Nhà máy xử lý phế thải bằng phương pháp vi sinh chế biến thành phân bón hữu cơ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được xây dựng vào năm 1995 tại xã Hoà Long – Thị xã Bà Rịa – Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, năm 1996 nhà máy bắt đầu hoạt động với công suất thiết kế giai đoạn I là 150m3/ngày.
Công nghệ xử lý của nhà máy là công nghệ chế biến vi sinh thành phân hữu cơ (compost). Bản chất của quá trình này là sử dụng khả năng sinh sống của vi sinh vật hiếu khí phân giải rác hữu cơ dễ bị phân huỷ thành mùn bã hữu cơ và sinh khối vi sinh vật(VSV). Các mùn bã hữu cơ và sinh khối VSV sẽ được tách ra, pha trộn với NPK sau đó tinh chế thành phân hữu cơ. Phần còn lại bao gồm các rác vơ cơ và hữu cơ khó phân huỷ sẽ được mang đi chơn lấp. Q trình cơng nghệ này diễn ra trong hai giai đoạn :
Giai đoạn I : Giai đoạn phân huỷ diệp lục (mesophyllic). Nó thích hợp ở nhiệt độ dưới 40oC và vi khuẩn mesophyllic chiếm ưu thế. Hoạt động của VSV ở giai đoạn mesophyllic làm cho môi trường chuyển dần sang môi trường axit nhẹ.
Giai đoạn II : Giai đoạn này nhiệt độ tăng lên hơn 40oC, hỗn hợp phế thải bước sang phân giải nhiệt (thermophyllic), VSV mesophyllic chết hàng loạt và VSV phân giải nhiệt chiếm ưu thế. VSV thermophyllic hoạt động đã làm cho môi trường chuyển từ môi trường axit sang môi trường kiềm qua sự tạo ra amonia. Khi quá trình phân giải nhiệt gần đã kết thúc, hỗn hợp phế thải trở nên gần trung tính và biến thành chất dinh dưỡng (dạng đạm NO3-, NH4+, …).
Quá trình phân giải nhiệt tạo ra nhiệt độ trên 55oC, ở khoảng nhiệt độ này một số vi khuẩn độc hại trong hỗn hợp phế thải bị tiêu diệt. Đây cũng là một trong những ưu điểm của quy trình cơng nghệ này.
Để đảm bảo chắc chắn quá trình phân huỷ phế thải trải qua hai giai đoạn phân huỷ diệp lục và phân giải nhiệt, cần cung cấp đầy đủ khơng khí (oxy) và độ ẩm cho vi sinh vật.