Mọi hoạt động thanh toán của ngân hàng thương mại đều phải dựa trên các yếu tố pháp lý, đối với Thanh toán quốc tế lại càng cần thiết. Có thể nói, nếu không có các yếu tố pháp lý thì không có hoạt động TTQT đối với các ngân hàng thương mại. Do vậy, nhóm này tác động trực tiếp đến hoạt động TTQT của các ngân hàng thương mại tốt hay không.
Trong thương mại quốc tế, các chủ thể tham gia giao dịch chịu sự chi phối của hệ thống pháp luật và tập quán kinh doanh khác nhau, vì vậy, việc am hiểu và vận dụng đúng đắn các luật lệ liên quan cũng như đánh giá và dự đoán được các rủi ro sẽ giúp các bên tham gia tránh gặp những vướng mắc trong giao dịch thương mại và thanh toán quốc tế.
Rủi ro pháp lý là do thực hiện các giao dịch không đúng luật gây nên tổn thất, kiện cáo của các bên tham gia thanh toán quốc tế.
Rủi ro pháp lý trong thanh toán quốc tế bao gồm rủi ro về chính sách và rủi ro trong quá trình và thực thi các quy định trong và ngoài nước liên quan đến thanh toán quốc tế.
Rủi ro chính sách là loại rủi ro liên quan đến pháp luật, thông lệ quốc tế, chính sách tỷ giá, lãi suất, các rào cản thương mại như: chống bán phá giá; thuế quan; cấm hoặc hạn chế xuất nhập khẩu… làm ảnh hưởng tới nhiều chủ thể.
* Các chính sách và văn bản pháp luật liên quan tới hoạt động thanh toán quốc tế
Hành lang pháp lý đồng bộ có tác dụng thúc đẩy hoạt động thương mại và thanh toán quốc tế, ngược lại, sự chưa hoàn chỉnh của hành lang pháp lý tạo nên sự bị động, không có cơ sở để giải quyết các tranh chấp, quyền lợi của các bên không được bảo vệ. Chẳng hạn, một sự biến động về tiền tệ quốc gia nào đó thay đổi, như thay đổi về lãi suất, về tỷ giá… Khi lãi suất, tỷ giá thay đổi có thể làm cho năng lực tài chính của doanh nghiệp này tăng lên và doanh nghiệp kia giảm đi ở những quốc gia có sự thay đổi đó, và điều đó liên quan tới đối tác ở các quốc gia khác, đây là một loại
rủi ro mang tính xã hội hoá cao. Ngày nay không ai phủ nhận quan hệ quốc tế đã làm thay đổi giá trị đồng tiền của mỗi nước và là nguyên nhân chính dẫn đến tỷ giá giữa các đồng tiền bị thay đổi. Trên hết là sự ảnh hưởng của tỷ giá tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng vì ngân hàng là trung tâm thanh toán của nền kinh tế.
* Thông lệ quốc tế
ICC là một tổ chức quốc tế độc lập đã ban hành một số quy tắc và hướng dẫn thực hiện liên quan đến một số phương thức thanh toán, như: UCP, URC, URDG, Incoterms…, trong đó UCP được biết đến nhiều nhất.
UCP là quy tắc được hầu hết các ngân hàng trên thế giới tuân thủ trong thanh toán tín dụng chứng từ và cũng là Quy tắc có nhiều ý kiến tranh luận quanh nó. Về nội dung của UCP, UCP được phát hành bằng tiếng Anh, sử dụng nhiều thuật ngữ ngân hàng và có nhiều thuật ngữ khó hiểu, nghĩa của thuật ngữ khác với nghĩa thường dùng, do vậy, người sử dụng có nhiều cách hiểu khác nhau, áp dụng không giống nhau từ đó có thể dẫn đến sự không thống nhất và có thể xảy ra tranh chấp.
UCP bao gồm các quy tắc và hướng dẫn một số vấn đề liên quan đến thanh toán L/C, tuy nhiên UCP không phải là cuốn cẩm nang có thể liệt kê hết tất cả các tình huống có thể xảy ra trong thực tế, vì vậy có hàng loạt câu hỏi khác nhau được đặt ra, nhiều ý kiến mâu thuẫn làm nảy sinh những quan điểm khác nhau như: như thế nào là tiêu chuẩn kiểm tra chứng từ; các vấn đề liên quan đến bảo hiểm, vận tải chuyên chở hàng hoá; cách xác định bản gốc, bản sao; UCP điều chỉnh những loại L/C nào…
* Các rào cản thƣơng mại
Rào cản thương mại là những biện pháp nhằm hạn chế hoặc cản trở giao dịch xuất nhập khẩu hàng hoá của Chính phủ một quốc gia hoặc đối tượng nhất định nào đó, các biện pháp đó là: cấm vận kinh tế; chế độ quản lý ngoaị hối; chính sách hạn chế xuất nhập khẩu với những mặt hàng hoặc thị trường cụ thể; các biện pháp chống bán phá giá…
Tất cả các biện pháp nói trên ảnh hưởng đến quá trình thực hiện giao dịch thanh toán quốc tế của doanh nghiệp, cản trở việc thanh toán tiền; khó khăn khi
thông quan hàng hoá xuất nhập khẩu, đặt thêm nhiều thủ tục và điều kiện buộc doanh nghiệp phải thực hiện.
Ngoài ra, rủi ro pháp lý còn xuất hiện trong quá trình áp dụng và thực thi các quy định trong và ngoài nước liên quan đến thanh toán quốc tế. Loại rủi ro này xảy ra trong quá trình thực hiện các giao dịch thanh toán quốc tế. Lúc này, rủi ro không chỉ được hiểu là rủi ro do quyền lợi của một hoặc các bên tham gia bị vi phạm mà còn được hiểu theo nghĩa rộng là bất kì sự vướng mắc, khó khăn trong các khâu của quá trình thanh toán.
Rủi ro pháp lý là một trong những khâu rủi ro lớn nhất hiện nay, tổn thất của chúng là hết sức nặng nề và khó phòng ngừa.
Loại rủi ro này có nguy cơ tăng cao khi hội nhập trở nên sâu hơn bởi khi đó thanh toán quốc tế sẽ chịu ảnh hưởng tác động của nhiều quốc gia hơn.