Khả năng tiếp cận các nguồn tín dụng của DNNVV

Một phần của tài liệu Chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 34 - 39)

a. Tình hình chung

Trong những trở ngại mà DN gặp phải thì thiếu vốn cũng như ít khả năng tiếp cận vốn là vấn đề nghiêm trọng nhất. Vì vậy, nhiều DN cho rằng sự hỗ trợ tốt nhất

của cơ quan quản lý Nhà nước đối với DN là việc tạo điều kiện cho DN tiếp cận tín dụng một cách dễ dàng và ít tốn kém hơn.

+ Nhu cầu về vốn ngắn hạn – vốn lưu động: Các DN Việt Nam hầu hết đều có vốn điều lệ nhỏ nên các DN phải huy động vốn ngoài DN phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

+ Nhu cầu về vốn dài hạn: DNNVV rất cần những nguồn vốn dài hạn để đầu tư vào tài sản cố định, đầu tư thêm dây chuyền công nghệ và thực hiện các dự án kinh doanh. Nếu như nhu cầu vốn lưu động – ngắn hạn của DN gặp khó khăn thì nhu cầu về vốn dài hạn còn khó khăn gấp đôi.

Nhu cầu về vốn lớn nhưng các DN lại gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn tín dụng. Hiện tại các nguồn mà DN có thể tiếp cận chủ yếu: vay từ bạn bè, người thân; vay ngân hàng; vay từ nguồn vốn nhà nước; vay từ nguồn khác. Nguồn vốn từ các tổ chức phi tài chính: cụ thể là từ các thân nhân và bạn bè chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu vay vốn của DN và là một nguồn vốn an toàn, ít rủi ro nhưng nguồn vốn này khó đáp ứng được nhu cầu vốn lớn, khó phục vụ được các dự án lớn của DN mà thường chỉ phục vụ nhu cầu trước mắt, cấp bách của DN, và đôi khi các DN phải trả một mức lãi suất cao hơn nhiều lần so với lãi suất chính thức. Trong khi đó, mặc dù đáp ứng nhu cầu về vốn lớn và đa dạng của DN nhưng nhiều DN gặp khó khăn trong việc tiếp cận các khoản tín dụng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các ngân hàng và các tổ chức tín dụng chính thức khác khiến cho tỷ trọng của nguồn vốn này không thể đáng kể.

Biểu đồ 2.4. Khả năng tiếp cận vốn từ các Ngân hàng thƣơng mại của DNNVV 30.5 31 31.5 32 32.5 33 33.5 34 34.5 35 35.5

Tiếp cận được Khó tiếp cận Không tiếp cận được

%

Nguồn: Điều tra thực trạng DNNVV của Cục Phát triển DNNVV, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2006.

Như vậy, gần 1/3 số DNNVV không thể tiếp cận được với các khoản tín dụng từ ngân hàng.

Từ đầu năm 2008 đến nay, trong tình hình nền kinh tế cả nước đang gặp những khó khăn về lạm phát bùng nổ, giá cả leo thang… thì khó khăn lớn nhất của DN là thiếu vốn, mà khoảng 50% DNNVV phải thường xuyên vay vốn từ ngân hàng, nay do chủ trương siết chặt tín dụng, DNNVV càng khó vay vốn. Lãi suất vay lên đến 20-21%, DNNVV không thể chịu nổi. Đã có những nghiêu cứu cho rằng hiện nay, chỉ có khoảng 60% DN cầm cự được, 20% đang thu hẹp sản xuất kinh doanh và 20% chuẩn bị phá sản. Sự phá sản hàng loạt DN sẽ kéo theo những vấn đề dân sinh, xã hội không thể không tính đến. Chính vì vậy, rất cần xử lý một cách hợp lý đối với nhu cầu vay vốn của DNNVV, có phân tích với loại nhu cầu và xử lý vốn vay cũng như lãi suất cho vay phù hợp với thực tế. Dù rằng lãi suất cho vay của một số ngân hàng có giảm chút ít, nhưng lượng khách hàng được xét duyệt cho vay không tăng, do điều kiện vay thắt chặt hơn, mục đích sử dụng vốn và khả năng trả nợ được xem xét kỹ hơn để giảm thiểu rủi ro trong việc thu hồi vốn; ngân hàng chỉ

cho vay trong những trường hợp có nhu cầu vay để đáo hạn hoặc những khách hàng có quan hệ tín dụng từ trước, v.v…

b. Các rào cản trong quá trình tiếp cận tín dụng của DNNVV

Về phía các tổ chức tín dụng:

Hiện nay, các DNNVV chiếm đa số trong tổng số khách hàng nhưng dư nợ cho vay của các ngân hàng thương mại đối với các DNNVV chiếm tỷ trọng không quá lớn trong tổng dư nợ. Đa số các ngân hàng gần đây cho biết, họ đã thay đổi nhận thức rất rõ rệt về khối DNNVV và đang hướng tới khu vực này như một khối khách hàng đầy tiềm năng. Nhiều ngân hàng đã xây dựng chiến lược cho vay vốn đối với các DNNVV như xây dựng cơ chế ưu đãi hơn so với vay bình thường, thủ tục đảm bảo tiền vay linh hoạt, trong đó cho phép DN được thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay. Tuy vậy, nguồn vốn của các ngân hàng tới cung cấp cho các DNNVV vẫn còn ít so với nhu cầu và còn khá nhiều DN chưa được vay vốn.

Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cơ chế cho vay thương mại đã được chỉnh sửa nhiều lần, nhất là việc tháo gỡ sự can thiệp hành chính của nhà nước đối với việc cho vay của các tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước cũng đã chỉ đạo các ngân hàng tăng cường huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước bằng nhiều hình thức để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thành phần kinh tế này.

Bên cạnh đó, để hỗ trợ DNNVV tiếp cận với nguồn tài chính chính thức, đã có một số dự án hỗ trợ của nước ngoài tham gia vào cung ứng nguồn tín dụng cho các DNNVV thông qua hệ thống Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB)… Tuy nhiên, các DNNVV Việt Nam cũng khó tiếp cận được nguồn vốn từ các ngân hàng này vì các yêu cầu ngặt nghèo về tài sản thế chấp, tính khả thi của dự án đầu tư. Như vậy, khả năng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng thương mại của DNNVV vẫn còn rất nhiều hạn chế. Điều này đang trở thành tình trạng khá phổ biến hiện nay nhất là khi các ngân hàng chưa mở rộng hình thức cho vay tín chấp.

Bảng 2.2. Chi tiết về khoản vay từ các tổ chức tín dụng

Thành thị Nông thôn Nguồn (%) Ngân hàng thương mại quốc doanh

Ngân hàng tư nhân/cổ phần Ngân hàng nước ngoài Ngân hàng chính sách Quỹ hỗ trợ phát triển Dự án trọng điểm Các DN khác Quỹ tín dụng 55.0 30.9 1.5 6.5 1.2 4.4 0.3 0.2 76.1 1.6 0.0 7.9 1.6 7.4 0.3 5.1

Nguồn: Điều tra DNNVV năm 2005 - CIEM, DOE, ILSSA

Về phía các DN

Phần lớn các DNNVV chưa biết cách xây dựng dự án, các báo cáo tài chính, sổ sách kế toán không rõ ràng, minh bạch nên không thể đánh giá đúng thực trạng của DN. Bên cạnh đó, môi trường kinh doanh ở phần lớn các DN này còn nhiều rủi ro, tính khả thi của phương án và dự án kinh doanh của các DNNVV còn chưa cao; cách tổ chức quản lý và điều hành chưa chuyên nghiệp, nên ngân hàng rất ngại rót vốn cho DN.

Đa số các DN thường không đủ điều kiện để vay vốn tín chấp của ngân hàng như: chưa có tín nhiệm với ngân hàng trong việc sử dụng vốn vay và trả nợ đầy đủ, hiệu quả kinh doanh kém, không rõ ràng về mặt sổ sách…

Đối với các ngân hàng, tài sản đảm bảo là một yếu tố quyết định quan trọng trong quá trình đánh giá khoản vay của các DNNVV. Tuy nhiên, đây là một vấn đề khó khăn cho các DNNVV vì họ không có cách nào để tiếp cận khoản tín dụng trung và dài hạn do không có tài sản đảm bảo. Theo các chủ DNNVV, các ngân hàng thường không xem xét nghiêm túc báo cáo tài chính và kế hoạch kinh doanh của họ nếu DN không có tài sản đảm bảo. Bên cạnh đó, các ngân hàng thường đánh giá tài sản đảm bảo thấp hơn giá trị thường rất nhiều, do vậy, DN không thể vay được đủ số vốn như mong muốn.

Biểu đồ 2.5. Lý do DNNVV gặp khó khăn khi vay tín dụng 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 % Không đủ thế chấp Quá trình vay khó

Lãi suất quá cao

Lý do khác

Nguồn: Điều tra DNNVV năm 2005 - CIEM, DOE, ILSSA.

Một trong những nguyên nhân cơ bản nữa khiến việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng của các DNNVV Việt Nam còn rất hạn chế xuất phát từ chính bản thân DN. DN thường không hiểu về cơ chế tín dụng của các ngân hàng thương mại, có tâm lý sợ thủ tục vay vốn của ngân hàng rườm ra, phức tạp, việc giải quyết cho vay của ngân hàng không đúng quy định mà ngân hàng yêu cầu. Ở một số DN, việc điều hành sản xuất kinh doanh của lãnh đạo chưa bài bản, mang nặng tính chủ quan gia đình. Trong quan hệ với ngân hàng còn thiếu kinh nghiệm, việc bố trí cán bộ quan hệ giao dịch với ngân hàng không hợp lý, ít am hiểu về dự án đầu tư, cán bộ có tư tưởng e ngại, thiếu tự tin trong quan hệ, khả năng thuyết trình, đàm phán với ngân hàng còn yếu.

Một phần của tài liệu Chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)