Tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với các quốc gia

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam giai đoạn 2018 2020 (Trang 30)

1.3.1. Tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nước đầu tư

Khi tham gia vào quá trình đầu tư trực tiếp nước ngoài, các chủ đầu tư đã có cái nhìn sâu sắc về tiềm lực sẵn có dồi dào của mình và có sự nghiên cứu hiểu biết nhất định về đối tác. Quá trình này mang lại những tác động chủ yếu là tích cực cho các nhà đầu tư nước ngoài:

a. FDI giúp nhà đầu tư nước ngoài sử dụng hiệu quả nguồn vốn dồi dào

đang sẵn có, mở rộng thị trường kinh doanh, bành trướng thế lực kinh tế, nâng cao tầm ảnh hưởng trên trường quốc tế

Khi đến với một quốc gia để thực hiện FDI, nhà đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất, chế tạo, lắp ráp từ đây mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở chính quốc gia sở tại cũng như thị trường xuất khẩu hàng hóa đến. Đây được xem là hình thức tiến sâu hiệu quả vào thị trường của một nước mà không chị cản trở bởi hàng rào bảo hộ mậu dịch của chính nước đó. Từ mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường, nhà đầu tư bành trướng được sức mạnh kinh tế, dẫn đến khả năng chi phối các lĩnh vực trong nền kinh tế chung.

b. Thông qua FDI, nhà đầu tư có được cơ hội kinh doanh tốt: chi phí sản xuất được giảm xuống, thời gian sản xuất rút ngắn lại, nhanh thu hồi vốn đầu tư ban đầu và thu về lợi nhuận cao

Sự chênh lệch nguồn vốn sẵn có, trình độ khoa học kĩ thuật và các điều kiện khác phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh chính là nguyên nhân hình thành nên sự di chuyển vốn và lao động quốc tế, là nguyên nhân hình thành nên FDI. Các quốc gia công nghiệp phát triển có nguồn vốn dồi dào trong nước chưa khai thác hết, trình độ khoa học kĩ thuật hiện đại, tiên tiến lại thiếu cơ hội để phát huy hết các tiềm lực. Vì vậy, nghiên cứu thị trường nước ngoài để lựa chọn đầu tư chính là tiết kiệm nguồn lực cũng như phát huy tối đa tiềm lực sẵn có. Trong quá trình xúc tiến đầu tư, nhà đầu tư lựa chọn những thị trường có tiềm năng lớn, an toàn, chi phí cho các yếu tố đầu vào rẻ từ đây thu về vốn nhanh và lợi nhuận cao.

c. Nâng cao sức mạnh cạnh tranh về công nghệ, tạo sân sau dung chứa sản sản phẩm kĩ thuật cũ, không còn phù hợp trong nước để đón đầu những công nghệ tiên tiến hơn

Các nước phát triển, công nghệ hiện đại đầu tư ra nước ngoài, hợp tác với nhau sẽ học hỏi được của nhau những công nghệ mới hơn và tiên tiến hơn. Trong khi đó, các nước đang phát triển – nước tiếp nhận đầu tư chính là nơi nhận về những máy móc và công nghệ lạc hậu từ các nước đi đầu tư, nước đầu tư thu hồi lại vốn và thay đổi công nghệ mới hơn trong nước. Trong các mối quan hệ đầu tư, nước có tiềm lực mạnh luôn có cách tăng sức mạnh cạnh tranh của mình.

d. Nhờ vào FDI mà các chủ đầu tư tìm được nguồn cung nguyên liệu ổn

định

Đây chính là một trong những mục tiêu quan trọng thúc đẩy nhà đầu tư tìm kiếm thị trường nước ngoài. Sở dĩ các nước cần tiếp nhận nguồn vốn đầu tư có nhiều nguồn nguyên liệu sẵn có nhưng lại chưa đủ khả năng khai thác và chế biến.

Khi thành lập các cơ sở kinh doanh tại nước tiếp nhận đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài có vai trò nhất định, có trách nhiệm khai thác nguyên liệu tại chỗ và cung cấp cho công ty mẹ để hoàn thiện sản phẩm. Từ đây, các nhà đầu tư nước ngoài thu được nguồn nguyên liệu thô, mức giá rẻ. Sau chế biến, nhà đầu tư thu về lợi nhuận cao.

