4. Kết cấu khóa luận
2.4. Thực trạng thu hút nguồn vốn trực tiếp nước ngoài của một số tỉnh, và
học cho Nghệ An
Tỉnh Bình Dương: Là một tỉnh thuần nông, Bình Dương bước vào xây dựng và phát triển công nghiệp ở điểm xuất phát thấp, gần như chưa có cơ sở hạ tầng về công nghiệp. Thực tế đó buộc tỉnh Bình Dương phải có sự đột phá, đi tắt đón đầu. Với tinh thần tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư, Bình Dương đã chủ động xây dựng các chương trình, nội dung xúc tiến, mời gọi đầu tư; luôn sâu sát, lắng nghe và kịp thời giải quyết tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai dự án tạo niềm tin cho các nhà đầu tư, “coi khó khăn vướng mắc của DN là khó khăn vướng mắc của Tỉnh”; tập trung nguồn lực đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng; chỉ đạo quyết
liệt việc thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, cải cách hành chính thực hiện đề án nâng cao năng lực cạnh tranh cấp Tỉnh. Hiện tại tỉnh có trên 2.270 doanh nghiệp FDI với hơn 3.500 dự án, tổng số vốn đăng ký trên 32,5 tỷ USD, trở thành địa phương đứng thứ 3 trong cả nước về thu hút vốn FDI, chỉ sau TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội. Tại hội nghị tổng kết 30 năm thu hút đầu tư nước ngoài do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức vừa qua, tỉnh Bình Dương là một trong những địa phương tiêu biểu được lựa chọn để báo cáo tham luận và vinh dự được trao tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Để làm được điều đó Bình Dương đã tận dụng và khai thác hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của mình nhằm thu hút nguồn lực đầu tư ngoài nước, đẩy mạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ và đô thị, qua đó tạo tiền đề cho kinh tế, văn hóa – xã hội của tỉnh phát triển toàn diện và bền vững. Để thực hiện mục tiêu thu hút vốn FDI trong giai đoạn 2016-2020, cũng như phát triển các doanh nghiệp trong nước trên địa bàn, Bình Dương cũng đã đề ra nhiều giải pháp. Theo đó, tỉnh tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự quản lý, điều hành của chính quyền trong việc đẩy mạnh thu hút đầu tư; xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút đầu tư; đồng thời tập trung đầu tư, cải thiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật thiết yếu phục vụ nhu cầu thu hút đầu tư; tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; nâng cao hiệu quả các hoạt động xúc tiến, kêu gọi đầu tư, phát triển mô hình “ba nhà”. Năm 2020, điểm số PCI của Bình Dương đạt 70.158 điểm, xếp hạng thứ 9 trong cả nước.
Tỉnh Hà Tĩnh: Đà Nẵng thực hiện 6 nhóm giải pháp như hoàn thiện cơ chế chính sách, nhanh chóng ban hành quy hoạch sử dụng đất cho phù hợp với quy hoạch chung, tiếp tục hoàn thiện quy chế đấu giá quyền sử dụng đất. Đà Nẵng cũng sớm chuẩn bị quỹ đất gắn với hạ tầng đồng bộ trong các khu, cụm công nghiệp. Đặc biệt là công khai danh mục quỹ đất và dự án kêu gọi đầu tư đến các tổ chức, cá nhân. Đối với dự án sử dụng đất không hiệu quả hoặc không đầu tư, sớm thu hồi theo quy định, hài hòa quyền lợi của nhà đầu tư. Thành phố Đà Nẵng đã chọn 3 năm liên tiếp, từ 2019 đến nay để thực hiện chủ đề “Năm đẩy mạnh thu hút đầu tư”. Thời gian này, đã có nhiều
ýtưởng và cách làm hay, mang lại hiệu quả rõ rệt. Thành phố đã kịp thời sửa đổi, ban hành nhiều chính sách hỗ trợ và thu hút đầu tư, đơn giản hoá thủ tục hành chính liên quan đến đến hoạt động đầu tư, quy hoạch, đất đai và môi trường. Nhờ đó, môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện mạnh mẽ, các chỉ số quan trọng như Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI),
Chỉ số cải cách hành chính (PAR Index), Chỉ số sẵn sàng phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT Index) luôn nằm trong tốp đầu cả nước. Hà Tĩnh: 6 tháng đầu năm 2021, Hà Tĩnh thu hút 27 dự án, với số vốn đăng ký 1.496 tỷ đồng. Trong đó, có 25 dự án được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư và 2 dự án do Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh cấp phép đầu tư.
