0
Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

Hoạt động bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực của Công ty TNHH

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI TIẾN ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI & ĐẦU TƯ MINH HẰNG (Trang 50 -54 )

Thương mại & đầu tư Minh Hằng.

Bên cạnh hoạt động đào tào thì hoạt động phát triển, thường xuyên bồi dưỡng nhân lực cũng được công ty đặc biệt lưu ý. Phát triển nguồn nhân lực chủ yếu là phát triển cấp quản trị, ngoài ra Công ty cũng phát triển các cấp khác. vì như chúng ta đã biết dù công nhân có giỏi tay nghề tới đâu, có tinh thần vì sự nghiệp chung đến đâu, nếu không có Ban lãnh đạo giỏi thì sớm hay muộn Công ty sớm sẽ bị phá sản. Vì vậy,

phát triển cấp quản trị là một nhu cầu thiết yếu của mọi tổ chức, ngoài ra việc đầu tư phát triển các cấp khác cũng không kém phần quan trọng. Tuy nhiên do kinh phí còn hạn hẹp nên hoạt động phát triển nguồn nhân lực vẫn còn nhiều hạn chế.

Hàng năm, thông qua hoạt động phân tích nhu cầu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong Công ty cũng như thông qua phân tích công việc, đánh giá tình hình thực hiện công việc. Công ty có những chương trình nhằm bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho nhân viên trong Công ty để tạo điều kiện cho họ có thể đảm nhiệm được những công việc có yêu cầu cao hơn trong tương lai với những hình thức như:

Đầu tư hoặc hỗ trợ kinh phí cho họ đi học ở các trường chính qui với những nhân viên kế toán tài chính, nhân viên ở phòng hành chính nhân sự thỉnh thoảng Công ty tổ chức những đợt hội thảo để cán bộ công nhân viên có thể học hỏi kinh nghiệm của nhau để cùng tiến bộ.

Với những nhân viên có nhu cầu nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, họ sẽ có đề nghị được đi học các khóa đào tạo như: học ngoại ngữ, vi tính, học lên Đại học, sau Đại học thì Công ty luôn tạo điều kiện giúp đỡ, như với nhân viên có thành tích công tác tốt Công ty sẽ đầu tư toàn bộ hoặc một phần kinh phí nhằm động viên khích lệ họ.

Với những nhân viên có năng lực nhằm bồi dưỡng phát triển chuyên môn nghiệp vụ cho họ thì Công ty có những chiến lược: phong phú, đa dạng hóa công việc như phòng tài chính kế toán thì kế toán kho có lúc kiêm kế toán thuế, nhân viên kinh doanh kiêm nhiệm vụ marketing...Thuyên chuyển nhân viên sang các phòng ban, bộ phận khác, cửa hàng, kho.

Ngoài ra thỉnh thoảng Công ty cử những nhân viên kinh doanh sang Thái Lan để học hỏi kinh nghiệm thông qua tìm hiểu về hoạt động kinh doanh, tìm nguồn hàng, thương lượng giá cả.

Qua nghiên cứu hoạt động bồi dưỡng phát triển nhân lực của Công ty ta thấy có những ưu điểm sau: Công ty đã có những chiến lược cho hoạt động phát triển, có những chính sách thiết thực nhằm hỗ trợ động viên cán bộ nhân viên học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ...

Bên cạnh đó hoạt động bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực có những hạn chế: hình thức đào tạo chưa đa dạng, chi phí còn hạn hẹp.

Nhờ hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đã góp phần nâng cao trình độ chuyên môn năng lực nghề nghiệp cho nhiều nhân viên trong công ty. Hiện nay, trình độ của cán bộ công nhân viên trong công ty được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 9: Cơ cấu trình độ văn hóa của người lao động trong Công ty TNHH Thương mại & Đầu tư Minh Hằng năm 2009:

Đvt: Người Chức vụ Tổng số Lao động nữ Lao động nam Trình độ văn hóa ĐH CĐ TC- nghề PTTH THCS Cán bộ quản lý chuyên môn 30 8 22 8 10 12

Công nhân lao động trực tiếp 45 15 30 10 30 5 ( Theo nguồn số liệu từ phòng hành chính nhân sự năm 2009 )

Qua bảng ta thấy cán bộ quản lý chuyên môn đều có trình độ TC- Nghề trở lên hiện nay đã có 8 người trình độ Đại học, 10 người trình độ Cao đẳng, 12 người trình độ TC- nghề, sau khi kết thúc các khóa đào tạo, khóa học các nhân viên đã nhận thức được những vấn đề về chuyên môn, có thái độ nhận thức chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt.

Hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty trong những năm qua đã đi vào nề nếp, đúng qui chế của nhà nước. Những cán bộ được phân công theo dõi hoạt động đào tạo và phát triển được tổ chức thống nhất từ trên xuống. Công ty đã xây dựng được qui chế làm việc cho cán bộ công nhân viên. Bổ sung kiện toàn bộ máy lãnh đạo.

