bằng thư tín dụng tại NHCT Việt Nam.
a. NHCT Việt Nam cần có chiến lược quản lý rủi ro tổng thể
Công tác quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam cũng như NHCT Việt Nam nhìn chung đã được quan tâm và thực hiện tương đối tốt trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, trong thời gian tới, với môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày càng quyết liệt nhiều biến động lớn xảy ra rất khó lường trước thì vấn đề quản lý rủi ro trong hoạt động phải được nâng lên một bước cho phù hợp với đòi hỏi thực tiễn của kinh doanh ngân hàng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Do vậy NHCT Việt Nam cần phải có một chính sách quản lý rủi ro tổng thể. Chiến lược này làm nền tảng xây dựng các chính sách quản lý rủi ro theo từng lĩnh vực cụ thể. Chính sách quản lý rủi ro tổng thể trong đó có chính sách quản lý rủi ro hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và phương thức thanh toán bằng thư tín dụng nói riêng. Chính sách này phải được rà soát theo từng thời kỳ, trong mọi trường hợp phải được điều chỉnh phù hợp với những điều kiện thay đổi, với các nội dung chủ yếu sau:
* Xây dựng hệ thống thông tin quản lý trong NHCT Việt Nam đáp ứng yêu cầu quản lý rủi ro
NHCT Việt Nam đã có hệ thống thống thông tin nội bộ, song chất lượng hệ thống thông tin này có nhiều hạn chế. Do vậy cần phải xây dựng hệ thống thông tin quản lý trong ngân hàng đáp ứng yêu cầu quản lý rủi ro.
- Tiếp tục thực hiện hoàn thiện hệ thống thông tin khách hàng trong từng ngân hàng, làm cho các thông tin đó được đa dạng và phong phú hơn. Việc hoàn thiện hệ thống thông tin đó đa dạng và phong phú hơn.
- Các thông tin kinh tế – xã hội có liên quan đến hoạt động của các NHTM cần được phát triển, nâng cao được khả năng phân tích các thông tin đó gắn với hoạt động ngân hàng là điều cần được quan tâm hơn nữa trong thời gian tới.
b. Xây dựng chính sách quản lý rủi ro trong phương thức thanh toán bằng thư tín dụng
Với phương thức này, một mặt ngân hàng phải hiểu rõ và tuân thủ theo UCP, mặt khác, NHCT Việt Nam cần có các biện pháp nghiệp vụ riêng để hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán bằng thư tín dụng nói riêng và trong hoạt động TTQT nói chung.
* Trách nhiệm của mỗi thành viên tham gia thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ phải cụ thể, không chung chung. Như:
- Ngân hàng phát hành thƣ tín dụng:
Ngân hàng phát hành (NHPH) giữ vai trò đặc biệt trong thanh toán tín dụng chứng từ bởi tính chất thay thế người mua trả tiền cho người bán, NHPH thực hiện hai nhiệm vụ chính trong quy trình thanh toán tín dụng chứng từ: phát hành và thanh toán thư tín dụng cho người thụ hưởng. Rủi ro của NHPH chiếm tỷ lệ khá cao trong rủi ro thanh toán quốc tế và không chỉ phát sinh thuần tuý ở khâu thanh toán mà còn được bắt nguồn từ khâu phát hành thư tín dụng.
Thẩm định kỹ khách hàng trên các phương diện tài chính, uy tín và những nội dung trong đơn yêu cầu mở thư tín dụng để xác định các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro phải được đặt lên hàng đầu. Tiếp đó, NHPH phải khẳng định rằng thư tín dụng được phát hành có nội dung rõ ràng, chặt chẽ, đầy đủ cơ sở cho việc kiểm tra, kiểm soát chứng từ góp phần giảm thiểu rủi ro cho NHPH khi thực hiện nghĩa vụ thanh toán của mình.
Rủi ro đối với ngân hàng mở là rất lớn và phụ thuộc vào nhiều chủ thể như nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu, ngân hàng xác nhận, ngân hàng chiết khấu… vì thế ngân hàng cần đặc biệt coi trọng công tác thu nhập thông tin kinh tế, chính trị, xã hội của các đối tác tham gia.
Thông báo thư tín dụng là một trong những nghiệp vụ đơn giản và tạo điều kiện thu phí cao cho các ngân hàng. Thực hiện tốt vai trò của ngân hàng thông báo sẽ tạo điều kiện thuận lợi để phát triển hoạt động tài trợ xuất khẩu của NHCT Việt Nam.
Ngân hàng thông báo tham gia vào phương thức thanh toán thư tín dụng với tư cách là ngân hàng cung ứng dịch vụ thu phí và không bị ràng buộc trách nhiệm phải thanh toán. Ngân hàng thông báo kiểm tra tính hợp lệ của các thư tín dụng. Để hạn chế rủi ro khi thông báo phải những thư tín dụng giả, sửa đổi thư tín dụng giả, đòi hỏi ngân hàng hết sức thận trọng. Từ thực tế rủi ro của một số ngân hàng thông báo Việt Nam, đòi hỏi sự thận trọng trong xử lý và thông báo nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong kiểm tra, thông báo và yêu cầu tra soát chữ ký, hoặc mã khoá, code swift…
Thực hiện tốt chức năng tư vấn của ngân hàng thông báo giúp người hưởng loại bỏ bớt những điều khoản bất lợi như: chứng từ có xác nhận của người mua; thư tín dụng chỉ có giá trị thanh toán tại NHPH… Đồng thời, cũng cần lưu ý người bán không nên chấp nhận những điều kiện trong thư tín dụng ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng thương lượng và của người bán. Ngoài ra, để giúp khách hàng tiết kiệm chi phí trong những trường hợp không cần thiết mà khách hàng không nắm được đầy đủ nghiệp vụ TTQT.