Tính đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh có 1.452 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký 437.171 tỷ đồng, tương đương 18,964 tỷ USD. Trong đó, có 1.375 dự án đầu tư trong nước và 77 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Nhiều dự án đầu tư tại Hà Tĩnh đã đóng góp quan trọng cho phát triển sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu cũng như thu ngân sách, giải quyết việt làm, thu nhập cho người lao động. Điển hình, 6 tháng đầu năm 2021, Formosa Hà Tĩnh sản xuất gần 3 triệu tấn phôi thép các loại, doanh thu hơn 2 tỷ USD. Qua đó, công ty nộp ngân sách Nhà nước hơn 534 tỷ đồng; Công ty Xăng dầu Hà Tĩnh nộp ngân sách hơn 282 tỷ đồng; Công ty TNHH MTV Bia Sài Gòn - Hà Tĩnh nộp hơn 276 tỷ đồng…Song song với việc tăng trưởng chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp, đóng nộp ngân sách, các nhà đầu tư này còn tạo việc làm ổn định cho khoảng 19.500 lao động với mức thu nhập bình quân từ 8 - 10 triệu đồng người/tháng. Mặc dù ảnh hưởng của đại dịch Covid- 19, song công tác hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, thu hút đầu tư trong 6 tháng đầu năm 2021 vẫn được các cấp, ngành triển khai thường xuyên, không để gián đoạn. có một số nhà đầu tư lớn như: Tập đoàn Vingroup, Tập đoàn TH, Tập đoàn T&T, Tập đoàn VSIP, Công ty CP Đầu tư xây dựng Vịnh Nha Trang, Tổng Công ty Phát điện 1 - Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Công ty CP Hóa dầu Quân đội…”
Bài học về thu hút FDI cho tỉnh Nghệ An:
Qua quá trình nghiên cứu FDI ở một số địa phương, có thể thấy rằng muốn tăng cường thu hút và sử dụng hiệu quả FDI cần có giải pháp tạo điều kiện hấp dẫn để thu hút được FDI, đặc biệt là FDI từ các nước phát triển, các nước có công nghệ cao, công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, mục tiêu của các nhà đầu tư nước ngoài nhiều khi không đồng nhất với mục tiêu của quốc gia hay địa phương tiếp nhận FDI. Vì lợi nhuận cảu các quốc gia, mà các chủ thể FDI luôn tìm mọi cách tối thiểu hóa chi phí, do đó cần có tầm nhìn trong hoạch định chính sách thu hút vốn FDI, sử dụng FDI
cùng với quản lý nhà nước hiệu quả về nguồn vốn này. Như vậy qua đây tỉnh Nghệ An có thể tham khảo các bài học kinh nghiệm sau:
Thứ nhất, tạo môi trường kinh tế, chính trị, xã hội ổn định và tăng cường vai trò của chính quyền địa phương. Để tăng cường thu hút và sử dụng hiệu quả FDI, thời gian qua các tỉnh trên đã triển khai hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát và đồng hành cùng nhà đầu tư nước ngoài để hướng dẫn, tạo điều kiện, kịp thời tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án đầu tư thực hiện đúng cam kết, kiên quyết thu hồi các dự án triển khai chậm tiến độ... Như vậy, đối tỉnh Nghệ An trong việc tăng cường vai trò của chính quyền Tỉnh trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài là cần thiết, để tạo môi trường thuận lợi cho thu hút đầu tư FDI vào phát triển kinh tế địa phương.
Thứ hai, cải thiện môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động đầu tư. Các chính sách ưu tiên, ưu đãi thu hút FDI vào các ngành, lĩnh vực mũi nhọn của chính quyền tỉnh Đà Nẵng, Hà Tĩnh, Bắc Ninh, Quảng Nam và Bình Dương đã mang lại thành công lớn trong thu hút nguồn vốn FDI. Từ đó, Nghệ An cần tiếp tục có các chính sách ưu đãi đối với các nhà đầu tư nhằm hấp dẫn nhà đầu tư tiềm năng vào các ngành nghề, lĩnh vực theo định hướng mới; đồng thời, phải tính toán và được thực hiện trên cơ sở bảo đảm lợi ích quốc gia, hiệu quả kinh tế, xã hội của địa phương, chấm dứt tình trạng thu hút FDI theo phong trào, bất chấp chất lượng và hiệu quả.
