TĂNG CỪƠNG CÁC HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ TIÊU THỤ

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm thiết bị nhà bếp TeKa của công ty TNHH TM&DV Á CHÂU (Trang 40 - 45)

Mọi nhà kinh doanh đều muốn sản phẩm của mình được bán ra càng nhiều càng tốt, lợi nhuận thu được là tối đa. Nó là mục tiêu hướng tới, nên bằng mọi giá các nhà kinh doanh phải đạt được mục tiêu này. Sản xuất và tiêu thụ là hai quá trình tuy không thực hiện tronh cùng một thời điểm ( sản xuất xong mới tiêu thụ ) nhưng cái này hỗ trợ thúc đẩy cái kia. Nếu thiếu một trong hai cái đó thì không thể được gọi là sản xuất kinh doanh. Sản xuất sản phẩm ra phải được xã hội tiêu dùng (tiêu thụ), nếu không được tiêu dùng thì sản phẩm sản xuất ra chẳng để làm gì và như vậy chẳng cần phải sản xuất.

Tiêu thụ là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh nhưng nó có vai trò cực kì quan trọng. Ngày nay các loại sản phẩm hàng hoá trên thị trường vô cùng phong phú, nó tràn ngập trên thị trường đâu đâu cũng có hàng hoá. Người mua không phải băn khoăn lo lắng có thể mua được nó ở đâu. Bởi mọi nhu cầu về tất cả các loại

hàng hoá ngay lập tức được đáp ứng. Hàng hoá trên thị trường hiện nay lúc nào cũng đầy ăm ắp chẳng bao giờ sợ thiếu. Có người gọi ngày nay là khủng hoảng hàng hoá thừa là như vậy.

Vì vậy để tiêu thụ hết số hàng hoá sản xuất ra là hết sức quan trọng và cấp thiết đối với tất cả các nhà sản xuất kinh doanh.

Đối với các loại sản phẩm đã đạt được mức tiêu thụ cực đại, và đã đến lúc nó bị bão hoà về lượng cầu, thì bằng mọi cách các nhà sản xuất kinh doanh phải kích thích cầu cầu của loại hàng hoá đó lên nếu muốn tăng sản lượng lên.

Với những hàng hoá lượng cầu đang có nguy cơ giảm tức là sản phẩm hàng hoá đó giờ đây không còn chiếm được cảm tình của người tiêu dùng như trước nữa, nó bắt đầu bị thị trường từ chối, quá trình sống của sản phẩm đang bị đe doạ và rất có thể nó bị loại khỏi thị trường. Tình thế này buộc các nhà kinh doanh cũng phải bằng mọi cách lấy lại được cảm tình của người tiêu dùng đối với loại hàng hoá đó.

Để làm được những điều trên các nhà sản xuất kinh doanh buộc phải có biện pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm hoặc hạ giá. Điều đó cực kì khó khăn, bởi nâng cao chất lượng sản phẩm không những liên quan đến công nghệ sản xuất mà nó còn đẩy giá thành sản phẩm lên cao hơn. Còn việc hạ giá thành sản phẩm thì có ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả sản xuất kinh doanh ( lợi nhuận giảm ). Song ngày nay người ta có một cách vẫn có thể lấy lại được thị trường đã mất. Nó không quá khó khăn và tốn kém như hai cách trên, nhưng hiệu quả mang lại rất to lớn. Nó đòi hỏi trong công tác này phải có sự nghiên cứu tỉ mỉ, sâu sắc, thực hiện một cách liên tục và linh hoạt. Người ta gọi đó là các hoạt động hỗ trợ cho việc tiêu thụ sản phẩm.

Vì vậy ngày nay các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ được các nhà kinh doanh cực kì coi trọng, nó không thể thiếu được. Nó được phổ biến khắp nơi và việc sử dụng ngày một tinh vi và linh hoạt hơn. Ngày càng có những phát hiện mới trong việc sử dụng hình thức này,vì vậy nó vô cùng phong phú và đa dạng. Nhưng việc sử dụng này phải có sự linh hoạt sáng tạo không rập khuôn máy móc, phải được sử dụng đúng với mục đích, phải phù hợp với từng điều kiện hoàn cảnh của từng sự việc hiện tượng thì mới mong đạt được kết quả cao.

