Đưa ra các biện pháp hỗ trợ nhà đầu tư vào Việt Nam

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam giai đoạn 2018 2020 (Trang 84)

Có nhiều nhà đầu tư tiềm năng của các nước trên thế giới quan tâm, tìm hiểu và có kế hoạch đầu tư vào Việt Nam, họ tham khảo kinh nghiệm của các doanh nghiệp đi trước để đưa ra quyết định nhưng họ quyết định không đầu tư. Họ nghiên cứu kĩ lưỡng thành công và thất bại của các công ty đi trước thông qua khảo sát trên diện rộng thông qua nhiều nguồn thông tin khác nhau từ các doanh nghiệp trong cũng lĩnh vực, thông qua các phân tích đến từ các chuyên gia, các cơ quan chính phủ,… tiến hành mô phỏng hoạt động kinh doanh. Có thể thấy nhận định của các doanh nghiệp đã và đang đầu tư vào Việt Nam có ảnh hưởng đến các doanh nghiệp dự kiến sẽ đầu tư vào Việt Nam trong tương lai.

Chính vì vậy, việc chính phủ Việt Nam đưa ra được các biện pháp hỗ trợ nhà đầu tư, giải quyết các khúc mắc hiện tại, thúc đẩy phát triển trong tương lai cũng góp phần quan trọng trong việc hấp dẫn các nhà đầu tư tương lai.

Dưới con mắt của các nhà đầu tư vào Việt Nam, Việt Nam cần có các biện pháp hỗ trợ nhà đầu tư, đảm bảo đầu tư. Các biện pháp này là cam kết từ Việt Nam, đảm bảo lợi ích hợp pháp cho các bên liên quan trong tiến trình đầu tư.

- Đảm bảo quyền sở hữu tài sản của nhà đầu tư: Phải chắc chắn rẳng những tài sản của nhà đầu tư nước ngoài sẽ không bị tịch thu bằng các biện pháp hành chính, không bị quốc hữu hóa. Nếu nhà nước trưng thu hay trưng dụng tài sản vì lý do an ninh quốc phòng hoặc vì lí do bất khả kháng, bất ngờ, cấp bách thì cần được bồi thường, thanh toán theo đúng các quy định pháp luật hiện hành.

- Được hỗ trợ về việc chuyển lợi nhuận hợp pháp của các nhà đầu tư nước ngoài về chính quốc. Khi đã đảm bảo nghĩa vụ tài chính (các khoản thuế, phí) vào ngân sách nhà nước Việt Nam thì nhà đầu tư được phép chuyển ra nước ngoài các khoản thu nhập từ đầu tư kinh doanh, các khoản vốn, khoản thanh lý đầu tư, tiền và tài sản hợp pháp của nhà đầu tư.

- Đảm bảo đầu tư trong trường hợp thay đổi pháp luật là vấn đề mà các nhà đầu tư rất quan tâm khi đầu tư vào Việt Nam. Nếu nhà đầu tư đang hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng nhà nước thay đổi ưu đãi cao hơn trước đó thì nhà đầu tư phải được hưởng mức ưu đãi mới trong thời gian còn lại của dự án. Song, trong trường hợp nhà nước thay đổi ưu đãi thấp hơn mức ưu đãi trước đó thì nhà đầu tư được tiếp tục hưởng ưu đãi cũ trong thời gian còn lại của dự án. Tuy nhiên, nếu sự thay đổi quy định của văn bản pháp luật vì lý do an ninh quốc phòng, an toàn và đạo đức xã hội, bảo vệ môi trường thì các nhà đầu tư không được tiếp tục áp dụng ưu đãi. Trong trường hợp này, nhà đầu tư sẽ được xem xét giải quyết khấu trừ thiệt hại thực tế, mục tiêu của dự án đầu tư, hỗ trợ nhà đầu tư khắc phục thiệt hại.

- Đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư với việc không bắt buộc nhà đẩu tư ưu tiên hàng hóa trong nước hay đưa ra tỉ lệ xuất nhập khẩu cố định hay đặt trụ sở tại địa điểm theo yêu cầu của các cơ quan nhà nước.

- Đối với những dự án đặc biệt quan trọng cần được chính phủ Việt Nam bảo lãnh các nghĩa vụ thực hiện hợp đồng.

