4. Kết cấu khóa luận
1.4.2. Đối với nước nhận đầu tư
Đối với các nước đang phát triển, tác dụng chủ yếu của đầu tư trực tiếp nước ngoài là tăng tích luỹ vốn và bù đắp sự thiếu hụt ngoại tệ. Do thu nhập của các nước đang phát triển thấp nên tích luỹ thấp mà tỷ lệ đầu tư cao. Đầu tư trực tiếp nước ngoài được coi là một nguồn vốn bổ sung quan trọng cho vốn đầu tư trong nước, nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư cho phát triển. FDI là nguồn vốn quan troṇg trong phát triển kinh tế, góp phần tăng ngân sách xã hội, làm tăng vốn đầu tư phát triển trong toàn xã hội, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng kim ngacḥ xuất khẩu và giải quyết công ăn viêc ̣làm, xây dưṇg cơ sở ha ṭầng mạnh cho Việt Nam nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng.
Tác động tích cực:
- Nước tiếp nhận đầu tư có được nguồn ngân sách lớn, tăng kim ngạch xuất khẩu và thúc đẩy phát triển kinh tế trong nước và hội nhập kinh tế quốc tế.
- Nước tiếp nhận sẽ ít chịu ảnh hưởng nếu kết quả đầu tư của doanh nghiệp không hiệu quả hay thua lỗ, do vậy mà nước tiếp nhận đầu tưu FDI ít chịu rủi ro hơn.
- Nước tiếp nhận đầu tư sẽ tiếp thu và học hỏi được kỹ thuật công nghệ, phương pháp quản lý mới… để tạo ra những sản phẩm mới, mở ra thị trường mới.
- Khuyến khích các doanh nghiệp trong nước cải tiến công nghệ, nâng cao năng suất để tăng khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp FDI.
- Góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đem đến nhiều cơ hội việc làm cho người lao động và giúp đào tạo nguồn nhân lực có thể tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu. Các dự án đầu tư ở địa phương thì tuyển
lao động ở địa phương đó tăng lượng lao động có công việc làm tăng thu nhập cho người dân.
- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư từ nông nghiệp sang công nghiệp.
- Nếu để các doanh nghiệp FDI đầu tư tràn lan, không có quy hoạch bài bản sẽ khiến tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, ô nhiễm môi trường.
- Phụ thuộc kinh tế vào nước chủ đầu tư
- Đầu tư vào lĩnh vực nào, chọn địa điểm nào là do ý muốn của doanh nghiệp FDI cho nên sẽ dẫn đến tình trạng mất cân bằng vùng, có vùng sẽ nhận được nhiều đầu tư từ nguồn vốn FDI hơn.
- Sự xuất hiện doanh nghiệp có vốn FDI có thể gây cạnh tranh khốc liệt, trong quá trình cạnh tranh, các doanh nghiệp trong nước có thể bị phá sản vì không đủ tiềm lực cạnh tranh.
- Môi trường chính trị có thể bị ảnh hưởng khi các nhà đầu tư vận động quan chức quản lý địa phương đồng ý với những điều khoản có lợi cho doanh nghiệp FDI.
- Nhiều doanh nghiệp FDI trốn thuế tại nước nhận đầu tư, chủ yếu qua chuyển giá.
- Ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên
- Gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các cá nhân, giữa các vùng nhận được FDI