Các hình thức trả lương mà hiện nay công ty đang áp dụng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thù lao lao động tại công ty TNHH Nhà nước một thành viên Dệt 19-5 Hà Nội (Trang 35 - 46)

II. Thực trạng công tác thù lao lao động tại công ty TNHH NN MTV Dệt 19-5 Hà nội

1. Công tác tiền lương

1.2 Các hình thức trả lương mà hiện nay công ty đang áp dụng

Căn cứ vào điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty, chức năng nhiệm vụ của Tổng giám đốc, căn cứ theo đề nghị của các phòng ban nhà máy. Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Dệt 19/5 áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm trực tiếp đối với công nhân sản xuất và khoán sản phẩm đối với cán bộ quản lý trong công ty.

1. 2.1 Đối với công nhân sản xuất .

Theo tính chất công việc và quy trình sản xuất của công ty đó là công ty sản xuất do đó công ty đã quyết định áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm đối với công nhân trực tiếp sản xuất .

Công thức tính :

L = LSP + PC (nếu có)+ LCĐ + LNV + LTN (nếu có)+ LLT (nếu có) Trong đó:

L : Tiền lương thực tế người lao động nhận được LSP : Lương sản phẩm sản xuất trong tháng

PC : Phụ cấp

LCĐ : Lương ngày nghỉ trong chế độ LNV : Lương ngừng việc

LTN : Lương thâm niên LLT : Lương lũy tiến

Lương sản phẩm :

Đó là số tiền trả cho công nhân sản xuất trên cơ sở đơn giá tiền lương cho một đơn vị sản phẩm và khối lượng sản phẩm thực hiện được. Tuy nhiên với mỗi đối tượng khác nhau thì tiền lương được trả theo các chế độ khác nhau. Công ty áp dụng hình thức trả lương sản phẩm trực tiếp cá nhân với đại bộ phận công nhân sản xuất, trả lương sản phẩm tập thể cho các công đoạn thu hóa, vệ sinh công nghiệp và trả lương sản phẩm gián tiếp cho lao động phục vụ và sửa chữa trong phân xưởng.

Lương ngày nghỉ trong chế độ :

Lương trả cho thời gian không tham gia sản xuất nhưng được hưởng theo chế độ quy định như lương trả cho ngày nghỉ lễ tết, nghỉ phép năm, nghỉ việc riêng ….

LCĐ = NCD

Kx450000 N 26 × Trong đó: NNCĐ: số ngày nghỉ trong chế độ

Ví dụ: Anh Nguyễn Đức Anh. Kỹ sư phòng kỹ thuật – KCS có hệ số lương là 3,48. Tiền lương tháng 7/2007của anh được tính như sau:

Dựa vào bảng chấm công thì thời gian đi làm trong tháng là 25 ngày . LCB = 3,48 x 450.000 x25/26=1.505.770 đồng Trong tháng có một ngày nghỉ lễ hưởng 100% lương

LCĐ =3,48 x 450.000 x1/26 =60.230 đồng Vậy tiền lương tháng 7/2007của anh Đức Anh là:

L= 1.505.770 + 60.230 =1.566.000 đồng Lương ngừng việc :

Lương trả cho công nhân sản xuất trong những giờ không sản xuất do mất điện, máy hỏng…

Lương ngừng việc được tính như sau:

Trong đó: LNV : Lương ngừng việc K : hệ số lương cấp bậc của cả tổ G NV :Số giờ ngừng việc K = ∑= × ÷∑n= i i i n i 1ki li 1 l

Trong đó: Ki : Hệ số cấp bậc công việc i Li : Số lao động có cùng hệ số K Lương thâm niên:

Lương trả cho người lao động làm việc lâu năm tại công ty nhằm khuyến khích họ làm việc tích cực hơn.

