Thể chế chính trị, các cơ chế chính sách phát triển kinh tế của mỗ

Một phần của tài liệu Rủi ro và hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ tại ngân hàng ngoại thương Việt Nam (Trang 36 - 38)

1.3.2 Thể chế chính trị, các cơ chế chính sách phát triển kinh tế của mỗi quốc gia quốc gia

Nhóm những yếu tố này thường bao gồm các nhân tố sau:

Một là, do thể chế chính trị:

Những bất ổn về chính trị, như: nổi loạn, đảo chính và các biến cố chính trị khác gây khó khăn cho các chủ thể tham gia thương mại và phương thức thanh toán

bằng thư tín dụng trong quá trình thực hiện nghĩa vụ của mình. Hội nhập kinh tế quốc tế càng làm tăng nguy cơ này bởi sự gia tăng số lượng chủ thể tham gia thị trường.

Yếu tố ngày gây nên rủi ro thường gặp khi môi trường pháp lý, nền kinh tế của một nước chưa ổn định thường xuyên bị điều chỉnh, bổ sung. Khi một quốc gia thay đổi các chính sách về dự trữ ngoại hối, thuế, xuất khẩu sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả thanh toán quốc tế đối với các bên liên quan.

Hai là, chính sách phát triển kinh tế:

- Chính sách tiền tệ: Nếu nước nhập khẩu đột ngột thay đổi chính sách về ngoại tệ, hạn chế chuyển hay cấm chuyển ngoại tệ ra nước ngoài thì gây nên rủi ro cho ngân hàng và người xuất khẩu. Chính sách ngoại hối thay đổi gây nên sự biến động tỷ giá ảnh hưởng đến hiệu quả của phương án kinh doanh, từ đó gây nên rủi ro tín dụng của khách hàng và của ngân hàng.

- Dự trữ ngoại hối và cán cân thanh toán của quốc gia: Nếu cán cân thanh toán bị thâm hụt, dự trữ ngoại hối thấp khiến các ngân hàng, nhà nhập khẩu gặp khó khăn thậm chí không thể mua được ngoại tệ để thanh toán cho nước ngoài.

- Chính sách kinh tế, tính đồng bộ của hệ thống pháp luật:

Khi tham gia hội nhập kinh tế, có những cam kết buộc các quốc gia phải thực hiện. Quá trình thực hiện có thể gây ra những thay đổi đáng kể cho mọi mặt hoạt động của nền kinh tế trong đó có ngân hàng. Chẳng hạn như, Việt Nam cam kết cho phép các Ngân hàng nước ngoài được thành lập ngân hàng con 100% vốn trực thuộc từ 01/04/02007. Tới thời điểm đó, sự cạnh tranh không chỉ diễn ra giữa các ngân hàng thương mại Việt Nam mà còn giữa các NHTM Việt Nam với các ngân hàng nước ngoài.

Chính sách thương mại, các quy định về xuất nhập khẩu của quốc gia: việc thay đổi chính sách xuất nhập khẩu cũng có thể gây thiệt hại cho các bên tham gia. Một ví dụ điển hình là việc thay đổi chính sách của Mỹ đối với Việt Nam trong xuất nhập khẩu cá ba sa, hàng dệt may gây thiệt hại cho các doanh nghiệp Việt Nam.

- Khủng hoảng kinh tế, lạm phát:

Khủng hoảng kinh tế thường mang tính dây chuyền. Chẳng hạn, cuộc khủng hoảng tài chính ở Châu Á giai đoạn 1997-1998, đặc biệt là khủng hoảng kinh tế ở nước Mỹ trong những tháng giữa năm 2008 tác động rất lớn đến hoạt động thanh toán quốc tế tại các ngân hàng. Lạm phát làm cho đồng tiền trong nước mất giá so với đồng tiền nước ngoài và do đó làm giá cả hàng hoá thay đổi gây nên rủi ro hàng

Một phần của tài liệu Rủi ro và hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ tại ngân hàng ngoại thương Việt Nam (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)