Đôi nét về ngành than Việt Nam

Một phần của tài liệu Chiến lược mở rộng thị trường của Công ty kinh doanh than Hà Nội (Trang 26 - 30)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY KINH DOANH THAN HÀ NỘ

2.1.Đôi nét về ngành than Việt Nam

Như chúng ta đều biết than là một loại nguyên liệu quý mà chúng ta thường gọi là “Vàng đen”, là một loại chất đốt có nhiệt lượng cao nhất trong các loại nhiên liệu hiện nay nên được sử dụng làm nguyên liệu đầu vào chủ yếu của các ngành công nghiệp quan trọng như sản xuất điện, xi măng, luyện kim, sản xuất phân bón…

Ngành than là ngành kinh tế chuyên biệt về khai thác, chế biến và cung ứng than. Nước ta là một nước có ngành than khá phát triển vì may mắn có được một tài nguyên than với trữ lượng rất lớn tập trung phần lớn ở Quảng Ninh. Với lịch sử gần 170 năm kể từ khi than được chính thức khai thác tại Việt Nam, ngành than đã trải qua bao thăng trầm và đã đạt được rất nhiều thành tựu đáng kể. Ngay từ những ngày đầu tiên khi được tiếp quản các mỏ than từ tay thực dân Pháp, ngành than Việt Nam đã thực sự khởi sắc, đáp ứng được các yêu cầu về sản xuất và tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Trong suốt quá trình phát triển của mình, ngành than Việt Nam liên tục đạt được những thành tựu vượt bậc, luôn hoàn thành vượt mức và sớm trước các kế hoạch 5 năm và các mục tiêu chiến lược đề ra, cụ thể trong kế hoạch 5 năm 2001- 2005 ngành than đã hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch vào cuối năm

2003 hay về đích sớm trước 10 năm so với mục tiêu chiến lược đến năm 2020…

So với các ngành công nghiệp khác, ngành than có rất nhiều điểm khác biệt mà chính những đặc trưng này có tác động trực tiếp đến phương thức hoạt động sản xuất kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp trong ngành, trong đó có Công ty kinh doanh than Hà Nội. Tôi xin kể đến ba đặc trưng quan trọng có ảnh hưởng lớn nhất dưới đây:

Thứ nhất, than là một nguyên liệu đầu vào quan trọng cho hầu hết các

ngành công nghiệp nặng không chỉ ở nước ta mà trên toàn thế giới. Sở dĩ như vậy là do nó là một trong số ít các loại chất đốt cho nhiệt lượng cao nhất mà con người đã khám phá ra tính đến thời điểm này, thêm vào đó ở nước ta than có trữ lượng lớn và chi phí khai thác, chế biến rẻ hơn các loại chất đốt khác( như xăng dầu, điện, gas) nên nó trở thành nguyên liệu hàng đầu và cần thiết cho các ngành công nghiệp nặng quan trọng của toàn thế giới và cực kỳ phù hợp với hoàn cảnh kinh tế của nước ta mà đến nay chưa có hàng hóa thay thế khả thi. Có thể kể đến hàng loạt các ngành công nghiệp hiện đang sử dụng đầu vào là than như: ngành điện, sản xuất xi măng, hóa chất, giấy, cơ khí chế tạo, luyện kim… Trong đó than là nguyên liệu đặc biệt quan trọng đối với ngành điện bởi vì nguồn điện ở nước ta phần lớn đều là nhiệt điện với nguyên liệu sản xuất là than. Than là nguyên liệu phù hợp với điều kiện kinh tế nước ta và nhu cầu than của nước ta luôn luôn cao và chưa dừng lại ở đây vì các ngành công nghiệp của nước ta chưa phát triển hết tiềm năng.

Thứ hai, ngành than là ngành công nghiệp trọng yếu có tác động trực

tiếp đến các ngành công nghiệp nặng quan trọng của nước ta nên hoạt động của ngành vẫn chịu sự điều tiết về giá cả của Nhà nước. Than là một tài nguyên thiên nhiên, thuộc quyền sở hữu chung của toàn dân ta, Nhà nước đại diện cho nhân dân có quyền quản lý và điều tiết nhằm sử dụng tài nguyên này