Cách tính lương thâm niên :

5 năm làm việc 50.000 đồng/tháng K x TLmin

26 x8

Thêm một năm được hưởng thêm 10.000 đồng /tháng 10 năm làm việc 100.000 đồng /tháng

Thêm một năm được hưởng thêm 20.000 đồng /tháng Lương lũy tiến :

Theo quyết định của UBND Thành phố Hà Nội, sở công nhân Hà Nội và giám đốc công ty, đơn giá lũy tiến cho sản phẩm sợi, dệt và may thêu được xác định như sau:

Công nhân phân xưởng sợi:

STT Năng suất tăng từ Đơn giá lũy tiến(đ/kg)

CN đứng máy ống CN đứng máy con

1 1% - 5% 200 200

2 6% - 15% 300 300

3 16% - 20% 400 400

Công nhân xưởng dệt:

STT Năng suất tăng từ Đơn giá lũy tiến (đ/mét)

CN đứng 4 máy CN đứng 2 máy

1 1% - 10 100 50

2 11- 20% 200 100

3 20% trở lên 300 150

Công nhân xưởng may thêu:

STT Năng suất tăng từ Đơn giá lũy tiến(đ/sản phẩm)

1 1% - 10 50

2 11- 20% 70

3 20% trở lên 100

Chế độ trả lương sản phẩm trực tiếp cá nhân

Việc trả lương cho công nhân sản xuất được tiến hành rất đơn giản: Nhân viên kinh tế phân xưởng căn cứ vào đơn giá công đoạn mà người công nhân đảm nhận, căn cứ vào số lượng và chất lượng sản phẩm mà họ đã hoàn thành ở công đoạn đó để trả lương cho từng người .

Mức lương sản phẩm được tính như sau:

Lsp = i n i i q DG × ∑ =1

Trong đó : LSP : tiền lương mỗi công nhân nhận được DGi : Đơn giá của công đoạn i

qi : Số lượng công đoạn i

n : Số công đoạn trong một sản phẩm

Để có cơ sở cho việc thanh toán lương của công ty thì ta phải tính được đơn giá tiền lương của từng công đoạn. Từ đó công ty đã đưa ra hình thức tính đơn giá tiền lương như sau :

• Đối với nhà máy dệt :

* Tính đơn giá trả cho công nhân :

- Tính đơn giá cho các khâu đầu dây chuyền (Đậu –se-ống –STĐ) + Căn cứ vào định mức lao động cho từng công đoạn

+ Lấy mức lương cho một công nhân chia cho định mức lao động ta được đơn giá tiền lương trả cho công nhân .

ĐGTL = Mức Lương một công nhân ĐMLĐ

Trong đó :

ĐGTL: Đơn giá tiền lương ĐMLĐ: Định mức lao động + Tính đơn giá cho một mét vải

ĐGTL1m= ĐGTL trả cho công nhân *trọng lượng sợi (Dọc-Ngang ) - Khâu mắc,nối trục:

ĐGTL1m = ĐGTL trả công nhânSố m 1 trục - Khâu sâu go chải:

ĐGTL1m= ĐGTL trả công nhân 10000 m (theo quy định của kỹ thuật) Đối với khâu dệt: Tính theo chất lượng sản phẩm

ĐGTLSPL2 = Tiền lương 1 ngày công (ĐMLĐ x 95%) x 10 + ĐM x 4 %. Trong đó :

ĐGTLSPL2: Tiền lương sản phẩm loại 2

Từ ĐGTLSPL2 ta tính được cho ĐGTLSPL1, ĐGTLSPL1v, ĐGTLSPL2v ĐGTLSPL3. ĐGTLSPL1=ĐGTLSPL2 x 10 ĐGTLSPL1v=ĐGTLSPL1 x 2 ĐGTLSPL2v=ĐGTLSPL2 x 0,5 ĐGTLSPL3 = 0 ĐGTLSPL3v = - ĐGTLSPL1

• Đối với bộ phận phục vụ và quản lý:

Mức lương của một tháng ĐGTL từng người = SLKH ( quy định) (Tính chất lượng theo CN dệt) * Tính cho đến sản phẩm cuối cùng Ta chỉ việc cộng L1v = ĐDC + L1v dệt + L1v phục vụ + quản lý L1 = ĐDC + L1 dệt + L1 phục vụ + quản lý L2 = ĐDC + L2 dệt + L2 phục vụ + quản lý L2v = ĐDC + L2v dệt + L2v phục vụ + quản lý L3v= - L1 dệt + (- L1) phục vụ + quản lý

