BIỆN PHÁP TỔ CHỨC CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG VÀ LẬP HỒ SƠ THEO DÕI CẠNH TRANH

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm thiết bị nhà bếp TeKa của công ty TNHH TM&DV Á CHÂU (Trang 34 - 39)

LẬP HỒ SƠ THEO DÕI CẠNH TRANH

1. Tổ chức nghiên cứu thị trường:

Nghiên cứu thị trường là quá trình thu thập và xử lí thông tin về các yếu tố cấu thành thị trường, tìm hiểu các qui luật vận độngvà các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường ở một thời điểm nhất định để từ đó rút ra kết luậnvà hình thành những định hướng đúng đắn cho việc xây dựng chiến lược kinh doanh của DN.

Nghiên cứu thị trường tức là công ty phải tiến hành :

+ Nghiên cứu nhu cầu của thị trường, thị hiếu của thị trường có tồn tại nhu cầu về sản phẩm đó hay không?

+ Nghiên cứu về khả năng đap ứng của mỗi công ty về lĩnh vực đó như thế nào ? + Nghiên cứu nhu cầu của khach hàng, nghiên cứu động cơ mua sắm, tập tính, thói quen, tâm lý mua sắm, hành vi mua sắm của khách hàng.

+ Nghiên cứu các yếu tố tác động bên ngoài đến công ty, xem những ràng buộc của nó đối với công ty như thế nào? Đồng thời nghiên cứu những thời cơ có thể phát sinh.

+ Phương thức thanh toán như thế nào ? Dùng đồng tiền nào ? Thanh toán theo phương pháp nào ?

Từ đó công ty có cách phân đoạn thị trường một cách khoa học để xác định được thị trường trọng điểm phù hợp với khả năng của công ty vừa tạo doanh thu, tạo lợi nhuận cho công ty vừa đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng.

Như vậy việc nghiên cứu thị trường để phân đoạn, đánh giá thị trường là quan trọng. Thị trường luôn luôn trong trạng thái động, bị tác động của rất nhiều nhân tố. Sự hiểu biết sâu sắc sẽ tạo điều kiện cho các nhà kinh doanh phản ứng với những biến động của thị trường một cách nhanh nhạy, đồng thời nhận biết được cơ hội xuất hiện trờn thị trường xem cơ hội nào phù hợp với công ty để tiến hành khai thác cơ hội đó.

Nếu việc nghiên cứu thị trường tốt nó sẽ giải đáp tốt các câu hỏi như: - Doanh nghiệp nên vào và có khả năng vào thị trường nào ?

- Số lượng sản phẩm của doanh nghiệp bán ra trên thị trường ? - Chiến lược và chính sách sản phẩm của doanh nghiệp ?

- Để tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, doanh nghiệp cần làm những gì và làm như thế nào ?

- Nên tung sản phẩm của DN ra vào thời điểm nào là thích hợp nhất ?

Do vậy trong công tác nghiên cứu và tiếp thị công ty cần đi sâu vào một số vấn đề sau:

- Khảo sát, rà soát, đánh giá lại hệ thống phân phối đại lý TEKA

- Nghiên cứu về số lượng sản phẩm và chủng loại sản phẩm có trên thị trường. - Nghiên cứu và lập bảng thống kê về dân số, mức thu nhập, chi tiêu và thói quen tiêu dùng của từng khu vực.

1.1 Khảo sát, rà soát, đánh giá lại hệ thống phân phối đại lý TeKa

- Tổ chức cho các nhân viên phối hợp rà soát lại hệ thống đại lý đã khảo sát năm 2008.

- Đánh giá lại năng lực hoạt động của các đại lý hiện hữu.

- Chăm sóc, thúc đẩy củng cố mối quan hệ hợp tác lâu dài, tạo mối quan hệ khăng khít, mật thiết giữa ALC với hệ thống đại lý hiện hữu.

- Khảo sát các trung tâm thiết kế nội thất Nhà bếp để tiếp thị Tủ Bếp Casta - Tổng hợp tình hình đưa ra đánh giá nhằm xây dựng các chính sách sao cho

hợp lý.

1.2 Nghiên cứu về số lượng sản phẩm và chủng loai sản phẩm trên thị trường

Việc nghiên cứu số lượng cũng góp một vai trò quan trọng giúp cho Công ty xác định được quy mô thị trường và xác định được khả năng mà doanh nghiệp có thể đáp ứng thị trường đó về một loại sản phẩm nhất định.Thông thường khi nghiên cứu về số lượng thì Công ty cần xác định:

+ Dân số của mỗi vùng, cơ cấu dân số,mức thu nhập bình quân của người dân là bao nhiêu.

+ Hàng năm nước đó phải nhập khẩu một lượng sản phẩm và số lượng sản phẩm trên từng loại là bao nhiêu.

+ Giá cả trung bình của các loại thiết bị nhà bếp bán trên thị trường nước đó Trên cơ sở những số liệu thu được doanh nghiệp mới tiến hành so sánh giữa các thị trường xem thị trường nào là có triển vọng nhất.Từ đó doanh nghiệp mới sử dụng các biện pháp quảng cáo chào hàng tại thị trường đó.

