Thực trạng tiến hành thanh khoản tờ khai nhập khẩu nguyên liệu để sản

Một phần của tài liệu Hoàn thiện thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu ở cục hải quan thành phố hà nội-nhìn từ góc độ doanh nghiệp (Trang 93 - 97)

5. Kết cấu của luận văn

2.3.4.Thực trạng tiến hành thanh khoản tờ khai nhập khẩu nguyên liệu để sản

nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu.

Thanh khoản tờ khai nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu là việc cơ quan hải quan kiểm tra hồ sơ hải quan (khai báo theo quy định) để xác định số thuế phải nộp hay được hoàn ở khâu nhập khẩu.

Theo quy định tại Thông tư 59/2007/TT/BTC, quy định về việc thanh khoản hồ sơ hải quan gồm có một số điểm chính:

o Hạn nộp hồ sơ thanh khoản tờ khai nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu là 45 ngày (kể từ ngày đăng ký tờ khai xuất khẩu cuối cùng sử dụng nguyên liệu của tờ khai nhập khẩu) và các tờ khai xuất khẩu này phải xuất khẩu trong thời hạn ân hạn thuế 275 ngày. Nếu doanh nghiệp xuất sản phẩm ngoài thời hạn 275 ngày, thì thời hạn nộp hồ sơ thanh khoản là 45 ngày tính cho từng tờ khai xuất khẩu.

o Bộ hồ sơ thanh khoản bao gồm các tờ khai nhập khẩu, tờ khai xuất khẩu sản phẩm sử dụng nguyên liệu của tờ khai nhập (đã có xác nhận thực xuất), định mức sử dụng nguyên liệu nhập khẩu để sản

xuất sản phẩm xuất khẩu, chứng từ thanh toán cho hàng hóa xuất khẩu và hệ thống bảng biểu theo quy định.

o Sau khi người khai hải quan nộp bộ hồ sơ thanh khoản, cán bộ hải quan tiếp nhận và kiểm tra bộ hồ sơ, nếu bộ hồ sơ hợp lệ, cơ quan hải quan sẽ ra quyết định không thu thuế hoặc hoàn thuế (nếu đã nộp thuế) cho tờ khai nhập khẩu

o Theo quy định, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính do chậm nộp hồ sơ thanh khoản. Hành vi vi phạm này của doanh nghiệp sẽ được cập nhật vào hệ thống máy tính. Thông tin này sẽ được hệ thống máy tính phân tích và cập nhật vào chương trình quản lý rủi ro, và là điều kiện để hệ thống phân mức độ kiểm tra khi doanh nghiệp mở tờ khai nhập khẩu và xuất khẩu.

Theo thống kê của Cục Hải quan TP Hà Nội, tỷ lệ doanh nghiệp và hồ sơ nộp chậm giảm dần qua các năm. Theo Bảng 11:

+ Tỷ lệ hồ sơ nộp chậm giảm từ 5% trong năm 2006 xuống còn 4,5% trong năm 2008.

+ Tỷ lệ doanh nghiệp nộp chậm hồ sơ giảm từ 7,2% trong năm 2006 xuống còn 6,6% trong năm 2008.

Bảng 11: Tỷ lệ hồ sơ và doanh nghiệp nộp chậm trong thanh khoản

Đơn vị: %

Năm 2006 2007 2008

Tỷ lệ hồ sơ nộp chậm 5 4,8 4,5

Tỷ lệ doanh nghiệp nộp chậm hồ sơ 7,2 7,0 6,6

Nguồn: Cục Hải quan TP Hà Nội.

Đánh giá chung về việc thực hiện quy trình thanh khoản hồ sơ hải quan, 95% số doanh nghiệp được hỏi phản ánh rằng họ thường xuyên gặp một số vướng mắc (xem Hình 12).

Quy trình thanh khoản hồ sơ hải quan: Thường xuyên phát sinh vướng mắc

95% 5%

Không

Nguồn: Tổng hợp phiếu thăm dò ý kiến của 122 doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu tại Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội thuộc Cục Hải quan TP Hà Nội.

Hình 20. Đánh giá chung về việc thực hiện quy trình thanh khoản hồ sơ hải quan.

Ngoài ra, Biểu 13 tổng hợp ý kiến phản ánh một số vướng mắc phổ biến các doanh nghiệp đang gặp phải trong quá trình này.

Thứ nhất là tốc độ cập nhật và truyền dữ liệu khai báo thủ tục hải quan của cơ quan hải quan khá chậm dẫn đến doanh nghiệp trong nhiều trường hợp bị thiệt thòi (37% doanh nghiệp phản ánh). Ví dụ, doanh nghiệp đã được thanh khoản hồ sơ, đã được ra quyết định không thu thuế, nhưng số liệu cập nhật trong một chi cục cũng mất rất nhiều thời gian, truyền dữ liệu trong một Cục hải quan và trong toàn quốc do đó cũng rất chậm  đến khi doanh nghiệp đăng ký tờ khai mới vẫn chưa có số liệu về số thuế không thu dẫn đếncó sự khác biệt về số liệu kê khai trên tờ khai mới của doanh nghiệp và dữ liệu trên hệ thống thông tin của cơ quan hải quan. Khi đó, tờ khai mới của doanh nghiệp bị dừng lại để đối chiếu số liệu nên rất mất thời gian.

43% 25%

37%

0% 10% 20% 30% 40% 50%

Không chấp nhận một số loại chứng từ thanh toán mới

Một số hồ sơ hải quan khi thanh khoản phải xử lý thủ công Tốc độ cập nhật và truyền dữ liệu khai

báo thủ tục hải quan của cơ quan Hải quan khá chậm

Nguồn: Tổng hợp phiếu thăm dò ý kiến của 122 doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu tại Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội thuộc Cục Hải quan TP Hà Nội.

Hình 21. Đánh giá chung về việc thực hiện quy trình thanh khoản hồ sơ hải quan.

Thứ hai là một số hồ sơ hải quan khi thanh khoản phải xử lý thủ công (25% doanh nghiệp đồng ý). Nhiều doanh nghiệp sau khi khai báo hồ sơ trên máy tính đặt tại các Chi cục của Cục Hải quan TP Hà Nội thì hồ sơ không thể thanh khoản theo chương trình máy tính do phát hiện có sự khác biệt về mã nguyên phụ liệu hoặc đơn vị sản phẩm xuất khẩu khai trên định mức và trên tờ khai xuất khẩu. Việc xử lý các trường hợp này hoàn toàn thủ công theo hồ sơ hoặc xử lý một phần bằng chương trình máy tính, một phần xử lý thủ công. Thứ ba là trong quá trình làm thủ tục thanh khoản tờ khai nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu, cơ quan hải quan không chấp nhận một số chứng từ thanh toán do doanh nghiệp khai báo kèm cùng tờ khai (43% doanh nghiệp phản ánh). Các chứng từ dạng này hoàn toàn hợp lệ, tuy nhiên lại không phải là loại chứng từ thanh toán phổ biến. Trong các trường hợp này, doanh nghiệp một mặt phải giải trình cụ thể, mặt khác phải chờ Chi cục Hải quan xin ý kiến của Cục Hải quan Hà Nội nên rất mất thời gian. Ngoài ra,

doanh nghiệp còn phải chờ xử lý lâu hơn nếu Cục Hải quan TP Hà Nội lại có công văn xin ý kiến của Tổng cục Hải quan hoặc các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan khác.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu ở cục hải quan thành phố hà nội-nhìn từ góc độ doanh nghiệp (Trang 93 - 97)