoạch mua sắm trang thiết bị, máy móc phục vụ hoạt động