Quan điểm giải quyết các vấn đề cụ thể về FDI còn chưa thống nhất
Nhận thức chung về đầu tư nước ngoài đều thống nhất như các chủ trương, pháp luật của Đảng và Nhà nước là coi đầu tư nước ngoài là một bộ phận cấu thành hữu cơ của nền kinh tế, được khuyến khích phát triển lâu dài, bình đẳng với các thành phẩn kinh tế khác. Tuy nhiên, thực tế xử lý các vấn đề cụ thể ở nhiều bộ, ngành và địa phương vẫn còn phân biệt rất khác nhau giữa đầu tư trong nước và đẩu tư nước ngoài, chưa thực sự coi đầu tư nước ngoài là thành phần kinh tế của Việt Nam. Điều đó thể hiện ngay từ khâu quy hoạch sản phẩm, phân bố các nguồn lực phát triển kinh tế như lao động, đất đai, vốn... cũng chưa thực sự cho phép đẩu tư nước ngoài tham gia. Việc xử lý tranh chấp kinh tế giữa các bên cũng thiên về bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp nội địa.
Công tác quy hoạch còn chậm, chất lượng chưa cao
Công tác quy hoạch còn có những bất hợp lý, lâu la, gây tốn kém thời gian và công sức của các bên.
Công tác quản lý nhà nước đối với FDI còn bất cập
Công tác quản lý Nhà nước đối với FDI còn nhiều bất cập, vừa gây phiền hà, can thiệp sâu vào hoạt động của doanh nghiệp. Trong thời gian dài các cơ quan quản lý Nhà nước quá tập trung vào khâu cấp giấy phép đẩu tư, buông lỏng khâu quản lý sau khi cấp giấy phép, chưa quan tâm đúng mức đến việc giải quyết dứt điểm và nhanh chóng các vấn đề phát sinh, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Việc quản lý giá đầu vào, đầu ra còn nhiều bất cập làm ảnh hưởng tới lợi ích của doanh nghiệp cũng như của nhà nước Việt Nam. Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước còn chưa chặt chẽ, việc quân lý sau cấp giấy phép chậm được cải tiến, nhất là về đất đai, hải quan, xuất nhập cảnh, thủ tục hành chính còn phiền hà, cấp dưới thực thi pháp luật và các chính sách, chủ trương chính sách của Nhà nước thiếu nghiêm túc đã làm nản lòng các nhà đẩu tư nước ngoài.
Cán bộ là khâu quyết định nhưng đang là khâu còn hạn chế
Để một dự án đầu tư được thực thi một cách có hiệu quả thì vai trò của con người là vô cùng quan trọng, đặc biệt vai trò của người cán bộ quản lý. Tuy nhiên, nhiều cán bộ Việt Nam cử sang làm việc tại liên doanh đều thiếu kiến thức pháp luật và thương lượng, ngoại ngữ chưa tốt nên chưa phát huy hết trách nhiệm, vai trò đại diện chủ sở hữu Nhà nước trong liên doanh. Chất lượng lao động Việt Nam
chưa đạt kì vọng, chưa đáp ứng được nhu cẩu của các doanh nghiệp về lao động kỹ thuật có tay nghề cao, vận hành các dây chuyền công nghệ hiện đại.
Chưa có ngành công nghiệp phụ trợ lớn mạnh
Hiện nay, một số ngành công nghiệp có thế mạnh của Việt Nam như điện tử, dệt may, da giày, lắp ráp ô tô, xe máy… hầu như chưa có công nghiệp hỗ trợ đi kèm, nên phải phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu, khiến sản xuất nhiều khi còn manh mún, bị động, chi phí sản xuất cao. Thực tế, tỷ lệ cung ứng nguyên phụ liệu trong nước của một số ngành trọng điểm như ôtô là 20-30%, da giày, dệt may là trên 10%....
Thực tế, ngành công nghiệp phụ trợ của Việt nam quá yếu và mong manh dẫn đến mặc dù các doanh nghiệp FDI này đầu tư vào Việt nam nhưng vẫn phải nhập khẩu vật tư linh kiện từ nước ngoài đồng thời phải kéo theo những nhà lắp ráp, sản xuất bán thành phẩm cho họ từ chính quốc sang điều này dẫn đến giá trị gia tăng do các công ty Việt nam tạo ra không đáng là bao.
