4. Kết cấu khóa luận
3.3.6. Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng
Tập trung huy động tối đa các nguồn lực để đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng đồng bộ, hiện đại phục vụ xúc tiến, thu hút đầu tư, trước mắt sớm hoàn thành một số công trình trọng điểm như: Tuyến đường trục phát triển nối vùng kinh tế biển với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình (giai đoạn II); Tuyến đường bộ ven biển đoạn đi qua địa phận tỉnh Nam Định; các cầu lớn có tính chất kết nối và các tuyến đường quan trọng khác.
Đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện cơ sở hạ tầng một số khu, cụm công nghiệp để thu hút các nhà đầu tư thứ cấp vào sản xuất kinh doanh; tạo quỹ đất sạch thu hút các dự án đầu tư có vốn lớn, công nghệ thân thiện với môi trường, nộp ngân sách lớn. Nâng cấp hệ thống lưới điện, cấp nước, viễn thông, xử lý chất thải, nước thải,... tạo điều kiện thuận lợi cho thu hút đầu tư.
Cơ sở hạ tầng là điều kiện vật chất quan trọng để các nhà đầu tư nước ngoài xem xét và lựa chọn địa điểm đầu tư. Cơ sở hạn tầng tốt sẽ tạo ra thuận lợi về giảm chi phí sản xuất đầu vào cho các doanh nghiệp và dễ dàng hơn trong việc tiêu thụ sản phẩm trên thị trường.
Tranh thủ tối đa các nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng trong các lĩnh vực cấp, thoát nước, vệ sinh môi trường (xử lý chất thải rắn, nước thải,…). Đầu tư xây dựng hệ thống giao thông vận tải chú trọng các dự án nối các KKT, sân bay, cảng biển. Xây dựng các hệ thống thông tin liên lạc thông suốt giữa các vùng, địa phương trong tỉnh và liên tỉnh. Chỉ đọa và giải quyết tốt việc cung cấp điện, không để xảy ra tình trạng thiếu điện nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp FDI nói riêng cũng như toàn bộ các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh nói chung.