- Ngân hàng xác nhận:
Xác nhận thư tín dụng không chỉ là cơ hội để ngân hàng tăng phí dịch vụ mà còn nâng cao uy tín trên thị trường trong và ngoài nước. Tuy nhiên, xác nhận là một trong những nghiệp vụ có mức độ rủi ro cao, đặc biệt đối với Việt Nam.
Để đảm bảo uy tín và hạn chế những rủi ro có thể xảy ra, ngân hàng xác nhận cần nắm chắc những vấn đề sau đây:
+ Ngân hàng mở có uy tín, đủ năng lực tài chính; trong những trường hợp cần thiết yêu cầu ký quỹ 100% giá trị xác nhận.
+ Nắm được khả năng và nghĩa vụ thanh toán của NHPH
+ Ngân hàng mở thể hiện được khả năng thanh toán của mình như cho phép ngân hàng xác nhận ghi nợ tài khoản của mình tại đó.
* Đối với quá trình điều vốn ghi nợ, có từ tài khoản NOSTRO (tài khoản tiền gửi giao dịch vốn của các NHTM Việt Nam tại các nước để phục vụ thanh toán và giao dịch với nước ngoài) của ngân hàng
Để quá trình đòi tiền hàng xuất theo phương thức thanh toán bằng thư tín dụng cho khách hàng được thu hồi an toàn, nhanh chóng và hạn chế tối đa mọi khoản phí dịch vụ hoặc điện phí do ngân hàng nước ngoài thu của khách hàng xuất khẩu góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh cho họ, trong quá trình kiểm tra chứng từ hàng xuất, bên cạnh việc thận trọng kiểm tra bộ chứng từ đảm bảo phù hợp với các điều khoản và điều kiện của thư tín dụng, ngân hàng cần tìm hiểu các tài khoản mà ngân hàng trả tiền mở ở các ngân hàng đại lý nước ngoài, các mức phí mà ngân hàng nước ngoài sẽ thu trong quá trình thanh toán; từ đó yêu cầu ngân hàng trả tiền thanh toán tiền hàng vào tài khoản NOSTRO mà cả hai ngân hàng cùng mở tại ngân hàng đó, hoặc điều tiền hàng xuất về các ngân hàng có mức phí thấp nhất. Điều này không những giảm được các khoản điện phí của ngân hàng nước ngoài thu của khách hàng trong nước mà còn hạn chế được quá trình điện thanh toán lòng vòng kéo dài thời gian thanh toán từ tài khoản NOSTRO của ngân hàng trả tiền đến tài khoản NOSTRO của ngân hàng thu tiền.
Đặc biệt là trong tình hình các ngân hàng trên thế giới đang rơi vào khủng hoảng như: việc phá sản của Lehman Brothers, Vụ mua lại của Merilill Lynch của ngân hàng Mỹ, nguy cơ đổ vỡ của tập đoàn bảo hiểm hàng đầu AIG, hay việc Citigroup mua lại cổ phiếu ngân hàng Wachovia, thâu tóm 42 tỉ USD trong số 312 tỉ USD nợ của Wachovia, khoản nợ còn lại sẽ do FDIC đứng ra bảo lãnh. Với thương vụ mua bán này, Citigroup từ vị trí thứ ba sẽ trở thành tập đoàn ngân hàng lớn nhất nước Mỹ tính về tài sản, đủ sức cạnh tranh với Bank of America và JP Morgan. Như vậy để đảm bảo an toàn đối với các giao dịch tại thị trường Mỹ, NHCT Việt Nam cần chỉ đạo các Hội sở chính và các chi nhánh thực hiện thanh toán hàng xuất và nhập khẩu không nên qua ngân hàng Wachovia nữa và tạm dừng sử dụng các dịch vụ của ngân hàng này.
* Soạn thảo cẩm nang hệ thống các tình huống rủi ro và biện pháp xử lý rủi ro trong phương thức thanh toán bằng thư tín dụng
Rủi ro trong TTQT nói chung và phương thức thanh toán bằng thư tín dụng là hết sức đa dạng, vì vậy, việc soạn thảo cuốn cẩm nang này với những tình huống rủi ro trong giai đoạn hiện nay trở thành nhu cầu thiết yếu đối với ngân hàng mà cả với tất cả các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu. Qua cẩm nang này sẽ giúp cho cán bộ TTQT hạn chế được tình trạng sai sót trùng lặp, biết cách xử lý đối với các tình huống đặc thù riêng có của từng ngân hàng, từng thị trường.
Trong tương lai, rủi ro TTQT có những biểu hiện khác so với trước đây vì khả năng nhiều quốc gia sẽ lựa chọn UCP 600 làm nguồn luật điều chỉnh. Vì vậy, ngay từ bây giờ cần có sự nghiên cứu nghiêm túc và khẩn trương cho ra đời cuốn cẩm nang này phù hợp với sự thay đổi của UCP 600 nhằm phòng ngừa rủi ro cho các bên tham gia.