Chi phí Logistics đắt đỏ
Đây là yếu tố làm khó tất cả các ngành, là trở ngại cho các đối tác FDI tiềm năng cũng như làm kém hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh với những đối tác hiện tại.
Chi phí dịch vụ logistic tại Việt Nam tương đương 20,9% GDP, cao gấp gần hai lần so với các nước phát triển và cao hơn mức bình quân toàn cầu là 14%, cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực như Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Singapore. Trong chi phí logistics tại Việt Nam, chi phí vận tải quá cao, tương đương 30-40% giá thành sản phẩm, trong khi tỷ lệ này chỉ khoảng 15%
ở các quốc gia khác.
Cần giảm những gánh nặng Logistics mới có thể thu hút và sử dụng FDI hiệu quả hơn.
Công tác xúc tiến đầu tư chưa hiệu quả
Thực tế đòi hỏi cần một đầu mối điều phối chung cho hoạt động xúc tiến đầu tư. Công tác xúc tiến đầu tư thời gian qua được đánh giá là chưa hiệu quả. Một số kênh ngoại giao đã than phiền đến Thủ tướng cũng như Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc, mạnh tỉnh nào tỉnh nấy xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư khiến họ mất thời gian. Nguyên nhân là do cơ quan xúc tiến đầu tư chưa rõ vai trò (về báo
cáo, trao đổi thông tin, thực hiện) và hoạt động xúc tiến đầu tư không tập trung, kiêm nhiệm.
Hỗ trợ, chăm sóc sau đầu tư chưa có hoặc có nhưng chưa phát huy tác dụng
Quá trình của dự án FDI không chỉ dừng ở việc giải ngân thực hiện các dự án đưa vào sản xuất kinh doanh. Điều càng cần làm hơn nữa là hộ trợ, chăm sóc sau đầu tư. Nhưng ở Việt Nam khâu này chưa thực sự được chú trọng, tập trung, nếu dự án nào có thì cũng chỉ như thủ tục mà chưa phát huy tác dụng.
Đây là yếu tố Việt Nam cần thay đổi ngay nếu muốn thu hút và sử dụng vốn FDI hiệu quả. Nó là yếu tố tích cực lan tỏa nếu nước chủ nhà làm tốt vì các doanh nghiệp nước ngoài có xu hướng tham khảo kinh nghiệm của các doanh nghiệp, nhà đầu tư tiền bối đi trước.
Chương 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG
VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM 3.1. Mục tiêu và phương hướng về hoạt động FDI tại Việt Nam trong thời gian tới
3.1.1. Mục tiêu
Trong quá trình hơn 30 năm thu hút vốn FDI, thể chế kinh tế thị trường của cũng như môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện, năng lực cạnh tranh của Việt Nam đã được nâng lên đáng kể.
Mục tiêu về hoạt động thu hút và sử dụng hiệu quả vốn FDI ở Việt Nam trong thời gian tới, cụ thể là giai đoạn 2021 – 2030 đã được thể hiện rất rõ trong Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20/08/2019. Việc Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết này đã được các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá rất cao. Đây là nền tảng vững chắc giúp Việt Nam nâng cao cả về số lượng và chất lượng nguồn vốn FDI trong kỉ nguyên mới.
Nghị quyết 50 khẳng định rằng FDI là một cấu thành hết sức quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Cũng như các khu vực kinh tế khác, FDI được cạnh tranh công bằng, được tạo điều kiện cũng như khuyến khích phát triển lâu dài. Trong đó, Nhà nước đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên là Nhà nước, nhà đầu tư và người lao động. Đặc biệt, nhà nước Việt Nam tôn trọng và bảo vệ lợi ích chính đáng, hợp pháp của các nhà đầu tư nước ngoài.
Mục tiêu tổng quát cho giai đoạn này chính là: hoàn thiện thể chế, chính sách hợp tác đầu tư nước ngoài có tính cạnh tranh cao, hội nhập quốc tế. Ngoài ra, cũng cần khắc phục căn bản những hạn chế trong xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện thể chế, chính sách về hợp tác đầu tư nước ngoài. Không dừng lại ở đó, cần chú trọng nâng cao chất lượng của người đứng đầu và đội ngũ chính quyền các địa phương, xử lý dứt điểm các ảnh hưởng gây ra cho môi trường hay kinh doanh nhiều năm thua lỗ, sử dụng đất không hiệu quả, thực hiện không đúng cam kết trong các dự án.
