Giải pháp đẩy mạnh sử dụng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam giai đoạn 2018 2020 (Trang 90)

Nếu làm tốt công tác thu hút vốn FDI, thì nước tiếp nhận đầu tư chỉ mới thành công một nửa. Phần còn lại, rất quan trọng đó là nguồn vốn ấy được sử dụng như thế nào, có hiệu quả tối ưu chưa. Chính vì vậy, việc xây dựng nên những giải pháp đẩy mạnh sử dụng nguồn vốn FDI là một nhiệm vụ cấp thiết.

3.3.1. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước

Đối với các ủy bân nhân dân cấp tỉnh được phân cấp quản lý, nhà nước phải có cơ chế xử lý nghiêm các trường hợp, dự án vi phạm chính sách, quy hoạch, pháp luật trong quản lý FDI.

Đối với các cơ quan cấp phép đầu tư thì cần có biện pháp phù hợp nhằm giúp các doanh nghiệp FDI tháo gỡ kịp thười những khó khan, hạn chế trong việc tiêu thụ sản phẩm, đền bù giải phóng mặt bằng hay các nghĩa vụ thuế phí đối với nhà nước Việt Nam. Việc thành lập các khu công nghiệp mới hay sửa đổi quy chế khu công nghiệp, khu công nghiệp cao, khu chế xuất phải được quản lý chặt chẽ theo hướng: thống nhất cơ chế, thu hẹp khoảng cách, đầu tư phát triển hạ tầng,…

Đối với việc việc nhập khẩu các thiết bị, giám định kỹ thuật và công nghệ, thẩm định giá cả thiết bị nhập, đặc biệt là những máy móc, thiết bị mà đối tác tham gia góp vốn trong liên doanh cần phải có quy chế quản lý chặt chẽ được ban hành kèm theo. Cần kiểm soát chặt chẽ hoạt động xuất nhập khẩu máy móc, thiết bị và gắn các quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong đó nhằm định mức chất lượng thực tế phải đúng đắn, khoa học.

Cần tách bạch chức năng quản lý nhà nước và sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nước ngoài. Tránh tình trạng cơ quan quản lý thực hiện chồng chéo hai chức năng trên, gây méo mó môi trường kinh doanh.

Công khai và minh bạch thông tin các doanh nghiệp nước ngoài trên các website đầu tư chính thống, phải đáp ứng được thông tin ấy đầy đủ, chính xác và kịp thời. Công khai và minh bạch thông tin chính là bước đệm cho quá trình quản trị doanh nghiệp nước ngoài và công tác quản lý của các cơ quan nhà nước.

3.3.2. Công tác đào tạo, nâng cao phẩm chất và nghiệp vụ của cán bộ FDI cần được chú trọng

Bất kể là trong hoạt động thu hút hay sử dụng nguồn vốn FDI thì các cán bộ cũng nắm giữ vai trò quan trọng chủ chốt. Đội ngũ cán bộ vừa tham gia hoạch định chính sách lại vừa là người vận dụng luật pháp, chính sách để xử lý tác nghiệp hàng ngày liên quan đến hoạt động đầu tư nước ngoài. Với các doanh nghiệp FDI cán bộ quản lý Việt Nam phải đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động theo đúng pháp luật, lại bảo vệ lợi ích của Nhà nước Việt Nam, của doanh nghiệp Việt Nam. Vậy nên công tác đào tạo nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực trình độ chuyên môn của đội ngũ công chức Nhà nước các cấp cần phải đặc biệt chú trọng. Có thể tổ chức các khóa đào tạo hợp lý. Việc này gắn liền với nâng cao, củng cố chất lượng hoạt động của cá nhân, đoàn thể trong chính doanh nghiệp ấy.

3.3.3. Doanh nghiệp FDI cần sự ưu đãi

Đầu tiên, nhà nước quyết tâm giữ vững nền chính trị ổn định giúp các doanh nghiệp FDI yên tâm kinh doanh sản xuất.

Hơn nữa, để nâng cao hiệu quả của các doanh nghiệp FDI, Việt Nam tiếp tục phát huy tốt ưu đãi giảm thuế, phí cho các nhà đầu tư, đẩy nhanh lộ trình phê chuẩn dự án, giải quyết các thủ tục giấy tờ cho nhà đầu tư để nâng cao hiệu quả kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài.

Thực hiện giảm giá cước viễn thông, tạo ra các kết nối thông minh, hiệu quả, giảm chi phí giao dịch, nâng cao tính cạnh tranh.

Các địa phương cần phải hỗ trợ các nhà đầu tư triển khai dự án nhanh và hiệu quả nhất thông qua các cải cách về thủ tục hành chính (đất đai và giải phóng mặt bằng), môi trường kinh doanh.

