4. Kết cấu khóa luận
2.1.2. Đặc điểm điều kiện kinh tế-xã hội
Nghệ An được tích cực phát triển toàn diện và chia bằng nhiều giai đoạn phát triển. Những giai đoạn khôi phục kinh tế và xây dựng lên xã hội chủ nghĩa và giai đoạn thực tế thay đổi chính sách mới, áp dụng cơ chế thị trường, giai đoạn đó dù gặp nhiều khó khăn những chúng ta có thể xác định được từng bước phát triển kinh tế - xã hội của Nghệ An. Bên cạnh những thuận lợi trong quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh gặp nhiều khó khăn do có nhiều tác động phức tạp, khó lường từ tình hình thế giới đến Việt Nam nói chung và toàn tỉnh Nghệ An nói riêng. Những bất cập như thiên tai, lũ lụt xảy ra thường xuyên ở các tỉnh miền trung trong đó có Nghệ An. Ô nhiễm môi trường, đặc biệt là sự cố ô nhiễm miền trung trong những năm gần đây có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình kinh tế chung. Đặc biệt từ cuối năm 2019, dịch bệnh covid bắt đầu nổ ra từ Vũ Hán Trung Quốc đã làm ảnh hưởng đến tình hình kinh tế chung của thế giới một cách nặng nề. Hiện tại năm 2021, tuy nhiên dịch bệnh vẫn chưa chấm dứt, hàng ngày vẫn có hàng chục, hàng trăm ca nhiễm bệnh
ở Việt Nam, trong đó từ đợt dịch bùng nổ lần thứ 4 ở Việt Nam, Nghệ An lần đầu
tiên đã có một bệnh nhân mắc covid 19. Điều này ảnh hưởng không hề nhỏ đối với hoạt động lãnh đạo, điều hành phát triển kinh tế, xã hội. Nhưng với tinh thần chủ động, đổi mới sáng tạo, ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, ban thường vụ tỉnh ủy đã lãnh đạo, chỉ đạo các cấp chính quyền, tổ chức các chính trị - xã hôi và các tâng lớp nhân dân đoàn kết, tích cực đổi mới sáng tạo đạt được những kết quả quan trọng, thúc đẩy sự phát triển toàn diện của tỉnh Nghệ An.
Với sự nỗ lực vượt bâc trong 5 năm qua, kinh tế Nghệ An chứng tỏ được dự phát triển nhanh, toàn diện theo hướng bền vững, tạo nền tảng thuận lợi cho giai đoạn tới. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) bình quân giai đoạn 2016-
2020 ước tính đạt được 7,2%, GRDP bình quân đầu người gấp 1,5 lần so với đầu nhiệm kì.
Thu hút đầu tư nhiệm kỳ qua đạt được kết quả khá tích cực với 532 dự án có tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 67.308 tỷ đồng. Chất lượng tăng trưởng được cải thiện, đóng góp của yếu tố năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng kinh tế GRDP bình quân giai đoạn 2016 – 2020 đạt 48,59%, vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội. Tỉnh đã triển khai đồng bộ các giải pháp, chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững; ưu tiên nguồn lực cho huyện nghèo, xã nghèo đặc biệt khó khăn, vùng đông đồng bào dân tộc thiểu số. Dự kiến đến cuối năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm xuống còn 3%, đạt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội.
Thu ngân sách hàng năm tỉnh Nghệ An đều đạt và vượt dự toán được giao, năm
2015: 8.717 tỷ đồng; năm 2016: 11.791 tỷ đồng; năm 2017: 12.959 tỷ đồng; năm 2018: 14.066 tỷ đồng; năm 2019: 16.609 tỷ đồng; dự kiến năm 2020 đạt khoảng 17.500 tỷ đồng.