FDI trong thập kỉ 20-30 phải đảm bảo tận dụng triệt để các FTA đã kí, kết hợp với chuyển đổi số nền kinh tế, FDI không chỉ phải tập trung vào hiệu quả kinh tế mà càng cần đảm bảo các tiêu chí về xã hội, con người và môi trường. Cụ thể, đến năm 2030:
Về kinh tế
- Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân khoảng
7%/năm; GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đến năm 2030 đạt khoảng 7.500 USD3.
- Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo đạt khoảng 30% GDP, kinh tế số đạt khoảng 30% GDP.
- Tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 50%.
- Tổng đầu tư xã hội bình quân đạt 33 - 35% GDP; nợ công không quá 60%
GDP.
- Đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng đạt 50%.
- Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân đạt trên 6,5%/năm.
- Giảm tiêu hao năng lượng tính trên đơn vị GDP ở mức 1 - 1,5%/năm.
- Chỉ số phát triển con người (HDI) duy trì trên 0,74.
- Tuổi thọ bình quân đạt 75 tuổi, trong đó thời gian sống khỏe mạnh đạt tối thiểu 68 năm.
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 35 - 40%.
- Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội giảm xuống dưới
20%.
Về môi trường
- Tỷ lệ che phủ rừng ổn định ở mức 42%.
- Tỷ lệ xử lý và tái sử dụng nước thải ra môi trường lưu vực các sông đạt trên
70%.
- Giảm 9% lượng phát thải khí nhà kính.
- 100% các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt quy chuẩn về môi trường.
- Tăng diện tích các khu bảo tồn biển, ven biển đạt 3 - 5% diện tích tự nhiên vùng biển quốc gia.
Để đạt được các chỉ tiêu kinh tế, xã hội như trên đòi hỏi mục tiêu về thu hút vốn FDI như sau:
Bảng 3.1: Mục tiêu thu hút vốn FDI vào Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030
Giai đoạn 2021 – 2025 Giai đoạn 2026 – 2030
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ tạp chí nhà đầu tư – tạp chí điện tử của hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài
Nghị quyết đính hướng rõ cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải đạt được chỉ tiêu công nghiệ cao tăng 50% vào 2025 và tăng 100% vào 2030, phải đáp ứng được bảo vệ môi trường và quản trị hiện đại. Trong cơ cấu sử dụng lao động, lao động qua đào tạo phải đạt mốc 80% vào 2030.
3.1.2. Dự thảo chiến lược thu hút FDI
Để mục tiêu chiến lược 10 năm (2021-2030) phát triển kinh tế và thu hút hiệu quả FDI, nhà nước Việt Nam quyết tâm xây dựng môi trường kinh doanh bình đẳng, cạnh tranh cao đồng thời hấp dẫn về mặt lợi ích đối với nhà đầu tư. Đồng thời, bổ sung tư duy mới, không chỉ tập trung coi trọng quy mô mà còn cần tập trung hơn cả vào chất lượng, hiệu quả kinh tế xã hội của các dự án FDI.
Thứ nhất, cần nâng cao chất lượng và thực hiện quy hoạch. Cụ thể là cần thẩm định các quy hoạch thông qua các tổ chức thẩm định độc lập hội tụ các chuyên gia công nghệ, kinh tế nhằm loại bỏ những nội dung sai lệch với phương hướng chung. Hơn nữa, tổ chức này cần giám sát và kiểm tra việc thực hiện để nghiêm chỉnh trong quy hoạch của các địa phương, các ngành trong nền kinh tế. Mục tiêu đảm bảo không vi phạm vào lợi ích chung của đất nước, khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, điều chỉnh các khu kinh tế, khu công nghiệp với chất lượng cao, hướng đến xây dựng khu công nghiệp sinh thái và một số khu chuyên biệt.
