4. Kết cấu khóa luận
2.2.1. Thực trạng thu hút FDI ở tỉnh Nghệ An
Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép phân theo địa phương (Luỹ kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 31/12/2019) tỉnh Nghệ An có 95 dự án với tổng số vốn đăng kí là 2158.2 triệu đô là Mỹ.
Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép năm 2019 phân theo địa phương chia theo Tỉnh, thành phố và Phân tổ tỉnh Nghệ An có 11 dự án với tổng số vốn đăng kí là 315,1 triệu đô là Mỹ.
Theo Báo cáo kết quả xúc tiến đầu tư và phát triển kinh tế đối ngoại năm 2020 của Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An, tính đến ngày 18/11/2020, trên địa bàn tỉnh đã cấp mới cho 72 dự án, với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 7.707,11 tỷ đồng. Tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 15.110,24 tỷ đồng, trong đó tỉnh đã cấp mới cho 10 dự án FDI với tổng mức đầu tư 164,7 triệu USD, chiếm 13,89% về số lượng dự án và
49,15% về tổng mức đầu tư. Ngoài ra đã điều chỉnh 89 lượt dự án, trong đó điều chỉnh tổng vốn đầu tư 25 dự án (tăng 7.403,13 tỷ đồng).
Biểu đồ 2.2: Số dự án và vốn đầu tư đăng kí đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016-2021
2,500 2,000 1,500 1,000 500 0
Theo như số liệu thống kê của tổng cục thống kê thì tính đến hết năm 2019, tỉnh Nghệ An đã thu hút được 95 dự án, và đang còn hiệu lực thực thi với tổng số vốn 2158,2 triệu đô la Mỹ. Giai đoạn này môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh Nghệ An bắt đầu hấp dẫn nhà đầu tư do chi phí đầu tư, kinh doanh thấp so với một số địa phương trong khu vực, lực lượng lao động nhân công rẻ, có sẵn, nhiều thị trường chưa được khai thác. Nghệ An là một trong những địa phương cũng được hưởng nhiều lợi thế từ nguồn vốn FDI. Những dự án FDI đã và đang đầu tư ở Nghệ An chủ yếu vào lĩnh vực may mặc xuất khẩu, sản xuất linh kiện điện tử, công nghiệp chế biến, cơ khí, chế tạo...
Một số dự án từ nguồn vốn FDI hoạt động hiệu quả thời gian qua như: Liên doanh mía đường Nghệ An Tate & Lyle (Anh); Nhà máy sản xuất linh kiện điện tử BSE (Hàn Quốc), Nhà máy sản xuất loa điện thoại di động Emtech (Hàn Quốc), Nhà máy chế biến thức ăn thủy sản Royal Food (Thái-Lan)… Đây là một tín hiệu đáng
mừng khi những dự án FDI đầu tư ở Nghệ An liên quan đến lĩnh vực nông, lâm, thủy sản; xây dựng, phát triển hạ tầng. Tuy nhiên, số lượng dự án đầu tư trong lĩnh vực
này còn khá khiêm tốn... Hiện tại, Hàn Quốc và Singapore là những quốc gia đứng đầu về số lượng dự án và vốn đăng ký vào Nghệ An. Tổng kim ngạch xuất khẩu hằng năm của các doanh nghiệp FDI đạt trên 300 triệu USD, chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của địa phương này. Năm 2017, Nghệ An đang hướng đến ưu tiên thu hút đầu tư các dự án có giá trị gia tăng cao, sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ cao; công nghiệp hỗ trợ; vật liệu xây dựng cao cấp; công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp; phát triển kết cấu hạ tầng, nghiên cứu và phát triển, dịch vụ hiện đại...Đây là những lĩnh vực sử dụng nhiều lao động. Do đó, giúp giải quyết được số lượng lớn lao động phổ thông tại chỗ, nhất là lao động nữ, lao động ở vùng nông thôn.