Cơ cấu lại ngành nông nghiệp đạt kết quả bước đầu, xây dựng nông thôn mới đạt nhiều kết quả quan trọng. Tốc độ tăng trưởng khu vực nông, lâm, ngư nghiệp bình quân giai đoạn 2016 - 2020 ước đạt 4,65%/năm. Công nghiệp - xây dựng tiếp tục phát triển, là động lực chủ yếu cho tăng trưởng kinh tế. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 11,86%, trong đó: Ngành công nghiệp tăng bình quân 13,21%, xây dựng tăng bình quân 10,34%. Dịch vụ phát triển nhanh, đồng đều, đa dạng, rộng khắp trên các lĩnh vực, vùng miền với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Kinh tế biển và vùng ven biển phát triển nhanh, khá toàn diện. Hệ thống kết cấu hạ tầng tiếp tục được tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp ngày càng đồng bộ. Hệ thống hạ tầng giao thông được ưu tiên đầu tư; Hạ tầng đô thị được xây dựng, cải tạo, nâng cấp theo hướng văn minh, hiện đại; Hệ thống thủy lợi tiếp tục được đầu tư xây dựng, nâng cấp, tu bổ nâng cao năng lực phục vụ sản xuất; Hệ thống cung cấp nước sạch được quan tâm đầu tư; Hạ tầng cung cấp điện được đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp bảo đảm phục vụ tốt các hoạt động trên địa bàn; Hạ tầng thương mại ngày càng phát triển và hoàn thiện, bảo đảm cung ứng hàng hóa phục vụ sản xuất, đời sống; Hạ tầng bưu chính, viễn thông được đầu tư phát triển nhanh, đồng bộ, hiện đại.
Xây dựng nông thôn mới trở thành phong trào sâu rộng và đạt nhiều kết quả quan trọng, trở thành điểm sáng của cả nước. Số xã, huyện đạt tiêu chí nông thôn mới vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội và cao hơn mức bình quân cả nước.
Đến tháng 9/2020, toàn tỉnh đã có 246/411 xã đạt chuẩn nông thôn mới được UBND tỉnh công nhận, chiếm 59,85%, trong đó có 6 xã thuộc huyện nghèo 30a; 2 xã biên giới; có 30 xã có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số; 87 xã có đông đồng bào giáo dân; 40 xã đạt từ 15 đến 18 tiêu chí, chiếm tỷ lệ 9,5%; 71 xã đạt từ 10 đến 14 tiêu chí, chiếm tỷ lệ 16,5%; 60 xã đạt từ 5 đến 9 tiêu chí, chiếm tỷ lệ 13,9%; không còn xã dưới 5 tiêu chí (ước thực hiện đến hết năm 2020 đạt 68,37% số xã, trong khi bình quân cả nước là 54%). Toàn tỉnh đã có 4 đơn vị cấp huyện: Thị xã Thái Hòa, thành phố Vinh, các huyện: Nam Đàn, Yên Thành đạt chuẩn nông thôn mới; có 674 thôn (bản) được UBND các huyện công nhận (trong đó có 570 thôn, bản thuộc các xã miền núi khó khăn đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; có 104 thôn bản ở các xã chưa được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới). Nghị quyết Đại hội là 50% số xã và
3huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Công tác xây dựng nông thôn mới ở các thôn, bản khu vực khó khăn, biên giới được quan tâm chỉ đạo. Diện mạo nhiều vùng nông thôn khởi sắc, đời sống của nhân dân được nâng lên, môi trường ngày càng được chú trọng bảo vệ.
Về kết quả thực hiện các mũi trọng điểm trong phát triển: Phát triển nông, lâm, ngư nghiệp ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ mới, gắn với công nghiệp chế biến có nhiều chuyển biến tích cực. Công nghiệp công nghệ cao và công nghiệp chế biến gắn với khai thác tiềm năng, lợi thế của tỉnh tiếp tục được đẩy mạnh. Tập trung phát triển du lịch, dịch vụ trên cơ sở khai thác có hiệu quả các loại hình du lịch có thế mạnh. Hệ thống kết cấu hạ tầng và mạng lưới đô thị được tập trung đầu tư. Cải cách thể chế kinh tế, trọng tâm là cải cách hành chính, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng tiếp tục được quan tâm, đẩy mạnh. Chương trình phát triển nguồn nhân lực đạt nhiều kết quả quan trọng.
