Hoạt động đào tạo và phát triển của công ty

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thù lao lao động tại công ty TNHH Nhà nước một thành viên Dệt 19-5 Hà Nội (Trang 52 - 55)

II. Thực trạng công tác thù lao lao động tại công ty TNHH NN MTV Dệt 19-5 Hà nội

5.Hoạt động đào tạo và phát triển của công ty

Trong phạm vi công tác thù lao lao động, hoạt động đào tạo và phát triển của công ty chỉ đề cập đến cơ hội thăng tiến, và phát triển cá nhân người lao động, hoạt

động này vừa thu được lợi ích cho công ty vừa đem lại lợi ích cho cá nhân người lao động. Với công ty TNHH NN MTV Dệt 19-5 Hà nội thì hoạt động đào tạo lao động nhằm mục đích bổ túc nghề, nâng cao tay nghề cho công nhân sản xuất trong công ty, đáp ứng được yêu cầu về trình độ tay nghề trong sản xuất. Với cán bộ, nhân viên quản lý trong công ty, đào tạo đáp ứng được yêu cầu quản lý trong kinh tế thị trường. Hoạt động đào tạo đối với kỹ sư, cử nhân kinh tế, cao đẳng, trung cấp thâm nhập thực tế sản xuất kinh doanh của công ty. Ngoài ra hoạt động đào tạo đối với lao động phổ thông chưa có nghề, nhằm bổ sung thêm lực lượng lao động cần cho hoạt động sản xuất của công ty.

Hoạt động đào tạo của công ty được tiến hành căn cứ theo kế hoạch đào tạo năm, kế hoạch đã được giám đốc phê duyệt, kế hoạch tác nghiệp tháng quý về đào tạo hoặc các phương án triển khai đào tạo trong công ty. Hoạt động đào tạo của công ty được tiến hành theo hai phương thức: Đào tạo tại công ty hoặc gửi đào tạo các trường lớp ngoài công ty.

Đào tạo tại công ty: bao gồm các hoạt động xây dựng đề cương giảng dạy; soạn thảo quyết định mở lớp, khóa đào tạo, để trình dám đốc duyệt, xây dựng lịch giảng dạy, đánh giá kết quả đào tạo, lưu kết quả đào tạo và thanh toán kinh phí đào tạo: bao gồm tiền phụ cấp soạn thảo giáo án bồi dưỡng giảng dạy cho giáo viên, hàng tháng thanh toán kinh phí học tập (tiền lương, tiền ăn) cho học viên theo hợp đồng lao động đã được tổng giám đốc ký.

Gửi đào tạo các trường lớp ngoài công ty:

Đối với công nhân sản xuất: Gửi đào tạo những ngành nghề kỹ thuật mà công ty chưa đủ điều kiện để đào tạo; gửi đào tạo các lớp bổ túc nghề, nâng cao, đào tạo nâng lương mà công ty chưa có điều kiện để đào tạo; gửi đi đào tạo các lớp chiêu sinh của sở ban ngành các trường Đại học tại chức, cao đẳng tại chức, trung cấp tại chức…

Đối với việc đào tạo cán bộ, nhân viên quản lý : Gửi đi đào tạo các lớp chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ về phục vụ sản xuất kinh doanh của công ty; gửi đi đào tạo chuyên ngành theo yêu cầu của sở, ngành, thành phố, chiêu sinh.

Thủ tục gửi đi đào tạo: bao gồm các hoạt động như lập danh sách trích ngang cán bộ công nhân viên thuộc đối tượng đào tạo, trình tổng giám đốc phê duyệt, dự thảo ký hợp đồng đào tạo với các đơn vị đào tạo, duyệt kinh phí đào tạo… triệu tập học viên, sắp xếp công việc tạo điều kiện cho học viên đi học đầy đủ đúng thời gian. Sau khi đào tạo xong các học viên nộp chứng nhận bằng cho cán bộ đào tạo và lưu kết quả học tập. Thanh toán kinh phí đào tạo : thanh toán hợp đồng, hoặc biên lai nộp tiền với đơn vị đào tạo và phòng tài vụ của công ty. Đối với cán bộ công nhân viên theo học tại chức, chuyên tu tự nộp học phí theo yêu cầu của nhà trường đem biên lai về công ty để thanh toán. Thanh toán tiền lương cho (học viên) trình độ giám đốc phê duyệt.

Yêu cầu của công ty đối với chất lượng đào tạo: Sau khi đào tạo bổ túc nghề nâng cao tay nghề, trình độ nghề nghiệp phải được nâng lên một bậc so với bậc hiện giữ và đáp ứng được yêu cầu của sản xuất trong cơ chế thị trường. Đối với lao động phổ thông sau đào tạo nghề phải đạt được trình độ bậc thợ yêu cầu và phát huy được trong thực tế sản xuất. Đối với cán bộ nhân viên quản lý được cử đi học các lớp chuyên môn, nghiệp vụ ngắn ngày phải đạt được yêu cầu của lớp học và phải áp dụng vào thực tế công tác. Đối với cán bộ công nhân viên được cử đi học các lớp tại chức phải đạt yêu cầu tốt nghiệp và phải áp dụng và công tác thực tế có hiệu quả.

Kết quả của hoạt động đào tạo là số lượng công nhân tay nghề cao ngày càng nhiều. Điều đó chứng tỏ Công ty đã đầu tư vào việc phát triển nguồn nhân lực khiến cho công nhân làm việc với năng suất cao hơn, chất lượng sản phẩm tốt hơn, số lượng công nhân được tăng bậc lương trong những kì thì nâng bậc cũng được cao hơn. Kết quả của nó là số lượng sản phẩm tốt được tạo ra nhiều hơn, được nhiều khách hàng đón nhận và như vậy làm tăng doanh thu, quỹ lương của công ty tăng dẫn đến thu nhập của người lao động cũng tăng lên. Và thu nhập tăng lại trở thành động lực thúc đẩy người lao động làm việc tích cực hơn nữa. Đó giống như khi doanh nghiệp đầu tư tái sản xuất, giúp cho công việc luôn được thực hiện một cách thuận lợi.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thù lao lao động tại công ty TNHH Nhà nước một thành viên Dệt 19-5 Hà Nội (Trang 52 - 55)