3.3.4. Tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp FDI

Trong bối cảnh có nhiều biến động, điển hình là bệnh dịch Covid - 19 hiện nay, các doanh nghiệp khu vực FDI càng cần đến dự hỗ trợ của nhà nước. Trong tình hình này, thị trường giảm cầu đột ngột, giảm doanh thu, khó thu hồi nợ, khả năng thanh toán kém, nhiều DN bị gián đoạn, ngưng trệ hoạt động, thậm chí dừng hoạt động hay đứng trước bờ vực phá sản. Số lượng doanh nghiệp rút ra khỏi thị trường cao kỉ lục. Chính phủ cần tiếp túc phát huy các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp như giãn hay hoãn thuế giá trị gia tăng, tiền thuê đất, thuế thu nhập, các chính sách nới lỏng về tín dụng của các ngân hàng. Thậm chí là vay với lãi suất bằng 0% để trả lương cho người lao động. Đây là những biện pháp mà chính phủ

Việt Nam đã và đang làm khiến các doanh nghiệp nước ngoài an tâm, như được nâng đỡ, cũng đã tạo nên năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam khiến các doanh nghiệp nước ngoài có cái nhìn đầy tích cực.

KẾT LUẬN

Sau hơn 3 thập kỷ mở cửa, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, Việt Nam đã có một diện mạo hoàn toàn mới. Nhìn nhận một cách khách quan, nguồn vốn FDI là một chân kiềng quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Chính FDI là động lực giúp Việt Nam phát triển vươn lên, xóa nhòa dần khoảng cách kinh tế với thế giới.

Việt Nam tự hào là một trong top những quốc gia thu hút FDI thành công nhất trong châu Á. Để đạt được điều này là cả một quá trình đột phá tư duy của chính phủ, nhà nước, không ngừng nỗ lực đổi mới trong chính sách, chiến lược,… Bên cạnh bổ sung vốn cấp bách cho nền kinh tế, FDI đã nâng cao kỹ năng quản lý của người Việt, tạo ra nguồn việc làm lớn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp trong nước. Khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tạo ra một hiệu ứng lan tỏa rất tốt. Tăng cao tính cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế, thúc đẩy nền kinh tế chung đi lên.

Cho đến hiện tại, Việt Nam vẫn đang rất cần nguồn vốn này trong quá trình phát triển và tăng trưởng kinh tế, hội nhập quốc tế sâu rộng hơn. Thực trạng hơn 30 năm thu hút đã cho thấy FDI quan trọng đến đâu trong nền kinh tế. Tuy nhiên, cần nhìn nhận một cách khách quan, FDI cũng mang đến những điểm tối nhất định, khi quản lý chưa nghiêm minh, chặt chẽ trong thu hút và giải ngân FDI, người lao động trong khu vực FDI phải chịu những thiệt thòi nhất định, môi trường bị ảnh hưởng, tài nguyên bị khai thác quá mức hay vấn nạn công nghệ lạc hậu ùa vào trong nước, vô tình khiến Việt Nam trở thành “bãi rác thải” thiết bị cho các quốc gia phát triển. Những tích cực và hạn chế đặt ra trước mắt, đòi hỏi quá trình thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI cần cẩn trọng, kiểm duyệt hiệu quả hơn, chú trọng các chỉ tiêu chất lượng FDI thay vì chỉ chạy theo số lượng, tập trung vào các khu vực kinh tế trọng điểm rồi để bật sức mạnh lan tỏa thay vì dàn trải. Đó là nhiệm vụ cấp bách đặt ra cho các cơ quan nhà nước, chính phủ, các cơ quan, bộ ngành liên quan trực tiếp đến thu hút và sử dụng FDI. Đồng thời. cải thiện pháp luật đầu tư, gắn FDI với quá trình chuyển đổi số kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư, chủ động nâng cao năng lực lao động và trình độ khoa học công nghệ, cơ sở hạ tầng trong nước. Việt Nam giai đoạn 2021- 2030 sẽ đạt được những mục tiêu FDI cũng như những mục tiêu tăng trưởng chung của nền kinh tế nếu phát huy tốt những tích cực và cải thiện tối đa những hạn chế kể trên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo Đầu tư – Bộ kế hoạch và đầu tư: https://baodautu.vn/

2. Báo điện tử Công thương – cơ quan ngôn luận của bộ Công thương: https://congthuong.vn/

3. Bộ Công thương: https://www.moit.gov.vn/

4. Cổng thông tin điện tử - Bộ Kế hoạch và Đầu tư: http://www.mpi.gov.vn/Pages/default.aspx

5. Cơ sở dữ liệu thông tin đầu tư Việt Nam: http://ipc.mpi.gov.vn/

6. Phùng Xuân Nhạ, Giáo trình Đầu tư nước ngoài, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000

7. PGS,TS Đào Văn Hùng, TS Bùi Thúy Vân đồng chủ biên, Giáo trình kinh tế quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2015

8. Nhà đầu tư – Tạp chí điện tử của hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài: https://nhadautu.vn/hiep-hoi-doanh-nghiep-dau-tu-nuoc-ngoai- tag1288/

9. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2005, Luật đầu tư năm 2005.

10.Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2014, Luật đầu tư năm 2014.

11. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2020, Luật đầu tư năm

2020

12. Tổng cục hải quan: https://www.customs.gov.vn/

13. Tổng cục thống kê: https://www.gso.gov.vn/

14. Tờ báo Nhịp cầu đầu tư: https://nhipcaudautu.vn/

15. Tờ báo Việt Nam Fiance: https://vietnamfinance.vn/

16. Thời báo tài chính Việt Nam – Cơ quan ngôn luận của Bộ Tài chính: http://thoibaotaichinhvietnam.vn/

17. Trang thông tin: trung tâm tin tức đầu tư phía Nam: https://ipcs.mpi.gov.vn/

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam giai đoạn 2018 2020 (Trang 90)