Các hình thức hỗ trợ tiêu thụ có thể nói là không thể thiếu được, ngay cả với các

nhà kinh doanh cũng như các hãng sản xuất danh tiếng nhất trên thế giới. Bởi ngày nay chất lượng của các hàng hoá cùng loại trên thị trường là không còn có khoảng cách quá xa nhau( trừ những hàng hoá có hàm lượng công nghệ cũng như có bí quyết công nghệ cực kì cao ). Vì vậy người tiêu dùng đứng trước sự lựa chọn khó khăn không biết nên mua loại hàng hoá nào. Cuối cùng thì người tiêu dùng vẫn quyết định mua cho mình một loại hàng hoá trong rừng hàng hoá đó. Nhưng loại hàng hoá được họ chọn mua phải đáp ứng được sự thoả mãn nhiều nhất của họ.

Các hình thức như: Quảng cáo,khuyếch trương, khuyến mại, tặng quà, giảm giá trong một dịp nào đó, phục vụ qua điện thoại, phục vụ tận nhà, phong cách phục vụ tận tình cởi mở...

Tất cả những điều đó đều xuất phát từ mục đích cuốn hút và lôi kéo khách hàng đến với sản phẩm của mình.

1- Thành lập bộ phận maketing nhằm hỗ trợ cho việc tiêu thụ sản phẩm

a, Sự cần thiết

Trong nền kinh tế thị trường ngày nay mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải tìm moị cách thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của mình, chỉ có tiêu thụ sản phẩm nhanh mới đem lại hiệu quả cao hơn, có như vậy mới thúc đẩy sản xuất phát triển.Để hỗ trợ cho công tác tiêu thụ sản phẩm thì vai trò của marketing trong doanh nghiệp rất quan trọng.Marketing sẽ thực hiện nghiên cức thị trường và đề ra các chính sách về sản phẩm, về giá, về phân phối và xúc tiến bán hàng nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu thị trường mục tiêu.

Đối với Công ty TNHH TM&DV Á CHÂU hiện nay công tác marketing đã được quan tâm nhưng chưa đúng mức.Công ty mới chỉ có một phòng là phòng đại lý dự án với chức năng nhiệm vụ là khai thác vật tư hàng hoá, tổ chức tiêu thụ hàng hoá. Quản lý các cửa hàng kinh doanh của công ty tìm kiếm hợp đồng kinh doanh. Như vậy, công tác marketing trong Công ty mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu thị trường chưa sử dụng đến các chính sách về sản phẩm, giá cả, phân phối xúc tiến bán hàng. Chính vì vậy để phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty, đặc biệt là việc nâng cao tỉ trọng bán hàng trực tiếp đến người tiêu dùng thì việc thành lập bộ phận

marketing là rất cần thiết đối với Công ty.

Bộ phận Marketing sẽ do phòng đại lý dự án để tận dụng những cơ sở sẵn có của phòng như: Trang thiết bị và những người có kinh nghiệm trong việc tìm hiểu thị trường.

b, Chức năng nhiệm vụ của bộ phận Marketing

- Nghiên cứu nhu cầu, chất lượng, giá cả của các loại hàng thiết bị nhà bếp của các đối thủ trên thị trường.

- Nghiên cứu cách thức phân phối tiêu thụ có hiệu quả nhất vừa đảm bảo khả năng có thể thực hiện được của Công ty, vừa đảm bảo tiêu thụ được nhiều nhất.

- Nghiên cứu quảng cáo yểm trợ, xúc tiến bán hàng làm sao cho thu hút được nhiều khách hàng nhưng không tốn kém nhiều về chi phí.

- Nghiên cứu các chế độ, chính sách của Nhà nước.

- Nghiên cứu khai thác và sử dụng hợp lý tiềm năng của từng loại thị trường trong và ngoài nước về từng loại hàng hoá và dịch vụ mà doanh nghiệp có khả năng đáp ứng.