3.2.7. Các nhà đầu tư tiềm năng cần có biện pháp thu hút hiệu quả hơn

Trong thời gian gần đây, Việt Nam đang dần trở nên thân quen và là điểm đến mà các nhà đầu tư trên thế giới hướng đến. Tuy nhiên, họ vẫn nhìn nhận rằng Việt Nam là đối tác khó nắm bắt được các thông tin chính xác. Sự thay đổi bất ngờ, thiếu nhất quán và thiếu minh bạch trong các chính sách là rào cản lớn ngăn cản các nhà đầu tư. Việc thay đổi cần được truyền tải đến các doanh nghiệp để họ có thể dự đoán, có kế hoạch phù hợp và hạn chế tối đa các hậu quả tiêu cực, ảnh hưởng đến kết quả đầu tư kinh doanh. Chính phủ Việt Nam cần chủ động công khai hóa các thông tin có liên quan cho nhà đầu tư tiềm năng. Ý tưởng này có ý nghĩa rất quan

trọng nhằm tuyên truyền rộng rãi về môi trường đầu tư của Việt Nam đến nhiều nhà đầu tư.

Không thể tồn tại phương cách hữu hiệu nào để thu hút đầu tư. Nhưng chính phủ Việt Nam cần làm cho nhà đầu tư yên tâm trong hoạt động đầu tư của mình thông qua những nỗ lực không ngừng trong công cuộc cải thiện môi trường đầu tư và tăng cường đối thoại với nhà đầu tư.

3.2.8. Nâng cao yếu tố khoa học công nghệ

Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là khẩu hiệu mới của nhà nước ta trong giai đoạn 2021-2030. Để thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế và thu hút nguồn vốn FDI hiệu quả cần có khoa học công nghệ hiện đại và hiệu quả.

Có thể phân tích SWOT của hệ thống khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo ở Việt Nam như sau:

Bảng 3.2: Phân tích SWOT của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo tại Việt Nam nhằm đưa ra giải pháp.

Strengths - điểm mạnh

- Kết quả giảm nghèo và phát

triển kinh tế ấn tượng.

- Thuộc khu vực địa lý năng

động trên thế giới.

- Nỗ lực trong hệ thống giáo dục tốt.

- Hấp dẫn đầu tư với các tập

đoàn đa quốc gia, công nghệ phát triển trong khu vực.

- Uy tín trong một số lĩnh vực:

toán nghiên cứu, sinh học, nông nghiệp.

- Có tiến bộ nhất định trong hình thành và duy trì cơ quan, thể chế đổi mới sáng tạo.

67 Opportunities – cơ hội

- Tạo khu vực năng động với các doanh nghiêp, có năng lực tốt trong ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.

- Thúc đẩy và đa dạng hóa nền kinh tế.

- Tăng cường phát triển song song cho con người.

Threats – thách thức

- Gia tăng chảy máu chất xám.

- Tính cạnh tranh quốc tế thấp.

- Nguy cơ về bẫy thu nhập trung bình.

- Khó hiệu quả trong việc cải cách hệ thống ngân hàng và chống tham nhũng.

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Từ những phân tích trên có thể đưa ra các giải pháp như sau:

Nhà nước cần xây dựng thị trường mạnh cho khoa học và công nghệ

- Hỗ trợ các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ hiện đại với ưu đãi về thuế, về tín dụng. Các thiết bị tiên tiến có thể áp dụng thuế nhập khẩu thấp hơn. Nếu các sản phẩm đang trong thời kì sản xuất thử bằng công nghệ mới, hiện đại thì có thể miễn hết các loại thuế. Đối với các công nghệ mới lần đầu tiên được áp dụng trong nước thì có thể có chính sách giảm thuế lợi tức trong một vài năm đầu, ưu đãi với các dự án áp dụng công nghệ mới cho đối tác sở hữu công nghệ ấy.

- Nhà nước cần có chế độ thưởng hợp lý cho các doanh nghiệp, tác giả, tập thể sáng chế, phát minh hay cải tiến kỹ thuật công nghệ mà có hiệu quả.

- Đầu tư cho các phòng nghiên cứu, các thiết bị nghiên cứu phù hợp với thời đại mới để tránh việc chảy máu chất xám, những thế hệ sẽ làm nên bước tiến khoa học công nghệ cho nước nhà. Các công ty và doanh nghiệp lớn cần có đội ngũ nghiên cứu mạnh.

