Hiệu quả hoạt động kinh doanh qua biến động về nguồn vốn của công ty

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần thương mại và dịch vụ phú thịnh (Trang 49 - 52)

công ty giai đoạn 2018 – 2020

Để xét nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi của các khoản mục cấu thành nên nguồn vốn và nguồn vốn của công ty được tài trợ bằng những khoản nào ta phân tích sự biến động của nguồn vốn nhằm đánh giá quá trình huy động vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Phân tích vốn của chủ sở hữu và nợ phải trả để dánh giá sự biến động của nguồn vốn.

Bảng 2.3: Biến động nguồn vốn của công ty Cổ phần TM& DV Phú Thịnh giai đoạn 2018 – 2020

Đơn vị: VNĐ Chỉ 2018 tiêu Nợ phải 14,448,790,694 trả Vốn chủ 16,323,682,982 sở hữu Tổng nguồn 30,772,473,676 vốn

Nguồn: Phòng Kế toán công ty Cổ phần TM&DV Phú Thịnh

Qua bảng phân tích biến động kết cấu nguồn vốn ta thấy tổng nguồn vốn năm 2019 tăng lên lên 7,237,375,874 đồng so với năm 2018 với tỷ lệ 23.519

% Nhất là nợ phải trả của công ty tăng vọt vào năm 2020 so với năm 2018. Cụ thể tổng nguồn vốn tăng chủ yếu do các khoản sau:

Nợ phải trả năm 2019 tăng so với năm 2018 7,103,753,422 đồng tương đương 49.165%.

Vốn chủ sở hữu năm 2019 tăng so với năm 2018 là 133,622,452 đồng tương đương 0.819%.

Tổng nguồn vốn năm 2020 tăng 8,541,593,478 đồng tương đương 22.472% so với năm 2019. Tổng nguồ vốn tăng chủ yếu do các khoản sau:

Nợ phải trả năm 2020 tăng so với năm 2019 là 8,330,050,449 đồng tương đương 38.650%

Vốn chủ sở hữu năm 2020 tăng so với năm 2019 là 211,543,029 đồng tương đương 1.285% .

Trong cơ cấu nguồn vốn của công ty, ta thấy tỷ trọng của nợ phải trả luôn cao hơn so với tỷ trọng của vốn chủ sở hữu, điều đó cho thấy công ty phụ thuộc phần lớn vào nguồn vốn bên ngoài.

Để nắm bắt một cách đầy đủ thực trạng tài chính cũng như tình hình sử dụng tài sản của công ty cần phải đi sâu xem xét mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn nhằm rút nhận xét ban đầu về tình hình tài chính doanh nghiệp. Trước hết ta xem xét kết cấu và sự biến động tài sản và nguồn vốn.

Kết cấu tài sản

Tiền và các khoản tương đương tiền

Tiền và các khoản tương đương tiền tăng 838,709,411 đồng tương đương 148.766 % của năm 2019 so với năm 2018.

Các khoản phải thu

Các khoản phải thu của tăng 943,513,698 đồng tương đương 7.766% năm 2019 chiếm tỷ trọng và tăng 5,355,140,952 đồng tương đương 40.899% so với năm 2020 tăng 11.589% so với tổng tài sản.

Phải thu của khách hàng tăng 943,513,698 đồng tương đương 7.766 % . so với tổng tài sản tăng 13.037%.

Khoản trả trước cho người bán tăng 1,751,418,604 tương đương tăng 1621.591% so với tồng tài sản tăng 24.19964%.

Hàng tồn kho

Năm 2019 hàng tồn kho tăng 3,816,356,059 tương đương tăng 25.547 % so với năm 2018 tăng 52.731% so với tổng tài sản. Năm 2020 hàng tồn kho giảm 1,574% so với năm 2019

Tài sản khác tăng 169,665,890 đồng tương đương 55.471% so với năm 2018 và tăng 3.444% so với tổng tài sản

Nhìn chung trong 3 năm qua , tài sản cố định chiếm tỷ trọng nhỏ tron bảng lưu động và giảm sâu năm 2020 , còn 78,460,730 .

Xét một các tổng quát thì qua 3 năm phân tích thấy nợ phải trả và vốn chủ sở hữu đều có xu hướng tăng. Điều này cho thấy công ty đang có kế hoạch mở rộng quy mô.

Nợ phải trả

Nợ phải trả năm 2018 chiếm tỷ trọng 46.954% so với tổng nguồn vốn. Năm 2019, công ty mở rộng kinh doanh mà vốn chủ sở hữu chỉ tăng lên nhẹ với tốc độ tăng của quy mô. Vì vậy công ty ty đã tăng lên 7,103,753,422 đồng so với năm 2018 tăng 49.165% tỷ trọng cũng tăng lên 56.703% .Năm 2020 nợ phải trả tăng lên 8,330,050,449 đồng tương đương tăng 38.650% so với năm 2019. Tỷ trọng tăng 64.193% trên tổng nguồn vốn.

Việc nợ phải trả của công ty trong năm 2018 – 2020 tăng cả số tuyệt đối lẫn tương đối làm cho khả năng tự chủ về tài chính của công ty giảm. Nhìn vào bảng phân tích trên ta thấy nợ phải trả của công ty là những khoản nợ ngắn hạn, điều này cho thấy việc huy động nguồn vốn của công ty cho việc mở rộng quy mô kinh doanh ở phần phân tích trên là khá hợp lý.

Vốn chủ sử hữu

Vốn chủ sở hữu biến động nhẹ qua các năm, cụ thể: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2018 vốn chủ sở hữu là 16,323,682,982 đồng chiếm tỷ trọng 53.046% .

Năm 2019 vốn chủ sở hữu giảm còn 16,457,305,434 tuy nhiên tỷ trọng lại giảm còn 43.297% so với tổng nguồn vốn.

Năm 2020 vốn chủ sở hữu tăng lên là 16,668,848,463 đồng nhưng lại chiếm tỷ trọng giảm còn 35.807% so với tỏng nguồn vốn do sự tăng lên của nợ phải trả.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần thương mại và dịch vụ phú thịnh (Trang 49 - 52)