một cách hợp lý và hiệu quả nhất. Do là nguyên liệu đầu vào thiết yếu của các ngành công nghiệp mũi nhọn của nước ta nên ngành than có nhiệm vụ cung ứng than cho các ngành này. Tuy nhiên nhằm mục tiêu phát triển toàn diện nền kinh tế, thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp mũi nhọn, Nhà nước ta mặc dù đã trao quyền quản lý ngành than cho TKV( Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam) từ năm 1994, nhưng vẫn thực hiện điều tiết giá bán than của ngành than cho các ngành công nghiệp trọng điểm, cụ thể là bốn ngành sau: ngành điện, ngành xi măng, ngành hóa chất và ngành giấy. Bốn ngành này dược tính theo một khung giá riêng, cao hay thấp tùy theo yêu cầu của Nhà nước và sự đàm phán giữa ngành than với các khách hàng, theo đó giá bán than cho các ngành này thấp hơn rất nhiều so với giá bán trên thị trường cho các ngành khác và giá bán than xuất khẩu.

Thứ ba, tất cả các doanh nghiệp trong ngành than đều hoạt động dưới

sự quản lý của TKV. Trước kia TKV quyết định và điều tiết nguồn cung, giá cả và thị trường của tất cả các doanh nghiệp trong ngành nên cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hầu như là không có. Nhưng vài năm trở lại đây, do sự phát triển và tác động to lớn của cơ chế thị trường đến toàn nền kinh tế, ngành than đã tích cực thực hiện cơ chế quản lý mới, giao quyền tự chủ tài chính và tự do kinh doanh cho các doanh nghiệp, định hướng cho các doanh nghiệp tự tìm thị trường tiêu thụ cho mình để thúc đẩy tăng trưởng cho các doanh nghiệp trong ngành nên trên thị trường than Việt Nam đã bắt đầu xuất hiện cạnh tranh và ngày càng trở lên gay gắt.

Hiện tại ngành than vẫn phải cung cấp than với giá bao cấp cho bốn ngành công nghiệp kể trên, nhưng trong điều kiện kinh tế phát triển và chi phí sản xuất than ngày càng tăng cao, nguồn cung than ngày càng hạn hẹp, lãnh đạo ngành than đang nỗ lực yêu cầu Chính phủ cho phép thả nổi giá than với

tất cả các ngành để bù đắp chi phí sản xuất. Tuy nhiên do điều kiện kinh tế khó khăn của các khách hàng và chiến lược phát triển chung của đất nước mà giá than chỉ tăng lên nhằm giảm bớt bao cấp chứ chưa được thả nổi. Tháng 7/2008 Chính phủ đã chính thức phê duyệt chiến lược phát triển ngành than đến năm 2015, định hướng đến năm 2025. Theo đó, mục tiêu tới năm 2010 ngành than sẽ đạt sản lượng than sạch khoảng 48- 50 triệu tấn. Cùng với đó, hoạt động của ngành Than sẽ được chuyển mạnh theo cơ chế thị trường, hội nhập với thị trường khu vực và quốc tế có sự điều tiết của Nhà nước, có cạnh tranh để tìm kiếm thị trường. Giá than sẽ được xác định phù hợp với cơ chế thị trường. Nhà nước điều tiết giá than qua chính sách thuế và các công cụ quản lý khác. Theo định hướng của Chính phủ, ngành than đã có lộ trình điều chỉnh giá cụ thể. Xu hướng tương lai thị trường than sẽ được điều hành theo cơ chế cạnh tranh, do đó sẽ không có sự chênh lệch giữa giá than trong và ngoài nước mà sẽ để cho thị trường tự điều tiết. Như vậy, trong vài năm tới, thị trường ngành than sẽ có những chuyển biến mạnh mẽ theo cơ chế thị trường và tự do cạnh tranh mở ra cơ hội cũng như thách thức cho tất cả các doanh nghiệp trong ngành đòi hỏi các doanh nghiệp phải có năng lực thực sự mới có thể tồn tại và phát triển.

Hơn thế nữa, là một ngành công nghiệp năng lượng phát triển nhất nước ta, ngành than có thể nói là một ngành “béo bở” do mức cần thiết của than với các ngành công nghiệp khác và khối lượng than xuất khẩu hàng năm của Việt Nam tương đương tiêu dùng trong nước đem đến cho ngành than những món lợi nhuận khổng lồ. Chính vì vậy, năm 2008 là năm khủng hoảng kinh tế toàn cầu mà ngành than vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng cao như mọi năm, điều này cho thấy sự phát triển của ngành than trong nền kinh tế thị trường hiện nay.

Một phần của tài liệu Chiến lược mở rộng thị trường của Công ty kinh doanh than Hà Nội (Trang 26 - 30)