Đổi mới mô hình hoạt động TTQT

Một phần của tài liệu Rủi ro và hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ tại ngân hàng ngoại thương Việt Nam (Trang 96 - 98)

a. Đổi mới hoạt động TTQT theo hướng tập trung thống nhất và chuyên sâu Hiện nay, tại các chi nhánh ở các tỉnh thành, việc quản lý điều hành các nghiệp vụ TTQT còn chưa hợp lý, chưa phát huy được năng lực cũng như tính chủ động của chi nhánh, còn làm mất nhiều thời gian luân chuyển chứng từ trong nội bộ hệ thống. Ví dụ, chi nhánh chỉ được tiếp nhận hồ sơ từ khách hàng, làm các thủ tục cần thiét liên quan tới khách hàng trong nước rồi chuyển toàn bộ hồ sơ đó đến Hội sở chính (Nay là Sở giao dịch III) để Sở III mở thư tín dụng đi nước ngoài. Về hàng

xuất cũng vậy, khi các chi nhánh nhận được bộ chứng từ do khách hàng xuất trình thì tiếp nhận rồi chuyển đến sở 3 để kiểm tra, sau đó mới làm lệnh đòi tiền ngân hàng mở ở nước ngoài. Như vậy, làm cho việc đòi tiền hàng xuất bị trễ ít nhiều làm giảm hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp.

Vì vậy, NHCT Việt Nam tuỳ theo tình hình cụ thể của mình, cần khẩn trương nâng cao trình độ nghiệp vụ TTQT cho các thanh toán viên, đặc biệt là từng chi nhánh phải có cán bộ chuyên sâu để có thể chủ động giải quyết công việc ngay tại chi nhánh. Sở III nên cho phép các chi nhánh được chủ động giao dịch trực tiếp mở thư tín dụng ra nước ngoài cũng như chiết khấu chứng từ hàng xuất với nước ngoài đối với những chi nhánh có năng lực thực hiện các nghiệp vụ TTQT, nhằm tiết kiệm thời gian cũng như nâng cao hiệu quả TTQT.

b. Mở rộng có hiệu quả mạng lưới ngân hàng đại lý

Trong nghiệp vụ TTQT, đặc biệt là phương thức thanh toán bằng thư tín dụng, hệ thống ngân hàng đại lý có ý nghĩa quan trọng trong việc triển khai có hiệu quả nghiệp vụ này. Thực tế nếu ngân hàng nào có quan hệ đại lý với nhiều ngân hàng ở khắp mọi nơi thì sẽ phát triển tốt nghiệp vụ TTQT.

Việc thiết lập và mở rộng quan hệ đại lý với các ngân hàng nước ngoài có ý nghĩa chiến lược trong việc phát triển nghiệp vụ TTQT tại ngân hàng. Do vậy, trong thời gian tới, ngân hàng cần tích cực và chủ động hơn nữa trong giao dịch để thiết lập quan hệ đại lý với các ngân hàng ở các nước mà kinh tế thương mại của Việt Nam đã và đang bắt đầu có quan hệ ngoại thương để có thể phục vụ đắc lực cho quá trình hội nhập kinh tế và phát triển quan hệ kinh doanh với tất cả các nước trên thế giới.

Để thực thi thiết thực và có hiệu quả giải pháp này, ngân hàng phải có chiến lược cho tương lai trong quan hệ đại lý, quan hệ đại lý phải gắn liền với công tác khách hàng và tập trung vào những điểm chính như sau:

- Tôn trọng các quy ước, cam kết và tập quán quốc tế để không làm ảnh hưởng đến hình ảnh uy tín của ngân hàng mình.

- Hoàn thiện hệ thống thông tin nội bộ bằng cách xây dựng một chương trình thông tin, báo cáo và quản lý thống nhất về ngân hàng đại lý, kết hợp với thu thập thông

tin và mua thông tin từ bên ngoài để có được những thông tin tổng hợp, cập nhật và cụ thể, tạo lợi thế trong nghiệp vụ TTQT.

- Chấn chỉnh và tăng cường công tác đảm bảo an toàn trong thanh toán; chuẩn hoá các quy trình quản lý, quy trình nghiệp vụ thanh toán; đánh giá phân tích mức độ rủi ro của các ngân hàng đại lý, nhất là các ngân hàng đại lý chính để xếp hạng uy tín và hạn mức tín dụng.

- Tăng cường thắt chặt các mối quan hệ truyền thống.

- Không thụ động chờ các ngân hàng nước ngoài đến chào giao dịch mà phải chủ động chào dịch vụ với họ.

Một phần của tài liệu Rủi ro và hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ tại ngân hàng ngoại thương Việt Nam (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)