5. Kết cấu của luận văn
1.1.1 2.4.2.1 Các tồn tại trong quy định thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập
nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu.
Về quy định thủ tục hải quan, các tiêu chí đánh giá cho thấy tính khoa học của quy định thủ tục hải quan hiện tại vẫn còn điểm yếu, đó là chưa chặt chẽ. Sự thiếu sót các hướng dẫn chi tiết quy định thủ tục hải quan đã bộc lộ rõ trong quá trình doanh nghiệp thực hiện các bước thủ tục hải quan. Các doanh nghiệp đã phản ánh đúng các khó khăn phát sinh do chưa có hướng dẫn cụ thể trong quy định thủ tục hải quan hiện hành (Quyết định 929/QĐ-TCHQ) về khai báo định mức xuất khẩu sản phẩm tại khâu đầu tiên – đăng ký hợp đồng nhập khẩu, danh mục nguyên vật liệu nhập khẩu, danh mục sản phẩm xuất khẩu và định mức nguyên vật liệu. Tại các khâu khai báo thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu (để sản xuất hàng xuất khẩu), sản phẩm xuất khẩu (sử dụng nguyên liệu nhập khẩu) và thanh khoản tờ khai nhập khẩu việc chưa quy định mã số đối với một số loại hàng hoá, nguyên liệu cũng đã khiến các doanh nghiệp không thể chủ động khai báo, phụ thuộc hoàn toàn vào cơ quan hải quan.
Ngoài ra, các quy định về phân loại các mức kiểm tra do cơ quan hải quan cài đặt sẵn trong phần mềm máy tính và không công bố tiêu chí phân loại khiến nhiều doanh nghiệp bị động khi chuẩn bị hồ sơ khai báo hải quan. Sự khác biệt khá lớn về các thủ tục hải quan và thời gian thực hiện giữa các mức kiểm tra 1, 2 và 3 tại khâu xử lý thủ tục hải quan đối với nguyên liệu (nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu) và khâu thủ tục hải quan đối với sản phẩm xuất khẩu (sử dụng nguyên liệu nhập khẩu) khiến các doanh nghiệp đều muốn được kiểm tra tại bước 1. Tỷ lệ doanh nghiệp bị kiểm tra tại mức 2 và mức 3 trong các Bảng 7,8,9,10 và 11 tuy giảm dần trong các năm gần đây nhưng vẫn còn khá cao là một minh chứng cụ thể.
1.1.2 1.1.3
1.1.4