Nâng cao tính minh bạch của thể chế, hoàn thiện khung khổ pháp lý

Một phần của tài liệu Chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 86 - 90)

cải cách thủ tục hành chính

Môi trường thể chế có tác động mạnh đến sự phát triển của DNNVV. Để phát huy hơn nữa tác động tích cực của nó đến quá trình phát triển DNNVV trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà nước nói chung và Chính phủ nói riêng cần tập trung tháo gỡ các rào cản hạn chế sự gia nhập thị trường của các DNNVV, xây

dựng môi trường thể chế minh bạch và bình đẳng giữa các loại hình DN thông qua một số giải pháp chủ yếu sau.

* Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Luật DN

Luật DN 2000 ra đời là một cuộc "cách mạng" trong việc huy động mọi nguồn lực của toàn xã hội vào phát triển sản xuất kinh doanh và Luật DN 2005 cũng đã có những bước tiến mới trong việc tạo lập sự bình đẳng cho các loại hình DN và khắc phục những thiếu sót của Luật DN 2000. Để tiếp tục phát huy tác dụng của Luật DN trên quy mô lớn hơn và sâu hơn, phải thực hiện các giải pháp toàn diện có tính hệ thống, bao gồm không chỉ các giải pháp tự do hoá gia nhập thị trường, mà cả các giải pháp tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ thiết thực cho hoạt động của DN, các giải pháp không chỉ xây dựng và hoàn thiện năng lực quản lý nhà nước, mà cả năng lực quản trị của DN.

- Đảm bảo tính hệ thống và tính đồng bộ của các văn bản hướng dẫn thi hành Luật DN

Đã có nhiều văn bản hướng dẫn thi hành luật DN. Tuy nhiên một số lĩnh vực vẫn còn thiếu các văn bản hướng dẫn của các bộ ngành. Điển hình là quy định về phạm vi và điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ điều tra dân sự, kinh tế; hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn pháp lý theo hướng luật sư và những người khác có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp đều được quyền cung ứng dịch vụ tư vấn pháp lý, hay các quy định điều kiện kinh doanh (không phân biệt thành phần kinh tế) đối với các dịch vụ đòi nợ, định giá tài sản, đánh giá tín nhiệm; điều kiện kinh doanh và tổ chức quản lý kinh doanh dịch vụ môi giới việc làm.

- Thực hiện nhất quán việc đăng ký kinh doanh theo Luật DN, tiếp tục đơn giản hoá thủ tục hành chính và giảm chi phí gia nhập thị trường. Để đơn giản hoá các thủ tục gia nhập thị trường, các cơ quan quản lý nhà nước cần phối hợp với các tổ chức phi chính phủ khác (như Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các hiệp hội ngành nghề) tiếp tục rà soát, đánh giá lại các hồ sơ, trình tự, thủ tục, chi phí và điều kiện gia nhập thị trường đối với DN, bao gồm đăng ký kinh doanh, khắc dấu, mã số thuế, mua hoá đơn; đánh giá lại hồ sơ, trình tự, thủ tục, điều kiện

và thẩm quyền cấp một số giấy phép kinh doanh được dư luận xã hội cho là bất hợp lý; tập hợp để loại bỏ các văn bản trái với Luật DN và Nghị định hướng dẫn thi hành luật do các Bộ, ngành và các cấp chính quyền địa phương ban hành.

- Bổ sung và hoàn thiện các văn bản hiện hành có liên quan

Các văn bản pháp luật có liên quan khác đến việc thi hành luật DN cần được khẩn trương ban hành như quy định về chuyển giao công nghệ, về đất đai, sở hữu trí tuệ hay các quy định liên quan đến quản trị nội bộ DN như các quy định về kế toán, hạch toán chi phí, căn cứ tính thuế và cách thức thu thuế, quản lý thuế. Điều đó sẽ tạo sự đồng bộ trong quá trình thực thi Luật DN.

* Đẩy mạnh cải cách hành chính theo hƣớng phục vụ DN

- Đổi mới các dịch vụ hành chính công

Các dịch vụ hành chính mà các cơ quan chức năng thực hiện chính là những dịch vụ công mà mỗi người dân và các DN đóng thuế để các cơ quan chức năng thực hiện. Do đó, khi được cung cấp các dịch vụ này không có nghĩa là DN đi xin các cơ quan chức năng mà đó là nhiệm vụ của các cơ quan chức năng. Do đó, cần thay đổi quan điểm của các cơ quan chức năng này trong việc cung cấp dịch vụ hành chính cho dân doanh nói chung và các DNNVV nói riêng. Muốn vậy cần đẩy mạnh cải cách hành chính cho phù hợp với sự phát triển kinh tế. Đơn giản hóa các thủ tục hành chính và thay đổi thái độ phục vụ của các nhân viên chính phủ nhằm tạo điều kiện cho DNNVV khi làm việc với các cơ quan chức năng của nhà nước.

- Đổi mới cách thức xây dựng và ban hành chính sách.