- Quá trình chuyển giao công nghệ cần được tiến hành chặt chẽ, nghiêm ngặt để không biến đất nước thành bãi chứa rác thải công nghiệp của các nước khác. Chỉ chấp nhận chuyển giao những máy móc, công nghệ đủ đáp ứng cho công cuộc phát triển đất nước. Hệ thống pháp luật về chuyển giao công nghệ cũng như sở hữu trí tuệ cần được gấp rút hoàn thiện.

Cần xây dựng chính sách tốt cho các cán bộ khoa học và công nghệ

- Xây dựng chính sách lương, thưởng, phụ cấp thoả đáng đối với cán bộ nghiên cứu khoa học, các công trình khoa học công nghệ có giá trị; đưa ra nhiều

hình thức tôn vinh địa vị xã hội, biểu dương các nhà khoa học và chuyên gia công nghệ hàng đầu.

- Trẻ hoá đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các thế hệ trẻ theo đuổi sự nghiệp nghiên cứu khoa học công nghệ.

- Khuyến khích, trân trọng những kiến nghị giải pháp, những tìm tòi khám phá khoa học về các vấn đề của tự nhiên, kỹ thuật cũng như kinh tế - xã hội.

- Tạo điều kiện thận lợi và khuyến khích đội ngũ khoa học và công nghệ người Việt Nam ở nước ngoài chuyển giao về nước những tri thức khoa học và công nghệ tiên tiến. Đồng thời, có chính sách thoả đáng đối với cán bộ khoa học và công nghệ Việt Nam ở nước ngoài về làm việc trong nước.

Phát động nhiều chương trình để quần chúng nhân dân tiến sâu vào công cuộc nghiên cứu khoa học công nghệ

- Nhà nước cần có chế độ khen thưởng thích đáng cho những phát kiến có giá trị trong cộng đồng.

- Đẩy mạnh thi đua tăng năng suất và nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả công tác.

Hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ

Tận dụng tối đa sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế, các nước; thu hút các chuyên gia giỏi của thế giới đến nước ta hợp tác mở trường, lớp đào tạo chuyển giao những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại và lập các cơ sở nghiên cứu khoa học.

Tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt để cán bộ và công nghệ, nhất là cán bộ trẻ được đi bồi dưỡng và trao đổi khoa học ở nước ngoài.

Tăng cường giám định, kiểm soát công nghệ, đổi mới hệ thống tổ chức quản lý khoa học công nghệ của nước nhà.

Việc thẩm định phải được luật pháp hóa nghiêm ngặt và thực hiện trong mọi dự án đầu tư trong mọi cấp, mọi ngành. Khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng công nghệ “xanh”, bền vững. Phát triển kinh tế phải gắn với bảo vệ môi trường.

Hội đồng chính sách khoa học và công nghệ quốc gia, hội đồng khoa học và công nghệ nghành và địa phương cần nâng cao tối đa hiệu quả hoạt động. Xây dựng tính liên kết chặt chẽ giữa các cơ quan khoa học công nghệ, viện nghiên cứu và trường đại học, gắn nghiên cứu - triển khai với sản xuất - kinh doanh.

Tăng cường các hoạt động truyền thông để phổ cập khoa học công nghệ

Quản lý và phát triển tốt mạng lưới thu thập và xử lý thông tin về khoa học công nghệ trong nước, những tiến bộ khoa học kĩ thuật nước ngoài và trên toàn thế giới.

3.2.9. Nâng cao chất lượng nguồn lao động

Sức mạnh của mỗi doanh nghiệp đến từ nguồn nhân lực tốt. Chính vì vậy việc nguồn nhân lực trong nước chưa có nghiệp vụ chuyên môn cao, chưa chuyên nghiệp cũng chính là yếu tố khiến nhà đầu tư ái ngại khi mang vốn đi đầu tư. Vì vậy, cần có các giải pháp phù hợp phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu thu hút FDI thế hệ mới

Thứ nhất, cần có chiến lược đúng đắn về phát triển nguồn nhân lực: doanh nghiệp nên đẩy mạnh tuyển dụng lao động với những chỉ tiêu nhất định đáp ứng quá trình sản xuất kinh doanh. Nhà nước nên ưu tiên đầu tư cho các tổ chức đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghệ cao, mũi nhọn. Thay đổi phương pháp đào tạo người lao động, thay vì kiến thức nhiều thì tập trung vào thực hành để nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ.

