5. Kết cấu của luận văn
1.1.1 2.4.3.1 Về phía cơ quan hải quan
Trên
thực tế việc thanh toán hàng hóa của doanh nghiệp rất đa dạng, trong khi các quy định của pháp luật, cụ thể là quy trình làm thủ tục thanh khoản tờ khai nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu lại không thể bao quát
hết thực tế, dẫn đến việc cơ quan hải quan không chấp nhận hoặc xử lý qua nhiều cấp đối với một số chứng từ thanh toán xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Bên cạnh đó,
quy định về thủ tục hải quan thường được xây dựng hoàn toàn bởi cơ quan hải quan, không tham khảo ý kiến của doanh nghiệp, do vậy không dự kiến được các trường hợp mới phát sinh liên quan đến hoá đơn, chứng từ trong hồ sơ khai báo hải quan hoặc không có quy định rõ ràng về việc doanh nghiệp có phải khai báo nguyên liệu có nguồn gốc nội địa hay không.
Năng lực xây dựng văn bản pháp quy về hải quan của cơ quan có thẩm quyền, ở đây là Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan, còn hạn chế là nguyên nhân dẫn đến việc Thanh tra Chính phủ kết luận 6 doanh nghiệp nợ đọng thuế (dù các doanh nghiệp này thực hiện theo đúng hướng dẫn của cơ quan Hải quan). Thanh tra Chính phủ (sau khi thanh tra Cục Hải quan TP Hà Nội) đã nhận định Thông tư số 6/1999/THLT-TCHQ ngày 15-1-1999 của Bộ Tài chính - Tổng cục Hải quan đã trái với Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế xuất nhập khẩu năm 1998, trái với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Cục Hải quan TP Hà Nội cập nhật không đầy đủ các chỉ tiêu cơ bản về thuế do Bộ Tài chính ban hành, sửa đổi bổ sung thường xuyên. Theo kết quả thanh tra hoạt động của Cục Hải quan TP Hà Nội từ năm 2006 trở về trước của Thanh tra Chính phủ, 68,83% - 73,25% chỉ tiêu cơ bản về thuế không được các chi cục tại Hải quan Hà Nội cập nhật đầy đủ dẫn đến việc tra cứu để tính thuế mã hàng hóa của nhân viên hải quan bị hạn chế2. Điều này dẫn đến việc xử lý hồ sơ hải quan bị chậm đi.
Đến nay, Cục Hải quan TP Hà Nội vẫn chưa đẩy mạnh có các biện pháp tuyên truyền, hỗ trợ doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng
2 http://www.antd.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=19340&ChannelID=80
xuất khẩu. Thực tế này dẫn đến việc doanh nghiệp thường bị động trước các quy định hải quan mới vốn dĩ có tính đặc thù đối với hoạt động nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp không có nhiều cơ hội để trao đổi, góp ý và đề nghị Cục Hải quan TP Hà Nội tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc phát sinh.
Dù đã có nhiều nỗ lực trong việc đẩy mạnh triển khai khai báo hải quan điện tử, Cục Hải quan TP Hà Nội vẫn chưa đánh giá đúng nhu cầu hiện tại của doanh nghiệp khi thực hiện khai báo điện tử, đó là khai báo trên máy tính tại cơ quan hải quan để có thể nhận được sự hỗ trợ kịp thời từ phía cơ quan hải quan. Điều này dẫn đến nhu cầu sử dụng máy tính phục vụ khai báo của doanh nghiệp tại cơ quan hải quan lớn hơn số lượng máy tính cơ quan hải quan đã cung cấp, do vậy tình trạng quá tải khi khai báo trên máy tính tại cơ quan hải quan là không thể tránh khỏi, đặc biệt là các tháng đầu năm và cuối năm.
Các phần mềm máy tính xử lý thủ tục hải quan tại các quy trình thuộc thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu còn có nhiều lỗi chương trình. Bên cạnh đó, tính liên kết của các chương trình quản lý này còn yếu, đã nhiều lần việc kết nối các chương trình bị hỏng. Đây là những nguyên nhân khách quan dẫn đến việc cập nhật và truyền dữ liệu thủ tục hải quan bị chậm, thậm chí nhiều lần bị ngắt quãng.
Chương trình thanh khoản trên máy tính cũng được thiết kế trên cơ sở các quy định của pháp luật, quy định về thủ tục hải quan nên cũng không mang tính mở, do vậy không giải quyết được các trường hợp mới phát sinh. Đề cương luận văn
Điều này dẫn đến việc nhiều hồ sơ thanh khoản phải xử lý thủ công hoặc bán thủ công khiến thời gian thanh khoản hồ sơ hải quan kéo dài, khiến doanh nghiệp mất nhiều thời gian và chi phí liên quan.
Cục Hải quan TP Hà Nội đã sắp xếp cán bộ chuyên trách quản lý loại hình nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu, nhưng thực tế số lượng cán bộ chuyên trách còn ít, chủ yếu là quản lý kiêm nhiệm do khối lượng công việc tăng cao, do vậy họ không thể tập trung quản lý loại hình mình phụ trách dẫn đến sự chậm trễ và thiếu sót trong xử lý thủ tục hải quan.
Một bộ phận cán bộ hải quan vẫn tồn tại một quan niệm cũ về cơ chế “xin-cho” và có thái độ phiền hà, sách nhiễu nên nhiều lần giải quyết hồ sơ hải quan chậm hoặc nhiều lần yêu cầu doanh nghiệp giải trình với lý do không thật sự hợp lý.
Cán bộ hải quan chỉ giải quyết thủ tục dựa trên các quy định đã có, trong khi những quy định này vốn dĩ không bao quát hết thực tế (như đối với trường hợp các hoá đơn, chứng từ thanh toán quốc tế mới) hoặc chưa được hướng dẫn cụ thể (như trường hợp mã số hàng hoá). Khi giải quyết các trường hợp mới phát sinh hoặc chưa được hướng dẫn cụ thể, cán bộ hải quan sẽ phải xin ý kiến cấp trên hoặc áp mã số hàng hoá, thuế suất vào mức cao để bảo đảm không thất thu thuế và hoàn thành trách nhiệm công việc. Sự cứng nhắc trong việc xử lý này, phần nào đó bắt nguồn từ cán bộ hải quan, đã gây nhiều thiệt thòi cho doanh nghiệp, cả về thời gian và chi phí.
Một bộ phận cán bộ hải quan lớn tuổi có trình độ ngoại ngữ kém khi xem xét, đối chiếu các vận đơn, chứng từ thanh toán quốc tế của doanh nghiệp thì không hiểu hoặc đối chiếu mất nhiều thời gian, do vậy xử lý cứng nhắc hoặc áp mã không chính xác.