• Đối với nhà máy sợi

* Tính đơn giá cho từng công đoạn Ca ngày

ĐGTL trả CN = Mức lương 1 tháng / 30 công ĐMLĐ

* Tính đơn giá cho khâu phục vụ Ca ngày

ĐGTL trả CN = Mức lương 1 tháng SLKH (không qui đổi) Ca đêm = ĐGTLca ngày x 35%

* Tính đơn giá cho khâu quản lý: - Đối với đơn giá tiền lương sản phẩm

ĐGTLSP = Mức lương 1 tháng x 50% SLKH (qui đổi)

Đơn giá quản lý =Mức lương 1 tháng x 50% x % hoàn thành nhiệm vụ * Cách tính sản lượng quy đổi:

Lấy sợi 20/1là hệ số 1 Lấy sợi 20/1 OE là hệ số 1

* Tính cho đến sản phẩm cuối cùng

ĐGSPCC=ĐGTL Công nghệ +ĐGTL phục vụ +ĐGTL quản lý.

• Tính đơn giá cho ngành hoàn thành +KCS - Căn cứ vào định mức lao động

- Căn cứ vào mức lương 1 công

ĐGTL trả công nhân = Tiền lương 1 công ĐML Đ - Tính lương cho bộ phận quản lý:

+ Căn cứ vào sản lượng kế hoạch hàng quý ĐGTLSP = 50 % Mức lương tháng

SLKH + Căn cứ vào % nhiệm vụ hoàn thành :

ĐGTLQL = 50%Mức lương 1 tháng x %HTNV

Ưu điểm: Chế độ trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân là dễ dàng tính được tiền lương trực tiếp trong kỳ. Khuyến khích công nhân tích cực làm việc, tận dụng mọi thời gian lao động, nâng cao tay nghề để nâng cao năng suất lao động, tăng tiền lương một cách trực tiếp

Nhược điểm: hình thức trả lương này dễ xảy ra tình trạng người lao động chỉ quan tâm đến số lượng mà ít chú ý tới chất lượng sản phẩm .Nếu người lao động không có thái độ và ý thức làm việc tốt sẽ ít quan tâm tới tiết kiệm vật tư, hay sử dụng có hiệu quả máy móc thiết bị .

1.2.2. Đối với lao động phục vụ và sửa chữa máy .

Lao động phục vụ không trực tiếp tạo ra sản phẩm nhưng công việc của họ góp phần phục vụ, phụ trợ cho hoạt động của công nhân sản xuất . Lao động phục vụ cũng góp một phần không nhỏ vào việc tăng năng suất lao động của công nhân sản xuất. Nếu phục vụ tốt, điều kiện làm việc của người lao động thuật lợi, môi trường làm việc trong lành… thì NSLĐ của công nhân sản xuất sẽ tăng lên. Hình thức trả lương đối với lao động phục vụ và sửa chữa máy được công ty áp dụng đó là hình trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân .Tiền lương của lao động phục vụ và sửa chữa máy hàng tháng gắn với số máy phục vụ hoặc sửa chữa. Ta có bảng đơn giá tiền lương sau:

Bảng 12: Đơn giá tiền lương của các loại máy

STT Loại máy Công kỹ thuậtĐơn giáCông phục vụ

1 Máy cung 43.000 29.700 2 Máy chải 43.000 29.700 3 Máy gép 43.000 29.700 4 Máy thô 41.000 28.500 5 Máy con 41.000 28.500 6 Máy OE 39.800 27.480 7 Máy ống 39.800 27.480 8 Máy se 39.800 27.480 9 Máy đậu 39.800 27.480 10 Các lương khác tính tương tự … …

Nguồn: Phòng lao động tiền lương

1.2.3 Đối với cán bộ quản lý các nhà máy và cán bộ nhân viên gián tiếp các phòng ban: phòng ban:

Hình thức trả lương mà công ty áp dụng đối với đối tượng này là hình thức trả lương khoán.