Thứ hai, đánh giá công tâm vai trò của những cán bộ làm công tác tổ chức nhân sự của doanh nghiệp để tuyển dụng những cán bộ nhân sự vừa có phẩm chất tốt, vừa có tâm, yêu nghề lại có năng lực chuyên môn cao. Nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, thuận lợi và khó khăn của các cán bộ nhân sự nhằm kịp thời khuyến khích và hỗ trợ cho phù hợp.

Thứ ba, thấu hiểu tốt để dự đoán kịp thời những biến chuyển, xu hướng của thị trường lao động để đưa ra các biện pháp xử lý, ứng phó nâng cao nguồn nhân lực để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.

Thứ tư, cần có sự đầu tư thích đáng: có kế hoạch và có ngân sách cụ thể cho công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. Đó là sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho tương lai, tự tin đón những làn sóng FDI.

Thứ năm, quan tâm đến đời sống tinh thần, hoạt động cộng đồng xã hội của người lao động. Cần có hệ thống đánh giá nhân sự, các chế độ đãi ngộ cho người lao động, chế độ thu hút nhân tài.

Thứ sáu, tạo điều kiện về cơ sở hạ tầng đào tạo cho các cơ sở, đơn vị trong đào tạo nghề. Cần xây dựng khung chương trình, giáo trình đào tạo; tổ chức giảng

dạy, hướng dẫn thực tập và đánh giá kết quả học tập của người học tại các đơn vị đào tạo nghề.

Thứ bảy, khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng văn hóa doanh nghiệp giàu bản sắc, bởi đây là cốt lõi thu hút nhân tài, tránh việc trong doanh nghiệp làm mất nhiệt huyết của nhân viên.

3.3. Giải pháp đẩy mạnh sử dụng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Nếu làm tốt công tác thu hút vốn FDI, thì nước tiếp nhận đầu tư chỉ mới thành công một nửa. Phần còn lại, rất quan trọng đó là nguồn vốn ấy được sử dụng như thế nào, có hiệu quả tối ưu chưa. Chính vì vậy, việc xây dựng nên những giải pháp đẩy mạnh sử dụng nguồn vốn FDI là một nhiệm vụ cấp thiết.

3.3.1. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước

Đối với các ủy bân nhân dân cấp tỉnh được phân cấp quản lý, nhà nước phải có cơ chế xử lý nghiêm các trường hợp, dự án vi phạm chính sách, quy hoạch, pháp luật trong quản lý FDI.

Đối với các cơ quan cấp phép đầu tư thì cần có biện pháp phù hợp nhằm giúp các doanh nghiệp FDI tháo gỡ kịp thười những khó khan, hạn chế trong việc tiêu thụ sản phẩm, đền bù giải phóng mặt bằng hay các nghĩa vụ thuế phí đối với nhà nước Việt Nam. Việc thành lập các khu công nghiệp mới hay sửa đổi quy chế khu công nghiệp, khu công nghiệp cao, khu chế xuất phải được quản lý chặt chẽ theo hướng: thống nhất cơ chế, thu hẹp khoảng cách, đầu tư phát triển hạ tầng,…

Đối với việc việc nhập khẩu các thiết bị, giám định kỹ thuật và công nghệ, thẩm định giá cả thiết bị nhập, đặc biệt là những máy móc, thiết bị mà đối tác tham gia góp vốn trong liên doanh cần phải có quy chế quản lý chặt chẽ được ban hành kèm theo. Cần kiểm soát chặt chẽ hoạt động xuất nhập khẩu máy móc, thiết bị và gắn các quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong đó nhằm định mức chất lượng thực tế phải đúng đắn, khoa học.

Cần tách bạch chức năng quản lý nhà nước và sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nước ngoài. Tránh tình trạng cơ quan quản lý thực hiện chồng chéo hai chức năng trên, gây méo mó môi trường kinh doanh.

Công khai và minh bạch thông tin các doanh nghiệp nước ngoài trên các website đầu tư chính thống, phải đáp ứng được thông tin ấy đầy đủ, chính xác và kịp thời. Công khai và minh bạch thông tin chính là bước đệm cho quá trình quản trị doanh nghiệp nước ngoài và công tác quản lý của các cơ quan nhà nước.

3.3.2. Công tác đào tạo, nâng cao phẩm chất và nghiệp vụ của cán bộ FDI cần được chú trọng

Bất kể là trong hoạt động thu hút hay sử dụng nguồn vốn FDI thì các cán bộ

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam giai đoạn 2018 2020 (Trang 84)