Thực hiện an toàn và phát triển, mở rộng nghiệp vụ TTQT của mình, tránh hiện tượng bị lấn sâu bởi các ngân hàng nước ngoài thì một trong những giải pháp là thành lập Trung tâm thương mại trong từng hệ thống NHTM. Hiện nay, NHCT Việt Nam đã thành lập Sở giao dịch III, chuyên xử lý tập trung các nghiệp vụ TTQT. Việc này tạo điều kiện thuận lợi về mặt tài chính cho các doanh nghiệp là một trong những nội dung quan trọng hàng đầu cho các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao vị thế trong thương thuyết đàm phán thương mại quốc tế, tạo cho họ quyền chủ động để đưa ra điều khoản thanh toán phù hợp và hiệu quả, khi đó ngân hàng mới có thể thực hiện được nhiệm vụ TTQT.
Hoạt động ngoại thương ngày càng phát triển thì các hình thức thanh toán cũng ngày càng đa dạng, tất yếu sẽ dẫn đến sự đa dạng của các hình thức tài trợ trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, mỗi hình thức thanh toán đòi hỏi phải
có một hình thức tài trợ tương ứng. Hoạt động tài chính đối ngoại càng thuận lợi bao nhiêu thì mối quan hệ thương mại càng được mở rộng bấy nhiêu, chất lượng của hoạt động tài trợ thương mại là cơ sở để tạo lòng tin cho bạn hàng trong quan hệ thương mại, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lưu thông hàng hoá quốc tế. Thực hiện giải pháp này cần cụ thể hoá một số nội dung sau:
- Áp dụng rộng rãi hình thức mua ngoại tệ có kỳ hạn đối với các doanh nghiệp có thư tín dụng xuất khẩu và có uy tín trong xuất khẩu hàng truyền thống.
- Tích cực thực hiện tín dụng xuất nhập khẩu đối với doanh nghiệp, nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, vừa củng cố mối quan hệ khách hàng, trên cơ sở đó mở rộng và phát triển nghiệp vụ TTQT.
- Triển khai rộng rãi nghiệp vụ chiết khấu đối với bộ chứng từ hàng xuất, đặc biệt đối với thanh toán thư tín dụng.
- Triển khai nghiệp vụ Factoring và Forfaiting phù hợp với xu thế phát triển, đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của doanh nghiệp và tăng nguồn thu cho ngân hàng.