Thứ ba, làm tốt công tác quy hoạch và tăng cường quản lý thực hiện tốt quy hoạch. Việc lập quy hoạch phải dựa trên nghiên cứu đánh giá những tiềm năng lợi thế trong phát triển kinh tế - xã hội, dự báo về xu thế của FDI và lộ trình thực hiện việc thu hút và sử dụng FDI theo hướng hiệu quả;
Hình thành các danh mục, dự án gọi vốn FDI và tiến hành xúc tiến đầu tư có địa chỉ theo lộ trình thích hợp, xác định rõ yêu cầu về đối tác dự án, sản phẩm, công suất, tiến độ, trình độ công nghệ, thị trường tiêu thụ, địa bàn thực hiện dự án, các chính sách ưu đãi cần thiết… chính là kinh nghiệm mà các tỉnh trên đã triển khai thực hiện trong quá trình thu hút và sử dụng FDI.
Thứ tư, đầu tư cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật tạo thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài. Thực tế cho thấy, việc phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật không chỉ tăng sự hấp dẫn của môi trường đầu tư mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, tăng thu hút vốn FDI đầu tư địa phương… Do vậy, thời gian tới, Nghệ An cần
có chính sách ưu đãi hấp dẫn đối với một số dự án hạ tầng kinh tế xã hội có quy mô lớn, có tính lan tỏa cao và tác động tích cực đến sự phát triển chung của Tỉnh...
Thứ năm, phát triển công nghiệp hỗ trợ. Với tầm nhìn chiến lược, quy hoạch phát triển các khu công nghiệp, phát huy lợi thế so sánh và các chính sách thu hút FDI tốt đã đưa các tỉnh trên trở thành trung tâm sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm điện, điện tử, công nghệ cao, công nghệ chế biến…Như vậy, việc xây dựng các chính sách ưu đãi đặc thù dành cho các DN sản xuất các sản phẩm hỗ trợ; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Tăng cường sự liên kết giữa các DN trong quá trình phát triển công nghiệp hỗ trợ qua đó làm cầu nối cho các DN trong và ngoài nước hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hoặc thành lập liên doanh để cùng sản xuất các sản phẩm hỗ trợ... là những nội dung mà tỉnh Nghệ An cần thiết phải thực hiện trong thời gian tới.
Thứ sáu, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho phù hợp với yêu cầu thu hút FDI. Nghệ An cần tập trung phát triển và đổi mới cơ bản đào tạo, dạy nghề theo yêu cầu của thị trường và hoàn thiện theo hướng tiếp cận với chuẩn mực quốc tế, từ đó nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ lao động trong Tỉnh... Đây là kinh nghiệm mà tỉnh Vĩnh Phúc có thể chọn lọc và áp dụng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho phù hợp với yêu cầu thu hút FDI vào địa bàn Tỉnh.
Thứ bảy, đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác xúc tiến đầu tư. Đây là cách làm mà Bắc Ninh, Bình Dương và Quảng Nam đã thực hiện tốt trong quá trình thu hút FDI vào địa phương. Do đó, Nghệ An cần đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác xúc tiến đầu tư của Tỉnh. Cụ thể là tổ chức tốt các hoạt động kêu gọi đầu tư thông qua hội chợ thương mại, triển lãm… để tiếp thị hình ảnh và tiềm năng của địa phương trên trường quốc tế; Tập trung tìm kiếm nhà đầu tư tốt, chú trọng năng lực thực chất của nhà đầu tư...
Thứ tám, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá hoạt động FDI. Để phát huy tác động tích cực và giảm thiểu những hạn chế và bất cập trong hoạt động của FDI, các tỉnh đã tiến hành tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư sau cấp phép, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật chuyên ngành đối với các dự án đầu tư; tiến hành rà soát, phân loại và xử lý theo quy định của pháp luật đối với các dự án chậm
triển khai. Đây cũng là những kinh nghiệm để Vĩnh Phúc triển khai hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá hoạt động FDI.
Thứ chín, cải thiện môi trường đầu tư. Một trong những lý do mang lại sự thành công trong thu hút FDI là xuất phát từ việc các địa phương này đã tập trung cao độ trong việc cải thiện môi trường đầu tư. Do vậy, để trở thành một trong những điểm đến đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài, Nghệ An phải đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thực hiện có hiệu quả cơ chế một cửa, một đầu mối, chống quan liêu tham nhũng trong việc thực hiện các thủ tục xin thuê đất, giao đất, cấp quyền sử dụng đất, cấp phép đầu tư, chống phiền hà, sách nhiễu trong triển khai thực hiện chính sách thuế, tín dụng, các dịch vụ; Thúc đẩy các dịch vụ hỗ trợ để thu hút FDI…
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO TỈNH NGHỆ AN