1.3.2. Tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nước tiếp nhận đầu tư

a. Bổ sung nguồn vốn kịp thời cho sự khan hiếm nguồn vốn trong nước

Sự phát triển của mỗi quốc gia chính đều cần đảm bào được sự dài lâu, bền vững, đó là bài toán chiến lược. Thiếu hụt nguồn vốn đầu tư chính là nỗi lo lắng của mỗi quốc gia. Chính vì vậy FDI chính là một nguồn vốn phù hợp mà nhiều quốc gia muốn thúc đẩy thu hút sao cho hiệu quả. Nguồn vốn này sẽ giúp khai thác tối ưu các lĩnh vực kinh tế, giảm gánh nặng lên nguồn vốn nhà nước cũng như các nhà đầu tư trong nước, giải phóng tiềm năng nội lực của nền kinh tế trong nước. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tạo đà theo chu trình: FDI => Tăng sản lượng sản xuất hàng hóa => Tăng thu nhập và tăng tiết kiệm, nâng cao đời sống kinh tế xã hội => Tăng đầu tư vào nền kinh tế. Có thể nói, FDI chính là nguồn vốn không thể nào thiếu với mỗi quốc gia trong tiến trình hội nhập, mở cửa.

b. Được chuyển giao công nghệ

Quốc gia đi đầu tư không chỉ mang vốn mà họ còn mang cả những công nghệ mới, máy móc thiết bị tiên tiến nhằm sản xuất tối ưu và mang về lợi nhuận cao nhất. Việc chuyển giao công nghệ được thực hiện từ đây. Đây là hệ quả lâu dài mà nước tiếp nhận đầu tư mong muốn. Nước sở tại sẽ sở hữu những công nghệ mới, kiến thức khoa học công nghệ được cập nhật với thời đại cũng như những kinh nghiệm quản lý tối ưu từ các nước phát triển. Việc chuyển giao công nghệ được thực hiện thông qua các chương trình huấn luyện, đào tạo tùy thuộc vào quy mô của từng dự án đầu tư.

c. Góp phần tăng trưởng GDP

Đầu tư nước ngoài trong một thời kì chính là tiền đề phát triển kinh tế, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế để tạo ra sản phẩm, hàng hóa cho thời kì tiếp theo. Lượng vốn đầu tư của hiện tại quyết định thành quả sản xuất, tốc độ phát triển kinh tế, đời sống kinh tế xã hội trong tương lai. Từ đây kết luận FDI góp phần quan trọng trong tang trưởng GDP của nước sở tại.

d. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

FDI chính là nguồn lực tạo đà mạnh mẽ để mỗi quốc gia tiến sâu hơn vào quá trình hợp tác song phương, đa phương, hội nhập kinh tế quốc tế. Đi theo xu thế chung của toàn thế giới, mỗi quốc gia đòi hỏi sự tự lực chuyển mình, phải thay đổi cơ cấu nền kinh tế sao cho phù hợp với xu hướng chung – công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nền kinh tế mở. Để thực hiện được điều này, mỗi quốc gia cần thu hút FDI vào đa dạng lĩnh vực, đa dạng hóa ngành nghề, tạo điều kiện cho các lĩnh vực ngành nghề mới, hiện đại, xu thế phát triển mới.

e. Tạo công ăn việc làm và nâng cao trình độ cho người lao động

Đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ tạo ra nhiều công việc mới, thu hút nguồn lao động đáng kể, giảm thiểu thất nghiệp, thu hút nhân công từ cơ cấu ngành khác sang công nghiệp. Hơn nữa, để có thể đáp ứng yêu cầu chất lượng lao động trong môi trường này, người lao động buộc nâng cao mình như nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, nâng cao trình độ ngoại ngữ,… Thậm chí, chính các nhà đầu tư nước ngoài cũng tham gia vào quá trình bồi dưỡng, huấn luyện, đào tạo người lao động ở nước tiếp nhận đầu tư.

f.Tăng ngân sách quốc gia

Nguồn thu ngân sách nhà nước được bổ sung hiệu quả thông qua FDI. Các doanh nghiệp FDI mang lại nguồn ngân sách từ các loại thuế doanh thu, thuế xuất nhập khẩu, các khoản cho thuê đất,…. Từ đây, FDI cải thiện được cán cân thanh toán quốc tế.

1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp của các quốc gia.

1.4.1. Nhóm yếu tố khách quan

a. Xu hướng vận động chung của nguồn vốn FDI quốc tế

Các xu hướng chủ yếu của FDI hiện nay là:

Thứ nhất, các nước tiếp nhận đầu tư đều ý thức và nhận định được vai trò quan trọng của FDI đối với sự phát triển, tăng trưởng của đất nước mình. Hiện tượng đa biên của FDI ngày càng rõ ràng. Tốc độ lưu chuyển vốn ngày càng nhanh, thị trường tài chính của các quốc gia ngày càng mở hơn, dự án đầu tư có nhiều chủ thể tham gia ngày càng nhiều.