Về nguyên tắc, một môi trường kinh doanh ổn định có nghĩa là ít có sự thay đổi về chính sách. Tuy nhiên, Việt Nam đang trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền, nên các chính sách đều chưa hoàn thiện, thêm vào đó là đang chuẩn bị tham gia các cam kết song phương, đa phương, nên việc sửa đổi, bổ sung các chính sách cho phù hợp với các cam kết đã ký là đòi hỏi mang tính khách quan.

Khi ban hành các chính sách mới cần tham khảo ý kiến của các DN có liên quan và đánh giá cao sự tham gia của DN vào quá trình xây dựng chính sách. Có như vậy mới khuyến khích DNNVV tham gia vào quá trình xây dựng chính sách và

góp ý hoàn thiện chính sách của chính phủ, nhờ đó hiệu lực của các chính sách ngày càng được nâng cao.

* Tích cực triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển DNNVV 5 năm 2006- 2010 theo Chương trình hành động đã đề ra.

Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh tham mưu cho UBND khẩn trương xây dựng kế hoạch phát triển DNNVV, kế hoạch hành động và lộ trình thực hiện; thành lập Ban Điều phối thực hiện kế hoạch phát triển DNNVV cấp tỉnh trực thuộc UBND; đồng thời, hàng năm gửi báo cáo tình hình triển khai thực hiện kế hoạch về Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

* Tiến hành sửa đổi, bổ sung Nghị định 90/NĐ-CP theo một số nội dung chính sau:

Về định nghĩa DNNVV: Cân nhắc việc sử dụng ba loại chỉ tiêu: số lao động sử dụng bình quân năm, vốn đăng ký kinh doanh, doanh thu. Không nên quy định tuỳ điều kiện cụ thể mà vận dụng 1 trong 3 chỉ tiêu trên; Phân loại rõ DN siêu nhỏ, DN nhỏ, DN vừa; Xác định cho từng ngành theo hệ thống ngành cấp 1 của Hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân hoặc theo khu vực kinh tế: nông, lâm nghiệp và thuỷ sản; công nghiệp và xây dựng; dịch vụ.

Về Quản lý Nhà nước đối với công tác xúc tiến phát triển DNNVV:

Việc quản lý nhà nước đối với công tác xúc tiến phát triển DNNVV sẽ tập trung vào các nhiệm vụ sau: xây dựng, hoàn thiện các quy định pháp lý về hỗ trợ trong phạm vi thẩm quyền của mình, theo sự phân công của Chính phủ; tổ chức huy động các nguồn lực chủ yếu trong và ngoài nước phục vụ cho công tác hỗ trợ và tuỳ theo mục tiêu, phạm vi của chương trình, dự án mà có thể thực hiện việc điều phối, giám sát, đánh giá việc thực hiện chương trình, dự án, tổng hợp các kiến nghị, đề xuất điều chỉnh mục tiêu và nội dung chương trình (nếu có). Xây dựng cơ chế phối hợp công tác giữa các cơ quan liên quan một cách rõ ràng. Quy định rõ, cụ thể nhiệm vụ của một số Bộ có liên quan trực tiếp đến các lĩnh vực cần hỗ trợ thuộc chức năng nhiệm vụ Chính phủ phân công.

Về phương thức hỗ trợ của Nhà nước: Cơ quan Nhà nước thực hiện sự hỗ trợ gián tiếp đối với phần lớn các chương trình, dự án hỗ trợ DNNVV, chỉ nên tham gia thực hiện các chương trình dự án thí điểm có phạm vi tác động rộng hoặc có tính chất tìm chọn mô hình.

* Đẩy mạnh việc nghiên cứu và áp dụng các biện pháp giảm chi phí khởi sự DN đến mức cạnh tranh nhất so với các nước trong khu vực như tổ chức và thường xuyên duy trì đối thoại trực tuyến với DN, qua đó DN có thể nhận được những tham vấn về kinh doanh, nộp hồ sơ, thực hiện thủ tục hoàn thuế và khai thác thông tin sơ cấp một cách nhanh và rẻ nhất; giảm nhẹ thủ tục đăng ký kinh doanh thông qua việc thiết lập hệ thống nối mạng đăng ký kinh doanh toàn quốc.

3.3.2. Chính sách thuế

Điều chỉnh hệ thống thuế phù hợp nhằm khuyến khích khởi sự DN, khuyến khích phát triển kinh doanh nhỏ và tạo việc làm. Đồng thời, thực hiện đổi mới chế độ kế toán, thống kê theo hướng đơn giản hoá, khuyến khích DN tự kê khai và nộp thuế.

Sửa đổi quy định về Thuế GTGT, Thuế Xuất nhập khẩu theo hướng xác định các tiêu chí minh bạch, rõ ràng, phù hợp với các hiệp định song phương và đa phương mà Việt Nam đã tham gia ký kết và các quy tắc của hội nhập.

Một phần của tài liệu Chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 86 - 90)