Theo số liệu của công ty ALC,số lượng sản phẩm tiêu thụ ở Việt Nam năm 2007 là 15650 sản phẩm. Năm 2008 con số này đã tăng lên đến 17375, và còn tiếp tục tăng mạnh trong những năm tiếp theo. Bởi lượng cầu thiết bị nhà bếp ở nước ta không ngừng tăng lên, nguyên nhân chính là do thu nhập và đời sống của người dân Việt Nam ngày càng được cải thiện dần thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân. Trước kia người dân thường có thói quen tiêu dùng những mặt hàng giá rẻ được nhập từ trung quốc nhưng hiện nay thói quen đó dần thay đổi người dân dần chuyển sang những mặt hàng có chất lượng cao và thương hiệu lâu năm. Một lí do khác khiến lượng sản phẩm tiêu thụ tăng nhanh là do hiện nay ngày càng có nhiều chung cư cao cấp mọc lên đây là một một thị trường đầy tiềm năng mà công ty cần chú trọng và dành nhiều sự quan tâm hơn nữa về thị trường này.

1.3 Dân cư, thu nhập bình quân đầu người của dân cư ở từng vùng

Dân số có ảnh hưởng trực tiếp đến tiêu thụ sản phẩm. Các thị trường tiêu thụ lớn sản phẩm của công ty đều là các thị trường có số dân đông. Ngoài ra còn có các căn cứ khác làm cơ sở cho chiến lược marketing: Thu nhập bình quân đầu người, mức chi tiêu, thói quen tiêu dùng của người dân theo từng vùng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nếu căn cứ vào mức thu nhập và thói quen tiêu dùng thì có thể nhận xét các thị trường: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng…là những tỉnh thành phố tập trung nhiều dân cư có thu nhập và mức sống cao do đó thói quen sử dung các loai thiết bị cao cấp của người dân cũng phổ biến hơn.

Các thị trường trên đã được nhà máy khai thác khá tốt trong những năm qua, như năm 2008 một số thị trường lớn của công ty như Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An,... bị xáo trộn và sức tiêu thụ giảm sút. Công ty cần phải lấy lại mức tiêu thụ như các năm trước ở các khu vực thị trường này bằng cách nghiên cứu và nghiêm túc đánh giá những nguyên nhân dẫn đến sự giảm sút này để khai thác tốt hơn các khu vực thị trường này. Một câu hỏi được đặt ra là sự giảm sút đó là do nguyên nhân khách quan

dẫn đến lượng cầu giảm hay có một mặt hàng thiết bị nhà bếp cao cấp nào đó đã nhảy vào chiếm chỗ.

2. Lập hồ sơ theo dõi cạnh tranh

Để chiếm lĩnh thị trường thì ngoài các chiến lược thị trường chiến lược sản phẩm, tổ chức tốt các kênh phân phối... Thì việc nghiên cứu nhu cầu của thị trường về sản phẩm, thái độ của người tiêu dùng đối với sản phẩm của công ty có ý nghĩa quan trọng trong việc hoàn thiện và đưa sản phẩm mới vào thị trường.

Một trong những phương pháp giúp cho các doanh nghiệp nắm bắt được các thông tin về thị trường là phương pháp điều tra thăm dò bằng các biểu mẫu câu hỏi đã in sẵn.

Dưới đây là một số vấn đề công ty cần biết về đối thủ cạnh tranh, công ty phải thường xuyên theo dõi và nắm bắt những thông tin cập nhật về các đối thủ cạnh tranh:

- Tiểm năng kĩ thuật - Công nghệ

- Cán bộ kỹ thuật

- Sử dụng các nhóm kỹ thuật bên ngoài Về tiềm năng vật chất:

+ Doanh số

+ GIá bán sản phẩm + Chi phí về bán hàng Về marketing:

+ Mạng lưới phân phối + Quảng cáo + Chính sách bán hàng + Lực lượng hàng bán: . Trình độ . Quy mô + Cách tiếp cận thị trường + Thị phần + Chủng loại 37

+ Chất lượng

- Về phương diện tài chính

+ Tổng vốn: . Tự có . Vốn vay + Tỷ suất lợi nhuận

+ Vòng quay vốn Ngoài ra còn phải biết thêm về:

- Chiến lược trước mắt cũng như lâu dài của đối thủ - Điểm mạnh và điểm yếu

- Nhận định của đối thủ về thị trường.

Nếu biết được tất cả các thông tin trên về đối thủ cạnh tranh, thì từ đó công ty có thể định ra các cách ứng phó nhanh nhạy và kịp thời để phù hợp với môi trường kinh doanh thì công ty sẽ là người nắm trong tay được phần thắng. Bởi người xưa có câu: biết người biết ta, trăm trận trăm thắng. Song đây cũng là biện pháp cực kỳ khó khăn và tốn kém, đòi hỏi có một đội ngũ nhân viên làm nhiệm vụ này phải có trình độ, kinh nghiệm am hiểu về thị trường và các hoạt động Marketing.

3. Hiệu quả đạt được

Làm tăng khối lượng tiêu thụ sản phẩm của Công ty, đặc biệt là tăng khối lượng hàng bán do tìm kiếm được nhiều thị trường mới, nhiều khách hàng mới đồng thời tìm hiểu được những nguyên nhân làm suy giảm thị trường cũ và tìm biện pháp khắc phục nhằm duy trì thị trường cũ.

Tăng thêm lợi nhuận cho Công ty do chúng ta chủ động tìm kiếm khách hàng để ký các hợp đồng bán , bởi vì khi chúng ta chủ động tìm khách hàng thì chúng ta sẽ dễ đặt điều kiện với họ hơn.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm thiết bị nhà bếp TeKa của công ty TNHH TM&DV Á CHÂU (Trang 34 - 39)