Thứ hai, Quy mô FDI tăng trưởng không ngừng cả về số lượng và tỷ trọng trong tổng thể vốn đầu tư trên thế giới.

Thứ ba, Hiện nay, dòng vốn FDI chủ yếu chịu sự chi phối và quản lý của các TNCs. Các TNCs đang vươn đến mọi khu vưc khác nhau trên thế giới và quy mô FDI ngày càng lớn, thúc đẩy hoạt động FDI phát triển.

Thứ tư, tính cạnh tranh ngày càng cao. Các nước đang phát triển đều cần nguồn đầu tư FDI để phát triển kinh tế tạo ra áp lực cạnh tranh quyết liệt để thu hút FDI. Trong khi đó, các nhà đầu tư cũng cạnh tranh để chen chân vào các quốc gia tiềm năng, có khả năng sinh lời cao.

Thứ năm, các quốc gia không chỉ đi đầu tư hay tiếp nhận đầu tư (một chiều) mà thực hiện cả hai chiều trong hoạt động FDI. Điều này diễn ra bởi quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra sâu rộng, quốc gia nào cũng muốn phát huy tối đa lợi thế so sánh của mình.

Thứ sáu, dòng FDI có tính linh hoạt ngày càng cao do chi phí vận tải được giảm xuống và hàng rào mậu dịch và đầu tư. Và FDI có hơi hướng vận động đến các nên kinh tế năng động, an toàn, thuận lợi, tiềm năng lợi nhuận cao.

Thứ bảy, song song mở rộng ngành nghề, lĩnh vực đầu tư, FDI có xu hướng chuyển đổi cơ cấu đầu tư từ các ngành sản xuất truyền thống sang các ngành nghề có hàm lượng khoa học kĩ thuật cao hơn. Trong thời gian ngắn trở lại đây, các ngành được chú trọng đầu tư như viễn thông, giao thông vận tải, công nghiệp năng lượng, xây dựng cơ sở hạ tầng,…

b. Động cơ thúc đẩy các nhà đầu tư nước ngoài

Động cơ cũng như chính sách của nhà đầu tư nước ngoài chính là nguyên nhân trực tiếp tới việc ký kết, triển khai và thực hiện FDI. Động cơ cơ bản và lớn nhất của nhà đầu tư nước ngoài nào cũng là tìm kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, các động cơ cụ thể trong từng dự án lại khác nhau tùy vào chiến lược và mục tiêu của mỗi doanh nghiệp, ví dụ:

Thứ nhất, để tìm kiếm thị trường mới: Thị trường nước tiếp nhận đầu tư chính là miếng banh béo bở, là thị trường tiêu thụ chính sản phẩm của công ty mẹ, giúp kéo dài vòng đời của sản phẩm. FDI trong trường hợp này chính là chìa khóa quan trọng, vừa bành trướng được thế lực lại không bị cản trở bởi hệ thống bảo hộ của nước đó khi thâm nhập thị trường.

Thứ hai, để đạt được hiệu quả cao trong sản xuất: Đầu tư trực tiếp nước ngoài giúp giảm chi phí đáng kể. Bởi vì, nguồn nguyên liệu và nhân công nước sở tại rẻ làm tăng tính cạnh tranh của sản phẩm, tăng tỷ suất lợi nhuận. Trong khi, tại đất nước bản địa, nhà đầu tư sẽ gặp phải nhiều khó khăn về luật pháp, các quy định quản lý, môi trường hay khó khăn do sự lên giá của đồng tiền, sự thừa vốn trong nền kinh tế.

Thứ ba, để tìm kiếm nguồn nguyên liệu mới: Cơ sở đầu tư ở nước ngoài là một bộ phận cấu thành dây chuyền sản xuất của công ty mẹ, được phép khai thác nguyên liệu tại chỗ của nước sở tại, giúp công ty mẹ hoàn thiện sản phẩm. Đây là cách giúp chủ đầu tư giải quyết khó khăn khi thiếu nguồn nguyên liệu của dự án. Các dự án điển hình như khai thác và chế biến các sản phẩm nông lâm ngư nghiệp, khai thác tài nguyên thiên nhiên,...