 Hình thức trả lương khoán

Ban giám đốc công ty đề ra mức lương khoán cho từng nhân viên phù hợp với chức vụ và cấp bậc công việc của họ .

Đối với ban giám đốc của công ty :

- Đối với Tổng Giám đốc của công ty: Tiền lương được tính theo mức độ hoàn thành giữa thực hiện và kế hoạch của tiền lương của toàn bộ công ty.

- Đối với Phó Tổng Giám đốc Trương Thị Phương : + 25%Tiền lương tính theo doanh thu tiêu thụ của công ty + 25% Tiền lương tính theo GTSXCN của công ty

+ 50% Tiền lương khoán hưởng theo phần chấm điểm hoàn thành kế hoạch của các phòng phụ trách.

- Đối với Phó Tổng Giám đốc Trần Hồng Tuy:

+ 25% Tiền lương tính theo giá trị sản xuất công nghiệp . + 25% Tiền lương tính theo doanh thu tiền về của công ty

- Đối với Phó Tổng Giám đốc Bùi Quang Vinh :

+ 50% Tiền lương tính theo giá trị sản xuất công nghiệp

+ 50% Tiền lương khoán hưởng theo phần chấm điểm hoàn thành kế hoạch của các phòng phụ trách và nhiệm vụ của bản thân

- Đối với các phòng ban .

+ 50% Tiền lương khoán hưởng theo phần chấm điểm hoàn thành kế hoạch của bản thân

+ 50% Tiền lương khoán hưởng theo lương sản phẩm được tính theo các chỉ tiêu (có chi tiết kế hoạch hàng tháng kèm theo )

- Đối với công nhân vệ sinh,nhân viên bảo vệ Khoán lương cố định :700.000đ/26 công - Đối với công nhân nấu ăn:

Hưởng lương sản phẩm theo suất ăn phục vụ của toàn công ty.

Thời gian làm việc của từng đối tượng lao động đã được quy định trong văn bản. Nếu công nhân nghỉ ngày nào thi trừ tiền lương của ngày đó

Bảng 13: Lương khoán của công ty được thực hiện tư ngày 26/6/2007 như sau

Stt Chức danh Mức lương Ghi chú

1 Tổng giám đốc 4.500.000

2 Phó TGĐ,GĐ nhà máy dệt Hà Nam 4.100.000 3 Trưởng phòng,GĐ các nhà máy 3.600.000 4 Phó phòng,Phó GĐ các nhà máy 3.200.000

5 Phó phòng (đặc cách ) 2.400.000

6 Kỹ sư,cử nhân,cao đẳng 1.900.000 Từ 5 năm CTtrở lên

7 Kỹ sư,cử nhân,cao đẳng 1.710.000 Từ 3-5 năm CT

8 Kỹ sư,cử nhân,cao đẳng 1.510.000 Ký HĐ 1năm trở lên 9 Cử nhân,cao đẳng kinh tế 1.510.000 Ký HĐ 1năm trở lên 10 Kỹ sư,cử nhân,cao đẳng tập sự 810.000 Thử việc 11 Kỹ sư kỹ thuật của nhà máy dệt Hà Nam 1.800.000

12 Trung cấp 1.610.000 Từ 5 năm CTtrở lên

13 Trung cấp 1.510.000 Từ 3-5 năm CT

14 Trung cấp 1.010.000 Ký HĐ 1năm trở lên

15 Trung cấp thử việc 810.000 Thử việc

16 Thủ kho thành phẩm,sợi,CNKTVP 1.510.000 Kể cả làm thêm giờ

17 Thủ kho phụ tùng 1.410.000

18 Văn thư đánh máy 1.510.000

19 Trưởng ca nhà máy dệt Hà Nam 1.410.000 Làm việc 22.5 công 20 Trưởng ca nhà máy sợi Hà Nội 1.410.000 Làm việc 22.5 công 21 Trưởng ca nhà máy sợi Hà Nội(không có bằng

