Biện pháp về giá cả

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm thiết bị nhà bếp TeKa của công ty TNHH TM&DV Á CHÂU (Trang 48 - 50)

V – MỘT SỐ BIỆN PHÁP Ề SẢN PHẨM 1 Biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ

2.Biện pháp về giá cả

Giá cả rất quan trọng có tính quyết định đến khả năng công ty có thể xâm nhập thị trường và phát triển thị trường được hay không. Các quyết định về giá cả sẽ ảnh hưởng lớn đến toàn bộ quá trình kinh doanh của doanh nghiệp từ việc đặt kế hoạch kinh doanh đến mua sắm, bán hàng, chí phí và lợi nhuận.

Thông thường, giá cả là một yếu tố rất nhạy cảm trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động thương mại nói riêng bởi giá liên quan đến lợi ích cá nhân, có tính mâu thuẫn giữa người mua và người bán. Mà người mua người bán là hai yếu tố chủ yếu cấu thành thị trường vì vậy mà giá cả và thị trường có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau.

Thị trường không những chi phối đến sự cấu tạo và mức độ hình thành giá mà ngay cả giá cả cũng tuỳ lúc tuỳ nơi tác động, biến động gắt gao về hình thức lẫn cường độ đối với thị trường. Thông qua giá cả công ty có thể nắm bắt được sức tồn tại chịu đựng cũng như khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường.

Hiện nay, thị trường thiết bị nhà bếp Việt Nam đang cạnh tranh nhau rất gay gắt về sản phẩm, giá cả. Để giữ vững được vị thế của mình trên thương trường, công ty phải quan tâm nghiên cứu xây dựng một chiến lược giá cả hợp lý, chiến lược giá phải được xây dựng trên cơ sở kết hợp giữa thị trường mục tiêu và các yếu tố của giá. Khi xác định được thị trường mục tiêu thì việc còn lại là xây dựng một chiến lược giá hợp lý và phù hợp với thị trường.

Mục tiêu của chính sách giá là tăng khối lượng bán sản phẩm và bảo đảm sự ổn định cho doanh nghiệp, tránh phản ứng bất lợi từ phía cạnh tranh.

Chính sách giá thường thể hiện sự lựa chọn đúng đắn các tình huống cần giải quyết. Các chính sách giá áp dụng đó là chính sách về sự linh hoạt của giá, Chính sách về mức giá theo chu kỳ sống của sản phẩm, chính sách về mức giá theo chí phí vận chuyển, chính sách giảm giá và chiếu cố giá.

- Định hướng vào công ty : bao gồm những nhân tố bên trong có thể kiểm soát được như chí phí bán hàng, chí phí sản xuất, chí phí yểm trợ…

- Định hướng vào thị trường : quan hệ cung cầu, tiềm năng thị trường để định một mức giá thích hợp trong một khoảng thời gian nào đó. Dựa vào sự cạnh tranh trên thị trường để hiểu các đối thủ cạnh tranh từ đó định giá bán theo từng thời kỳ phù hợp để bảo đảm sự tồn tại của công ty trong môi trường kinh doanh.

Tóm lại, giá cả được hình thành trên cơ sở tác động của từng nhân tố và tổng hợp của nhiều nhân tố. Việc xây dựng giá cả phải hết sức linh động kịp thời, không theo một nguyên mẫu nào cả.

Việc xây dựng giá có thể theo các phương thức : Thăm dò thị trường về khối lượng bán sản phẩm, phân tích điểm hoà vốn, phân tích và lựa chọn mức giá tối ưu.

KẾT LUẬN

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải có thị trường tiêu thụ. Có mở rộng và phát triển thị trường tăng cường công tác tiêu thụ mới bảo đảm tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, thu hồi vốn nhanh đảm bảo tái sản xuất mở rộng, phục vụ cho mục tiêu phương thức lâu dài của Doanh

nghiệp.

Kinh doanh trong cơ chế thị trường đầy biến động, Doanh nghiệp phải luôn bám sát nhu cầu của thị trường để có thể bán các sản phẩm thoả mãn nhu cầu tối đa nhu cầu của thị trường. Chính vì vậy, nghiên cứu để tìm ra các phương hướng và biện pháp để mở rộng thị trường tiêu thụ là hết sức cần thiết đối với mọi Doanh nghiệp nói chung và Công ty TNHH TM&DV Á CHÂU nói riêng.

Nội dung trong chuyên đề là một số vấn đề về hoạt động kinh doanh, tiêu thụ, cũng như tình hình mở rộng thị trường tiêu thụ của công ty. Trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại công ty, qua tìm hiểu và vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế của công ty em đã mạnh dạn đưa ra một số phương hướng và biện pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm thiết bị nhà bếp TeKa để có thể khắc phục giải quyết những vấn đề còn tồn tại. Do hạn chế về kiến thức cũng như kinh nghiệm nên bài viết này không thể tránh khỏi những thiếu sót vấp váp. Em hy vọng những ý kiến trên sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của công ty. Mong các thầy cô và công ty góp ý kiến để bài viết của em được hoàn thiện hơn.

Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn TS.Trương Đức Lực cùng các anh chị phòng Đại lý dự án khối TeKa đã nhiệt tình giúp đỡ để em hoàn thành tốt đề tài này.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm thiết bị nhà bếp TeKa của công ty TNHH TM&DV Á CHÂU (Trang 48 - 50)