4. Kết cấu khóa luận
2.3.2. Ưu nhược điểm trong hoạt động thu hút FDI tại Nghệ An
Ưu điểm: Thu hút đầu tư Nghệ An, giai đoạn 2015 - 2020 đạt được kết quả khá tích cực với 532 dự án có tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 67.308 tỷ đồng. Chất lượng tăng trưởng được cải thiện, đóng góp của yếu tố năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng kinh tế GRDP bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 48,59%
Đặc biệt, trong thời gian qua, nhiều công trình giao thông trọng điểm trên địa bàn đã được đưa vào sử dụng như: Đường N5 – Khu kinh tế Đông Nam – Đô Lương, cầu Yên Xuân, đường Tây Nghệ An giai đoạn 2, đường nối Quốc lộ 1 – Hoàng Mai
– Thái Hòa, các cầu vượt đường sắt. Sân bay Vinh được đầu tư nâng cấp nhiều hạng mục quan trọng. Hoàn thành nâng cấp luồng cho tàu 10.000 DWT đầy tải vào Cảng Cửa Lò; đưa vào khai thác Cảng xăng dầu DKC, cảng chuyên dùng Vissai…
Bên cạnh đó, nhiều dự án quy mô lớn của các nhà đầu tư nước ngoài vào hoạt động đầu tư trong lĩnh vực kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp đã tao tiền đề, lợi thế cho Nghệ An trong thu hút các nhà đầu tư thứ cấp, như VSIP (Singapore), WHA (Thái Lan).
Năm 2019, chỉ tính riêng tại KKT Đông Nam Nghệ An đã thu hút được 25 dự án với tổng vốn đăng ký đầu tư là 7.642,3 tỷ đồng. Trong đó có 8 dự án FDI với tổng vốn đầu tư là 6.718 tỷ đồng, chiếm 88% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Năm 2020, mặc dù chịu tác động từ dịch COVID-19, tuy nhiên tính đến hết quý III/2020, KKT Đông Nam thu hút được 12 dự án với tổng vốn đầu tư là 1.929,1 tỷ đồng. Trong đó có 4 dự án FDI với tổng vốn đầu tư là 1.125,1 tỷ đồng, chiếm 58,3% tổng vốn đầu tư.
Lũy kế đến nay, KKT Đông Nam đã thu hút được 239 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư 58.005,8 tỷ đồng. Trong đó có 43 dự án FDI, tổng vốn đầu tư 15.820 tỷ đồng (tương đương 680,45 triệu USD). Theo đó, dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI chiếm 17,9% về số lượng dự án, và chiếm 27,2% trong tổng mức đầu tư đăng ký.
Một số dự án FDI có quy mô lớn đã đăng ký đầu tư vào KKT Đông Nam và các
KCN tỉnh Nghệ An trong thời gian qua bao gồm: Dự án Luxshare - ICT do Công ty TNHH Luxshare ICT Nghệ An (Hồng Kông) làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư
140triệu USD; Dự án Khu công nghiệp, đô thị và dịch vụ VSIP Nghệ An (Singapore) do Công ty TNHH VSIP Nghệ An làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư 76,4 triệu USD; Dự án Khu công nghiệp WHA Industrial Zone -1 Nghệ An do Công ty cổ phần WHA Industrial Zone Nghệ An (Thái Lan) làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư 92,2
triệu USD.
Nhược điểm: số lượng và quy mô dự án còn ít, tỷ lệ góp vốn đầu tư, nộp ngân sách nhà nước của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài còn hạn chế so với các dự án đầu tư trong nước, tỷ lệ vốn thực hiện/vốn đăng ký còn thấp. Nhiều dự án chậm tiến
độ kéo dài, một số dự án đăng ký với quy mô vốn rất lớn nhưng lại không thể thực hiện dẫn đến phải chấm dứt hoạt động.
Bên cạnh đó, chưa có dự án mang tính động lực phát triển, chưa có nhiều tập đoàn đa quốc gia trong các lĩnh vực chế biến chế tạo, lĩnh vực sử dụng công nghệ cao. Thu hút đầu tư nước ngoài vào một số ngành, lĩnh vực ưu tiên và các ngành lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế của tỉnh từ các doanh nghiệp FDI, tập đoàn đa quốc gia còn hạn chế. Ngoài ra, mức độ kết nối, lan tỏa của khu vực đầu tư nước ngoài đến khu vực đầu tư trong nước còn thấp, thu hút và chuyển giao công nghệ từ khu vực đầu tư nước ngoài đến khu vực đầu tư trong nước còn chưa đạt được như kỳ vọng, chủ yếu là gia công lắp ráp, tỷ lệ nội địa hóa trong một số ngành thấp, giá trị gia tăng trên một đơn vị sản phẩm chưa cao.
Đồng thời, chất lượng nguồn nhân lực địa phương, kết cấu hạ tầng trong KKT Đông Nam còn chưa hoàn thiện, đồng bộ để đáp ứng yêu cầu thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Chính sách pháp luật, cơ chế hỗ trợ ưu đãi đầu tư đối với dự án FDI vẫn còn bất cập, chồng chéo và chưa ổn định, đặc biệt là các quy định về thuế, giá, thời hạn thuê đất và miễn tiền thuê đất.
Hy vọng những thành tựu đã đạt được trong thời gian qua sẽ là tiền đề quan trọng để Nghệ An có những hoạch định về thu hút những dự án lớn có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài trong thời gian tới.