5. Kết cấu của luận văn
2.3.3.3. Một số nhận xét của doanh nghiệp về thực trạng tiến hành thủ tục hải quan
tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu (để sản xuất hàng xuất khẩu) và tiến hành thủ tục hải quan đối với sản phẩm (sử dụng nguyên liệu nhập khẩu).
Tổng hợp kết quả trả lời câu hỏi lấy ý kiến đánh giá của doanh nghiệp đánh giá chung về việc thực hiện quy trình làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất xuất khẩu và quy trình làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm, 92% số doanh nghiệp được hỏi phản ánh rằng họ gặp phải một số khó khăn, vướng mắc nhất định (Biểu 9).
Thực hiện quy trình làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu và quy trình làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm:
Đa số doanh nghiệp đều gặp các vướng mắc, khó khăn
92% 8%
Có
Không
Nguồn: Tổng hợp phiếu thăm dò ý kiến của 122 doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu tại Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội thuộc Cục Hải quan TP Hà Nội.
Hình 17. Đánh giá chung về việc thực hiện quy trình làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất xuất khẩu và quy trình làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm.
Một số tồn tại phổ biến được thể hiện trên Biểu 10. Thứ nhất là tốc độ cập nhật và truyền dữ liệu khai báo thủ tục hải quan của cơ quan hải quan khá chậm dẫn đến doanh nghiệp trong nhiều trường hợp bị thiệt thòi (38% doanh nghiệp đồng ý).
Thứ hai là các doanh nghiệp khai báo hồ sơ hải quan trực tiếp trên máy tính đặt tại cơ quan hải quan thường xuyên gặp tình trạng quá tải khi khai báo do số máy tính đặt tại cơ quan hải quan quá ít so với số lượng doanh nghiệp khai báo (47% doanh nghiệp nhất trí).
Thứ ba là còn tồn tại phổ biến tình trạng trong một Chi cục, giữa các Chi cục trong Cục và giữa các Cục Hải quan địa phương hướng dẫn một mặt hàng được phân loại vào các mã khác nhau dẫn đến việc giải quyết nhiều hồ sơ hải quan của doanh nghiệp không nhất quán giữa các cán bộ hải quan trong cùng đơn vị, giữa các cơ quan hải quan với nhau. Thực tế này nhiều lúc làm
doanh nghiệp lúng túng khi áp mã hàng hoá trong hồ sơ hải quan (52% doanh nghiệp đồng ý). 52% 47% 38% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% Sự không nhất quán về việc áp mã số
hàng hoá
Tình trạng quá tải khi khai báo trên máy tính tại cơ quan Hải quan. Tốc độ cập nhật và truyền dữ liệu khai
báo thủ tục hải quan của cơ quan Hải quan khá chậm
Nguồn: Tổng hợp phiếu thăm dò ý kiến của 122 doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu tại Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội thuộc Cục Hải quan TP Hà Nội.
Hình 18. Các tồn tại phổ biến trong việc thực hiện quy trình làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất xuất khẩu và quy trình làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm.
Liên quan đến việc phân loại các mức kiểm tra, dù tỷ lệ doanh nghiệp phải thực hiện kiểm tra bước 2, bước 3 ngày càng giảm xuống nhưng có đến hơn 33% số doanh nghiệp được hỏi đánh giá cách phân loại các mức kiểm tra bước 2 và bước 3 của cơ quan hải quan hiện tại là quá chặt chẽ (Biểu 11). Các doanh nghiệp còn phản ánh rằng đa số trường hợp hồ sơ chuyển sang kiểm tra bước 2 và bước 3 là do cán bộ hải quan xử lý hồ sơ chuyển chứ không phải do phần mềm máy tính xử lý, do vậy không thể tránh khỏi những quyết định mang tính chủ quan không có lợi cho doanh nghiệp.
Cách phân loại mức kiểm tra bước 2 và bước 3 của cơ quan hải quan là quá chặt chẽ? 12% 45% 33% 10% 0% 10% 20% 30% 40% 50% Không đồng ý Đồng ý một phần Đa phần đồng ý Hoàn toàn đồng ý
Nguồn: Tổng hợp phiếu thăm dò ý kiến của 122 doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu tại Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội thuộc Cục Hải quan TP Hà Nội.
Hình 19. Đánh giá về cách phân loại mức kiểm tra bước 2 (luồng vàng) và bước 3 (luồng đỏ) của Cục Hải quan TP Hà Nội.