Bên cạnh đó còn tồn tại những hạn chế: Trình độ của cán bộ công nhân viên tuy đã từng bước được nâng cao nhưng chưa đáp ứng được hết yêu cầu công việc, cũng như tình hình phát triển của Công ty.

Công nhân ở xưởng lắp ráp sản phẩm trình độ còn hạn chế, nhiều lao động chưa am hiểu sản phẩm, nên trong quá trình lắp ráp thì có nhiều sản phẩm lỗi kỹ thuật.

Nhân viên bán hàng chưa có kỹ năng chuyên nghiệp.

=> Một số nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong hoạt động đào tạo và phát triển: Thực trạng hoạt động đào tạo và phát triển còn nhiều bất cập: Trước hết do sự biến động tăng giảm lao động thường xuyên, mà nguyên nhân là do đội ngũ lao động trẻ đang vào độ tuổi lập gia đình. Khi có nhu cầu tuyển dụng thì Công ty chỉ thông báo nhu cầu tuyển lao động, còn việc tuyển chọn và đào tạo do phòng hành chính nhân sự đảm nhận, nên việc tuyển chọn và đào tạo không đáp ứng kịp thời với nhu cầu nhân lực của Công ty.

Mặt khác Công ty không chủ động được trong việc tuyển lao động phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty.

Bên cạnh đó do hoạt động đào tạo chủ yếu theo hình thức: kèm cặp và chỉ bảo, chỉ dẫn trong công việc nên những kiến thức, kỹ năng đào tạo cho nhân viên mới chủ yếu là kinh nghiệm của người làm trước truyền cho người làm sau nên việc đào tạo không được bài bản, kiến thức không toàn diện.

Không thể không kể đến nguyên nhân Công ty chưa thực sự chú trọng hoạt động đào tạo và phát triển cho những lao động làm việc trong các xưởng lắp ráp, vì thế chất lượng lao động trong xưởng này không cao.

Còn ở các cửa hàng bán lẻ sản phẩm ngoài nhân viên quản lý bán hàng thì các nhân viên còn lại không được đào tạo chuyên nghiệp.

Ngoài ra do Công ty mới thành lập nên kinh phí cho hoạt động đào tạo và phát triển chưa được đầu tư đúng mức.

Công ty chưa xây dựng được kế hoạch phát triển nguồn nhân lực thường xuyên, dài hạn, vì thế công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chưa có cơ sở để định hướng đào tạo lâu dài.

Nguyên nhân không kém phần quan trọng là một số cán bộ công nhân viên chưa ý thức đầy đủ về hoạt động đào tạo và phát triển và người lao động chưa được khuyến khích đúng mức để phát huy hết khả năng của bản thân.

Tóm lại qua quá trình tìm hiểu phân tích thực trạng hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở Công ty TNHH Thương mại & Đầu tư Minh Hằng nhìn chung ta thấy Ban lãnh đạo Công ty phần nào nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong Công ty đã có những chính sách nhằm thúc đẩy hoạt đẩy hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: như tạo điều kiện

cho những cá nhân có nhu cầu đào tạo cá nhân, về cơ bản trong chương trình đào tạo và phát triển Công ty cũng tuân theo quy trình đào tạo : xác định nhu cầu đào tạo, mục tiêu đào tạo và lựa chọn hình thức đào tạo. Tuy nhiên trong chương trình đào tạo vẫn tồn tại những hạn chế cần khắc phục như: chương trình đào tạo và phát triển chưa được Công ty duy trì thường xuyên liên tục, nguồn kinh phí cho hoạt động đào tạo còn eo hẹp chưa đáp ứng được nhu cầu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong Công ty. Hình thức đào tạo chưa phong phú chủ yếu là phương pháp đào tạo tại chỗ, hiệu quả mang lại chưa cao, còn thụ động phụ thuộc vào người hướng dẫn. Chương trình đào tạo chủ yếu là để khắc phục những yếu kém của người lao động trong Công ty được nhận biết qua thời gian làm việc chứ chưa chủ động trang bị những kiến thức mà người lao động cần cho công việc trong tương lai. Người lao động chưa được đào tạo toàn diện, và người lao động chưa thực sự nhận thức được tầm quan trọng của việc đào tạo và bồi dưỡng kiến thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Vậy để con người thực sự trở thành yếu tố tiên quyết trong chiến lược phát triển ở Công ty TNHH Thương mại & Đầu tư Minh Hằng thì công ty phải có một số biện pháp nhằm cải tiến hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

PHẦN 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI TIẾN HOẠT ĐỘNG ĐÀO

TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở CÔNG TY


TNHH THƯƠNG MẠI & ĐẦU TƯ MINH HẰNG

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI TIẾN ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI & ĐẦU TƯ MINH HẰNG (Trang 50 -54 )

×