Về kết quả phát triển các vùng trọng điểm: Kinh tế - xã hội của thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò, các huyện Đông Nam của tỉnh gắn với vùng Nam Nghệ An - Bắc Hà Tĩnh có bước phát triển khá tích cực. Kinh tế - xã hội vùng Hoàng Mai - Quỳnh Lưu gắn với vùng Nam Thanh Hóa - Bắc Nghệ An phát triển khá nhanh. Kinh tế - xã hội
vùng miền Tây Nghệ An, trọng điểm vùng là Tân Kỳ - Con Cuông - Nghĩa Đàn – TX. Thái Hòa - Quỳ Hợp có bước phát triển khá.
Văn hóa, xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống nhân dân được nâng lên Giáo dục, giáo dục nghề nghiệp, giải quyết việc làm có nhiều chuyển biến. Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đến năm 2020 đạt 73,34%, vượt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra. Văn hóa, thể thao, thông tin và truyền thông tiếp tục phát triển, từng bước kết hợp hài hòa với phát triển kinh tế.
Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được tăng cường. Thực hiện tốt công tác kiểm soát bệnh tật, không để dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhất là đại dịch Covid-19 trong năm 2020. Chính sách xã hội và bảo đảm an sinh xã hội tiếp tục thực hiện có hiệu quả.
Lĩnh vực khoa học và công nghệ có nhiều khởi sắc, đóng góp hiệu quả vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Hiệu quả ứng dụng các đề tài, dự án khoa học công nghệ đạt khoảng 89,16%.
Công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường được tăng cường. Cơ chế, chính sách, pháp luật về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền của địa phương từng bước được hoàn thiện; việc quản lý sử dụng đất đai, tài nguyên, khoáng sản ngày càng chặt chẽ, hiệu quả. Công tác phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu được chú trọng. Công tác kiểm tra, thanh tra xử lý các vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo về lĩnh vực tài nguyên, môi trường được tăng cường.
Công tác cải cách hành chính được quan tâm chỉ đạo khá toàn diện trên các nội dung, lĩnh vực. Thủ tục hành chính được cắt giảm và đơn giản hóa; các cơ quan Nhà nước đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý, điều hành. Kỷ luật, kỷ cương hành chính tiếp tục được tăng cường. Cơ chế một cửa, một cửa liên thông được chấn chỉnh và nâng cao chất lượng hoạt động; đã thành lập Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh được cải thiện rõ qua từng năm, hiện đứng thứ 18 cả nước, đứng đầu 6 tỉnh Bắc Trung Bộ, cao nhất từ trước đến nay.
Hoạt động đối ngoại được triển khai bài bản, sâu rộng, hiệu quả trên các kênh đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước, đối ngoại nhân dân. Hợp tác, giao lưu, học
tập kinh nghiệm giữa các địa phương trong và ngoài nước được tăng cường và mở rộng.
Có thể nói, trong nhiệm kỳ qua, Nghệ An chưa có sự đột phá lớn, nhưng liên tục phát triển ổn định, hệ thống hạ tầng từng bước được xây dựng đồng bộ; giao thông kết nối các khu vực kinh tế trọng điểm trong tỉnh và kết nối ra ngoại tỉnh thuận lợi; hạ tầng một số khu công nghiệp lớn đã được đầu tư bài bản; môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện; nguồn nhân lực dồi dào, tạo ra khả năng thu hút đầu tư tốt hơn trong những năm tới. Văn hóa, xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống nhân dân được nâng lên. Công tác cải cách hành chính được quan tâm chỉ đạo khá toàn diện. Tạo nền tảng vững chắc và điều kiện thuận lợi, tạo sức bật mới cho phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.