- Xác định hợp lý các loại sản phẩm phù hợp với nhu cầu của từng thị trường trọng nước trong từng giai đoạn phát triển mạng lưới tiêu thụ của doanh nghiệp trên cơ sở đảm bảo thực hiện có hiệu quả các vấn đề: Sự phối hợp chặt chẽ giữa bộ phận Marketing và phòng ban trong bộ máy quản lý, thực hiện hiệp tác, liên kết, liên doanh với các đơn vị ngoài doanh nghiệp.

c, Những điều kiện cho sự hình thành và phát triển của bộ máy Marketing

- Bộ phận Marketing chỉ được hình thành trên cơ sở Ban lãnh đạo Công ty thấy rõ tầm quan trọng của nó là phù hợp với quy luật phát triển, phù hợp với điều kiện tổ chức và tài chính của Công ty.

- Yêu cầu về cán bộ, cần tuyển thêm người do hiện nay lực lượng trong phòng đại lý dự án còn rất mỏng.

- Cần phải có nguồn kinh phí cho cán bộ và cho những trang thiết bị và tài liệu của bộ phận đó.

- Cần trang bị máy vi tính và nối mạng Internet giúp cho việc thu thập thông tin từ bên ngoài, xử lý số liệu thu thập, từng bước quảng cáo về Công ty và

sản phẩm của Công ty trên mạng Internet.

- Tìm và đặt mua một số loại báo phát hành hàng tháng, hàng quí của một số nước mà Công ty quan tâm chuyên viết về nội thất nhà bếp.

- Cán bộ Marketing phải được cử đi nghiên cứu những thị trường truyền thống như Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng..

d, Hiệu quả đạt được

- Hiệu quả kinh tế: Duy trì thị trường đã có, tìm thêm những thị trường mới thông qua việc sử dụng các chính sách sản phẩm, giá cả...đối với thị trường cũ và nghiên cứu thử nghiệm thị trường mới.

Đa dạng hoá mặt hàng sản xuất: Marketing tìm mọi cách để thoả mãn tối đa nhu cầu người tiêu dùng, do đó Marketing sẽ nghiên cứu tìm sản phẩm mới cải tiến sản phẩm cũ để thoả mãn nhu cầu người tiêu dùng.

Tăng thêm lợi nhuận cho Công ty nhờ việc tăng khối lượng hàng bán trực tiếp bởi vì khi chúng ta thựuc hiện Marketing chúng ta phải tìm thị trường, tìm khách hàng như vậy chúng ta có thể thoả thuận với khách hàng để khách hàng mua hàng với điều kiện trực tiếp. Nếu như khách hàng mà tự tìm đến ta thì khó lòng họ chấp nhận mua hàng với điều kiện trực tiếp vì như vậy thì giá sẽ cao.

- Hiệu quả xã hội: Tạo công ăn việc làm ổn định cho công nhân, nâng cao đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần cho người lao động bởi vì khi chúng ta thực hiện marketing là chúng ta thực hiện việc ổn định và phát triển thị trường thì đó làm tăng tính chủ động trong việc nhập hàng về lịp thời đáp ứng nhu cầu của khách hàng của Công ty.

2. Quảng cáo khuyếch trương

Hoạt động quảng cáo hiện nay của Công ty rất ít, Công ty mới chỉ quảng cáo thông qua hội chợ thương mại.Tuy nhiên nếu vận dụng các kỹ thuật quảng cáo khác có thể làm tối đa hoá các hiệu quả của chúng.

* Những nộidung công ty cần quảng cáo: - Tên gọi và hình ảnh (nếu có )của sản phẩm

- Chất lượng cao đã được khẳng định tại các thị trường khó tính như Mỹ và Châu Âu..

- Sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền máy móc hiện đại của Tây Ban Nha. - Điều kiện mua bán và giá cả ở trong nước: khách hàng có thể mua hàng trực tiếp tại các cửa hàng hoặc các đại lý của công ty

- Địa điểm trưng bày và giới thiệu sản phẩm ,trưng bày triển lãm . - Địa chỉ giao dịch.

* Phương tiện quảng cáo

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm thiết bị nhà bếp TeKa của công ty TNHH TM&DV Á CHÂU (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w