1.4.2. Nhóm yếu tố chủ quan

a. Môi trường chính trị của nước tiếp nhận đầu tư

Môi trường chính trị là yếu tố quan trọng tác động đến việc nhà đầu tư có quyết định đầu tư hay không. Lòng tin của các nhà đầu tư sẽ được củng cố, yên tâm bỏ vốn khi nước chủ nhà có được môi trường chính trị ổn định. Chỉ như vậy, nguồn vốn mà họ mang đi đầu tư mới đủ an toàn.

b. Môi trường kinh tế và các chính sách nước tiếp nhận đầu tư

Có nhiều quốc gia cùng thu hút vốn đầu tư FDI để đưa đất nước phát triển, tăng trưởng. Chính vì vậy, muốn tạo được lợi thế cạnh tranh cho nước mình, các quốc gia phải tạo được hấp dẫn cho thị trường đầu tư thông qua việc đưa ra nhiều chính sách khuyến khích, ưu đãi cho các nhà đầu tư. Các biện pháp cụ thể và thường xuyên được các quốc gia sử dụng như ưu đãi về sở hữu trí tuệ, ưu đãi tín dụng, ưu đãi thuế (miễn, giảm),…

Tuy nhiên, nhà nước cũng nâng cao tính ràng buộc đối với nhà đầu tư nước ngoài nhằm hạn chế tối đa các rủi ro bất lợi mà nhà đầu tư nước ngoài có thể gây ra cho nền kinh tế trong nước. Cụ thể như quy định hạn chế đầu tư hay cấm với một số ngành nghề, lĩnh vực.

c. Hệ thống pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư

Nước tiếp nhận đầu tư cần có một hệ thống luật đủ thông thoáng nhưng cũng cần chặt chẽ nhằm đảm bảo được hai khía cạnh: Thứ nhất, hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư nước ngoài; thứ hai, hạn chế các tác động tiêu cực. Hệ thống văn bản pháp

luật từ trên xuống dưới phải nhất quán, tránh chồng chéo, phức tạp, là nền tảng vững chắc để nhà đầu tư tham khảo trong quá trình đầu tư FDI.

d. Quy trình xử lý thủ tục hành chính của nước tiếp nhận đầu tư

Nhà đầu tư cần nước sở tại có quy trình xử lý thủ tục hành chính phải chính xác, nhanh gọn, kịp thời đảm bảo việc quyết định và triển khai đầu tư diễn ra nhanh chóng, thuận lợi. Nhưng đây lại là điều mà nhiều quốc gia sở tại chưa làm tốt khi quy trình rắc rối, chồng chéo, thời gian xử lý lâu làm cho các nhà đầu tư ái ngại.

e. Cở sở hạ tầng nước tiếp nhận đầu tư

Các nhà đầu tư cũng rất quan tâm yếu tố này khi mang vốn đi đầu tư. Để thu hút và tạo điều kiện tốt cho nhà đầu tư, các quốc gia cần xây dựng cơ sở hạ tầng vững chắc, hoàn thiện, kết nối tốt giữa các địa phương, khu vực, vùng miền.

f.Hệ thống thông tin của nước tiếp nhận đầu tư

Mang vốn đi đầu tư, nhà đầu tư mong muốn có được hệ thống thông tin minh bạch, đầy đủ, chính xác để cập nhật được kịp thời, nhanh chóng. Nhất là trong thời đại Internet kết nối vạn vật, ai có nhiều thông tin thì người đó thắng.

g. Khả năng tiếp nhận vốn đầu tư

Đây là yếu tố quan trọng quyết định việc nhà đầu tư có sẵn sàng bỏ vốn hay không. Nếu quốc gia sở tại chưa đủ khả năng tiếp nhận đầu tư thì nhà đầu tư chắc chắn sẽ bỏ qua. Chính vì thế các quốc gia cần chuẩn bị kỹ lưỡng các điều kiện cần thiết để tiếp nhận FDI.

h. Nguồn lao động dồi dào, rẻ, chất lượng nhân lực ngày càng được

nâng cao

Nước tiếp nhận đầu tư nếu có được nguồn lao động dồi dào, rẻ chính là một lợi thế lớn thu hút các nhà đầu tư. Đặc biệt, nhân lực có trình độ chuyên môn cao sẽ hút được các đối tác lớn mạnh. Hơn nữa, nguồn nhân lực dồi dào chính là một thị trường tiềm năng, tiêu thụ hàng hóa ngay sau khi sản xuất ra.

i.Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Nhiều nguồn tài nguyên đã và đang đóng vai trò là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất chẳng hạn như các sản phẩm của nông - lâm - ngư nghiệp, thủy, hải sản, các khoáng sản,… Đất nước nào có nguồn tài nguyên phong phú, dồi dào, chất

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam giai đoạn 2018 2020 (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w