Đổi mới công nghệ ngân hàng đáp ứng yêu cầu thanh toán

Một phần của tài liệu Rủi ro và hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ tại ngân hàng ngoại thương Việt Nam (Trang 98 - 100)

trong quá trình ngân hàng hội nhập

Đổi mới công nghệ ngân hàng trước hết vì yêu cầu của hoạt động kinh doanh ngân hàng trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Trong xu thế hội nhập vào các tổ chức tài chính quốc tế thì coi công nghệ là chìa khoá mở cửa ra bên ngoài, là yếu tố quyết định sự thành bại trong cạnh tranh, ngân hàng cần hoàn thiện, củng cố, xây dựng hệ thống máy móc kỹ thuật, phần mềm công nghệ vi tính, công nghệ hiện đại tiên tiến đạt mức tự động hoá cao, mức tiêu chuẩn của thế giới, đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng và hội nhập vào cộng đồng tài chính quốc tế. Chỉ khi đạt được đến mặt bằng công nghệ và trình độ sử dụng công nghệ của hệ thống ngân

hàng hiện đại, tiên tiến trên thế giới thì việc thực hiện các phương thức thanh toán quốc tế, đặc biệt là phương thức thanh toán thư tín dụng sẽ trôi chảy và hạn chế rủi ro được trong thanh toán quốc tế đến mức thấp nhất. Nhiệm vụ hiện đại hoá công nghệ ngân hàng trước hết cần tập trung đáp ứng những yêu cầu sau:

- Yêu cầu cao về hội nhập và tính chất phục vụ toàn cầu hoá - Nhận thức và hiểu biết về tin học ngày càng cao

- Đối tượng khách hàng ngày càng đa dạng với yêu cầu cao hơn

- Áp lực cạnh tranh giữa sản phẩm và dịch vụ ngân hàng giữa các ngân hàng - Chi phí giao dịch ngân hàng ngày càng giảm

Trong nội dung đổi mới công nghệ ngân hàng trước hết thể hiện ở nội dung hiện đại hoá hệ thống thanh toán. Do vậy phải tạo ra được:

- Các công cụ thanh toán thích hợp nhất

- Xây dựng vai trò của ngân hàng nhà nước và các ngân hàng thương mại - Xây dựng cơ sở hạ tầng cơ sở hạ tầng kỹ thuật mang tính hiện đại có thể sử dụng được lâu dài, tránh lạc hậu.

- Phải mang tính hợp tác vì lợi ích chung giữa các ngân hàng.

Cải thiện và nâng cao trình độ tự động hoá trong quy trình công nghệ ngân hàng là một trong những điều kiện tốt để quản lý vốn tập trung, tăng cường hơn nữa sự hoà nhập của NHCT Việt Nam vào thị trường tài chính tiền tệ thế giới.

Trong thời gian qua, NHCT Việt Nam đã có nhiều cố gắng nhằm hiện đại hoá công nghệ thanh toán của mình. Phần lớn các giao dịch đã được vi tính hoá, nối mạng thanh toán trong nội bộ ngân hàng. Trong giao dịch quốc tế, những ngân hàng thương mại lớn đã nối mạng thanh toán với hệ thống viễn thông tài chính quốc tế (SWIFT). Do đó, đã góp phần giảm thiểu thời gian trong giao dịch, cũng như nâng cao hiệu quả trong thanh toán nói chung và thanh toán quốc tế nói riêng. Nhưng nhìn chung, công nghệ thanh toán của NHCT Việt Nam vẫn chưa thực sự đồng bộ.

NHCT Việt Nam trong tương cần tăng cường triển khai công nghệ ngân hàng ảo như: ATM, KIOS Banking, Phone Banking, Home Banking và Internet Banking. Thực hiện nối mạng giao dịch với khách hàng trước mắt là các khách hàng

lớn nhằm đáp ứng một cách mau lẹ các thông tin về tình hình tài chính tiền tệ thế giới cũng như các nhu cầu của khách hàng và khả năng đáp ứng của ngân hàng sẽ nhanh hơn. Khi giao dịch đã được nối mạng giữa khách hàng và ngân hàng thì chắc chắn mọi giao dịch liên quan đến TTQT đều có thể được kết thúc trong ngày, điều này góp phần không nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả và tính an toàn trong nghiệp vụ TTQT; đồng nghĩa với việc hạn chế rủi ro thanh toán quốc tế thấp nhất.

Một phần của tài liệu Rủi ro và hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ tại ngân hàng ngoại thương Việt Nam (Trang 98 - 100)