Công tác thu gom

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt quận Tân Phú thành phố Hồ Chí Minh (Trang 105 - 107)

Hộ gia đình : Rác sinh hoạt từc các hộ gia đình sau khi được phân loại thành 2

nhóm : rác hữu có dễ phân huỷ (rau quả, thịt cá, thức ăn dư thừa, …)và các chất vô cơ, chất trơ khác (sành sứ, thuỷ tinh, cát đá, nhựa, kim loại, gỗ, cao su, vỏ đồ hộp, giấy, nylon, vỏ nghêu, sị …) sẽ được cơng nhân vệ sinh đến thu gom vào giừo quy định và vận chuyển tới nơi xử lý tập trung.

Đối với rác thực phẩm, công việc thu gom dược tiến hành hàng ngày. Trước khi cho rác vào thùng, cơng nhân vệ sinh có trách nhiệm kiểm tra loại rác đem đổ có đúng là rác thực phẩm so với đăng ký phân loại rác tại nguồn hay khơng và kiểm tra tình trạng bao bì đựng rác. Nếu rác được đựng trong các bọc nylon được buộc chặt, công nhân thu gom có quyền yêu cầu chủ hộ thải rác tự mở bọc ra và đổ rác vào xe. Túi nylon sao đó sẽ được chứa riêng trong bao tải gắn kèm theo xe nhặt rác nếu chủ hộ khơng có nhu cầu sử dụng lại. Ngồi ra, cơng nhân thu gom có thể từ chối khơng nhận đổ rác cho bất kỳ trường hợp nào không tuân thủ đúng quy định về phân loại rác tại nguồn như đã đăng ký ban đầu thông qua hợp đồng dịch vụ thu gom rác.

Đối với các thành phân rác trơ còn lại (hay còn gọi là rác phế liệu), do khả năng phân huỷ sinh học kém và không phát sinh mùi hôi thối nên sẽ được lưu trữ

ngay tại nguồn, định kỳ mỗi tuần 2 lần sẽ có cơng nhân vệ sinh đến thu gom, và cơng nhân vệ sinh có trách nhiệm kiểm tra thành phần rác đem đổ có đúng như đăng ký hay khơng, để thuận lợi cho công việc xử lý sau này. Trong trường hợp này, tuyệt đối không nhận đổ rác thực phẩm lẫn trong rác phế liệu.

Rác chợ : Thành phần chủ yếu của rác chợ trên địa bàn Quận ( chợ Tân Phú,

Tân Hương, Tân Sơn, Hiệp Tân, Sơn Kỳ ) là các chất hữu cơ dễ phân huỷ gây mùi hôi thối, làm ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến việc kinh doanh buôn bán và sức khoẻ của các tiểu thương trong chợ. Vì vậy, rác chợ cần được thu gom nhanh ngay trong ngày không để tồn đọng trong khu vực chợ. Mỗi hộ kinh doanh trong khu vực chợ phải trang bị hai túi nylon (sọt đựng rác) : một dùng để đựng rác thực phẩm khơng có bao bì và cái cịn lại dùng để đựng các loại rác cịn lại. Cơng nhân vệ sinh của chợ phải nhanh chóng thu các giỏ rác thực phẩm và vận chuyển ra các thùng chứa rác tập trung của chợ. Khi đổ rác vào các thùng chứa tập trung, cơng nhân vệ sinh phải kiểm tra tình trạng bao bì chứa rác và chỉ đổ vào thùng các thành phân rác đã được giải phóng khỏi đồ chứa. Sau mỗi ngày hoạt động, thì cơng nhân vệ sinh vẫn phải quét dọn chợ theo quy trình thu gom rác chợ như đã quy định.

Rác đường phố : Rác đường phố được hình thành từ tự nhiên như cành, lá cây

rơi rụng, cát bụi, đất đá do nước mưa cuốn trơi trên bềmặt hè phố xuống lịng lề đường. Một phần cũng do việc xả rác bừa bãi của các người dân sống ở khu vực và khách vãng lai. Đặc biệt trong quá trình phát triển các hoạt động xã hội – kinh tế như hiện nay, thì lượng rác đường phố xung quanh các khu vực này ngày một nhiều. Cịn một số vật ni, vật hoang dã có thể bị xe cán chết và nằm lại trên đường. Xác chết súc vật từ các hộ dân cũng có thể bị vứt bỏ bừa bãi ra đường phố.

Để giữ gìn đường phố sạch đẹp và góp phần bảo vệ mơi trường đơ thị, rác đường phố phải được thu gom nhiều lần trong ngày. Rác đường phố là loại rác

hỗn tạp, do đó trong q trình thu gom cơng nhân vệ sinh có trách nhiệm phân loại các thành phần có thể tái chế, tái sử dụng được.

Rác ở các cơng trình cơng cộng : Ở các tụ diểm vui chơi công cộng (khu vui chơi, công viên, quảng trường, vườn hoa, bệnh viện, công sở, trường học, khu thương mại, …), để góp phần hạn chế nạn vứt bỏ rác bừa bãi thì cần phải trang bị các thùng rác cơng cộng có nắp đậy và được đặt tại các vị trí dễ nhìn, dễ thấy. Trong điều kiện thực tế như hiện nay, khi mà các khu vực cơng cộng chưa có sự kiểm sốt chặt chẽ và quản lý tốt, thì rất khó thể thuyết phục tính tự giác của người dân tham gia phân loại rác tại nguồn. Việc trang bị 2 thùng rác có màu sắc khác nhau nằm cạnh nhau tại mỗi vị trí thích hợp ở khu vực cơng cộng với bảng hướng dẫn bỏ rác vào các thùng theo màu sắc quy định và từ đó góp phần nâng cao tính tự giác phân loại rác tại nguồn ở nơi công cộng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt quận Tân Phú thành phố Hồ Chí Minh (Trang 105 - 107)