đại học) 1.410.000 Làm việc 22.5 công 22 Trưởng ca nhà máy Dệt Hà Nội 1.660.000 Làm việc 26-30 công 23 Trưởng ca nhà máy Dệt Hà Nội(không có

bằng ĐH) 1.660.000 Làm việc 26-30 công 24 Tổ trưởng thêu, tổ phó may 1.410.000 Làm việc 26 công 25 Trưởng ca nhà máy thêu, tổ trưởng tổ may 1.660.000 Làm việc 30 công 26 TTV nhà máy sợi Hà Nội 1.5S10.000 Làm việc 26 công Nguồn: Phòng lao động tiền lương

Mức lương hàng tháng thực lĩnh được chia làm hai phần :

Phần 1: Lương theo sản phẩm:

Cán bộ nhân viên sẽ được hưởng ½ tiền lương khoán nếu trong tháng công ty hoàn thành chỉ tiêu đã đề ra

- Đạt mức doanh thu tiêu thụ : Phòng kế hoạch - Đạt mức doanh thu tiền về : Phòng tài vụ

- Đạt mức giá trị sản xuất công nghiệp : Các phòng ban còn lại Tiền lương sẽ được chia tỷ lệ với các giá trị trên.

Ví dụ:

Trong tháng 1/2007 công ty đề ra kế hoạch doanh thu tiêu thụ 14 tỷ đồng, nhưng trên thực đạt 14,2 tỷ đồng. Do đó tiền lương của trưởng phòng kế hoạch thị trường sẽ là:

TL = 2.900.000/2/14 x 14,2=1.470.714 đồng.

Phần 2: Lương nhiệm vụ:

Các cán bộ nhân viên trong công ty nếu hoàn thành nhiệm vụ đặt ra trong tháng sẽ được hưởng số lượng khoán theo quy định của công ty .Số nhiệm vụ sẽ được nhân viên đăng ký vào đầu các tháng và cuối tháng sẽ được trưởng phòng và giám đốc xem xét trực tiếp.Nhiệm vụ của từng nhân viên được quy đổi thàng các mức điểm, mỗi nhiệm vụ sẽ có các mức điểm khác nhau .

Ví dụ: Theo quy định của công ty nhân viên Trần văn Phương được hưởng mức lương khoán là 1.400.000 đồng /tháng. Trong tháng 3/2007 anh sẽ phải hoàn thàng các nhiệm vụ sau:

STT Nhiệm vụ Số điểm Số tiền

1 Theo dõi, kiểm tra lao động các nhà máy 5 70.000

2 Làm đơn giá tiền lương 7 98.000

3 Khảo sát, định mức các mã hàng thêu 3 42.000

4 Duyệt thanh toán tiền lương 9 126.000

5 Vào số liệu chi tiết tiền lương, tổng hợp 4 56.000

6 Duyệt tờ khai số bảo hiểm xã hội 5 70.000

7 Làm danh sách sinh nhật 2 28.000

8 Vào thu nhập cá nhân 2 28.000

9 Quyết toán bảo hiểm xã hội tháng 2,tờ khai sổ bảo hiểm xã hội 7 98.000

10 Nộp sổ đúng thời gian quy định 5 70.000

11 Giải quyết công việc đột xuất (viết tiếp sổ bảo hiểm xã hội) 1 14

Tổng 50 700.000

Ưu điểm: Chế độ trả lương khoán của công ty đã gắn tiền lương với mức độ hoàn thành công việc của người lao động, qua đó quán triệt tốt nguyên tắc trả lương theo số lượng và chất lượng công việc. Điều này đã kích thích người lao động cố gắng đạt và vượt mức lương đã đề ra. Mặt khác tiền lương của người lao động đã gắn

với kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, qua đó giúp người lao động quan tâm đến công việc của công ty và về lâu dài sẽ gắn bó với doanh nghiệp hơn.

Nhược điểm: Tuy nhiên nhược điểm của hình thức trả lương này của công ty là khó xác định được đơn giá khoán một cách chính xác, hay việc xác định đơn giá phức tạp. Dễ gây thái độ bi quan hay không chú ý đến công việc trong quá trình hoàn thành công việc giao khoán.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thù lao lao động tại công ty TNHH Nhà nước một thành viên Dệt 19-5 Hà Nội (Trang 35 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w