Xây dựng chiến lược mới xúc tiến FDI và triển khai thực hiện

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam giai đoạn 2018 2020 (Trang 79 - 80)

Trọng tâm thu hút FDI: đầu tư phát triển xuất khẩu hàng hóa trong cả nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp, dịch vụ phục vụ xuất khẩu hàng hóa; Thu hút mạnh các dự án công nghệ “xanh”, công nghệ tiên tiến, hiện đại; chú trọng thu hút đầu tư các tập đoàn lớn có sức lan tỏa. Hơn nữa, cần chủ động đón đầu sự chuyển dịch các dòng vốn chất lượng cao từ châu Âu, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản. Để thu hút dòng vốn từ các đối tác này, Việt Nam cần cải thiện môi trường đầu tư không thua kém gì Trung Quốc.

Chính phủ Việt Nam cần đánh giá và so sánh sức cạnh tranh của các ngành công nghiệp mạnh hiện tại cũng như các ngành công nghiệp tiềm năng trong tương lai với các quốc gia trong khu vực nhằm đề ra các chính sách hiệu quả về thuế thu nhập, VAT, ưu đãi thuế XNK.

Từng vùng, miền, địa phương lại có các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng khác nhau nên cũng cần có các chiến lược thu hút khác nhau, không thể theo một công thức chung, rập khuôn. Nhà nước ta cần đánh giá lại khả năng liên kết, kết nối giữa các địa phương, các quốc gia để hướng trọng tâm vào “đầu tàu”, “mũi nhọn”, “trung tâm”. Đây là động lực thúc đẩy nền kinh tế theo hướng bền vững mà cũng là phương thức loại bỏ sự dàn trải kém hiệu quả trong

thời gian qua. Thời gian tới sẽ có sự dịch chuyển: các dự án gia công, chế biến chuyển sang các địa phương xa hơn, không đòi hỏi cao về nguồn lao động có kỹ năng, các dự án FDI chất lượng cao, công nghệ cao, đòi hỏi lao động có kĩ năng chảy vào khu vực kinh tế trọng điểm.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam giai đoạn 2018 2020 (Trang 79 - 80)