Thứ 2, xây dựng khung định mức, tiêu chuẩn chung cho doanh nghiệp, dự án FDI. Thực trạng đang diễn ra là nguồn lực khai thác chưa tối ưu, còn nhiều lãng phí, chưa quan tâm đến lợi ích của các thế hệ sau. Cụ thể, các tiêu chí như hiệu quả của việc sử dụng đất, môi trường, tiêu chuẩn khi thải, chất thải hay cháy nổ cần được bổ sung và công khai minh bạch đến người dân, doanh nghiệp và chủ đầu tư. Xây dựng định mức này chính là nhiệm vụ cấp bách cho các bộ ngành đoàn thể để làm căn cứ thẩm định và cấp giấy phép đầu tư.
Thứ ba, hướng vào các tập đoàn xuyên quốc gia. Thực trạng hiện thấy đối với các đối tác đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đó là Mỹ và EU chưa đạt được 10% trong tổng số vốn thực hiện. Trong khi đó, những đối tác này sở hữu công nghệ cao, chất lượng dịch vụ hiện đại, năng lực đào tạo nhân lực chất lượng cao, trình độ quản lý hiện đại và hiệu quả. Đây chính là những điều mà Việt Nam hướng đến trong định hướng phát triển thu hút vốn đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021- 2030. Việt Nam cần chớp lấy cơ hội khi thời điểm này các doanh nghiệp EU và Mỹ đang dịch chuyển nhà máy về nước hoặc qua một nước thứ ba thay vì ở lại Trung Quốc. Chúng ta cũng cần quan tâm các yếu tố mà các doanh nghiệp EU và Mỹ đòi hỏi cao như: thực thi pháp luật nghiêm minh, bảo vệ lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư; Thủ tục hành chính đơn giản, đúng thời gian, tránh sách nhiễu; Đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ; Công khai, ổn định, minh bạch trong luật pháp.
Thứ tư, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức. Việc quản lý các dự án FDI cần được Chính phủ số, kinh tế số. Nghĩa là để tạo ra các giá trị công, cần đạt được chiến lược chính phủ số bằng việc sử dụng các công nghệ số là một phần tất yếu. Để làm được điều này đòi hỏi người công chức thường xuyên được bồi dưỡng kiến thức mới về kinh tế số, xã hội số, chính phủ số. Cần chú trọng từ khâu tuyển dụng đầu vào, đảm bảo trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, nhiệt tâm sáng tạo, cống hiến, ngoại ngữ,… Cả đội ngũ công chức nhà nước cần lấy chất lượng, hiệu quả làm thước đo để cải tiến mỗi ngày.
Thứ năm, hoàn thiện thể chế. Nhà nước cần nhanh chóng hoàn thiện thể chế trong khuôn khổ các FTA mới nhằm thống nhất, hệ thống, khắc phục những điểm yếu và nội dung khập khiễng nhau. Đồng thời, cập nhật nhanh các cam kết quốc tế về sở hữu trí tuệ, mở cửa thị trường. Việc hoàn thiện thể chế cần nhanh chóng và hiệu quả chính vì vậy nhà nước cần tập hợp các kiến nghị từ các chuyên gia dù đang làm việc hay đã nghỉ hưu có kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn cao. Đội ngũ chuyên gia có thể thành lập các tổ công tác để rà soát, nhận diện vấn đề và soạn thảo luật trình lên chính phủ xem xét, thông qua.
3.2. Giải pháp tăng cường thu hút FDI vào Việt Nam
3.2.1. Xây dựng chiến lược mới xúc tiến FDI và triển khai thực hiện
Trọng tâm thu hút FDI: đầu tư phát triển xuất khẩu hàng hóa trong cả nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp, dịch vụ phục vụ xuất khẩu hàng hóa; Thu hút mạnh các dự án công nghệ “xanh”, công nghệ tiên tiến, hiện đại; chú trọng thu hút đầu tư các tập đoàn lớn có sức lan tỏa. Hơn nữa, cần chủ động đón đầu sự chuyển dịch các dòng vốn chất lượng cao từ châu Âu, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản. Để thu hút dòng vốn từ các đối tác này, Việt Nam cần cải thiện môi trường đầu tư không thua kém gì Trung Quốc.
Chính phủ Việt Nam cần đánh giá và so sánh sức cạnh tranh của các ngành công nghiệp mạnh hiện tại cũng như các ngành công nghiệp tiềm năng trong tương lai với các quốc gia trong khu vực nhằm đề ra các chính sách hiệu quả về thuế thu