Đối với Nhà nước:

Một phần của tài liệu Một số nội dung và phương hướng về đấu giá quyền sử dụng đất tạo vốn đầu tư cơ sở hạ tầng tại Nam Định (Trang 50 - 57)

- Tại một địa phương trong tỉnh:

1. Đối với Nhà nước:

1.1 Cần nhanh chóng ban hành hệ thống văn bản pháp luật đồng bộ, toàn diện, phù hợp, thống nhất chung trong cả nứơc về việc thực hiện công tác đấu giá quyền sử dụng đất, thực sự coi quỹ đất là một nguồn tài nguyên, một nguồn nội lực của đất nước, nó có giá trị và giá trị sử dụng đích thực, cần phải được khai thác tận dụng một cách rộng rãi, đa dạng, triệt để theo su hướng vận động và phát triển chứ không phải là trong khuôn khổ hạn hẹp . Bên cạnh đó, Nhà nước cần xây dựng một số nội dung thuộc tầm quản lý vĩ mô làm căn cứ cho việc giao đất, cho thuê đất. Nhà nước chủ động đề ra các chủ trương khuyến khích các địa phương khai khác quỹ đất , phát huy tối đa nguồn lực từ đất làm tăng nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước và tiến tới thực hiện tổ chức công tác đấu giá quyền sử dụng đất chuyên nghiệp.

1.2 Nhà nước cần có các quy định về phân cấp quản lý thu – chi và chế độ sử dụng nguồn thu tài chính từ đấu giá quyền sử dụng đất. Mặt khác, cần cân đối nguồn tài chính thu được từ các địa phương có nguồn thu lớn từ đấu giá quyền sử dụng đất cho các địa phương còn khó khăn về mặt tài chính do quỹ đất phục vụ cho đấu giá quyền sử dụng đất còn chưa đươc khai thác một cách có hiệu quả , cơ sở hạ tầng còn thấp kém để đảm bảo hài hoà, hợp lý giữa các địa phương.

1.3 Từng bước hoàn thiện cơ cấu của thị trường, làm lành mạnh hoá các giao dịch trên thị trường chuyền nhượng quyền sử dụng đất trong đó đặc biệt chú trọng vào việc thành lập “sàn giao dịch bất động sản” để thực hiện các hình thức đấu giá , đấu thầu, treo biển đối với các loại đất được đưa vào thị trường bất động sản, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể dễ dàng tham gia vào thị trường và có sự quản lý của Nhà nước, góp phần hạn chế cơ cấu đất đai.

1.4 Nhà nước chỉ định ra các quy định , nguyên tắc về đấu giá, còn việc thực hiện là do các doanh nghiệp kinh doanh địa ốc chuyên nghiệp đảm nhận

1.5 Yêu cầu các sở, ban, nghành, uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố và các chủ đầu tư tập chung chỉ đạo kiên quyết, chủ động tham mưu, đề suất, cải cách thủ tục đấu giá quyền sử dụng đất, phấn đấu hoàn thành tiến độ và kế hoạch đề ra.

2. Đối với địa phương: Cần quán triệt nguyên tắc chỉ đạo thống nhất của Nhà nước.

2.1 Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, các huyện cần tăng cường chỉ đạo các cấp chịu trách nhiệm về tiến độ thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất, chỉ đạo Chủ tịch các huyện có trách nhiệm thường xuyên kiểm điểm tiến độ thực hiện, không được khoán trắng cho các ban quản lý dự án và chịu trách nhiệm hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch dự án đấu giá quyền sử dụng đất tại địa phương mình.

2.2 Các Sở , ban , nghành chức năng cũng như các huyện , cần phân dõ trách nhiệm, quyền hạn từ cán bộ lãnh đạo đến các chuyên viên về công tác đấu giá quyền sử dụng đất, nêu cao vai trò và trách nhiệm cá nhân. Khâu nào, bộ phận nào gây khó khăn, giải quyết chậm các thủ tục hành chính các dự án đấu giá quyền sử dụng đất so với quyết định cần sử lý nghiêm khắc.

a, Sở Tài nguyên Môi trường cần tổ chức thống kê và cập nhật thường xuyên các dự án đấu giá quyền sử dụng đất đã và đang triển khai, thống kê đất và các công trình trên đất tại các quận huyện để tạo ra nguồn hàng tham gia vào thị trường bất động sản như chỉ đạo của chính phủ.

b, Sở tài chính cần nghiên cứu và xem xét lại việc phân bổ Ngân sách cho các huyện, thành phố, không để tình trạng chờ đợi, ỷ lại vào tỉnh.

c, Trung tâm phát triển quỹ đất trực thuộc sở Tài nguyên Môi trường ( bên tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất ) cần xem xét, xây dựng quy chế đấu giá quyền sử dụng đất đây đủ, hợp lý khoa học, khach quan .

d, Bên tổ chức đấu giá cũng như người tham gia đấu giá, trúng đấu giá phải thực hiện đúng quy chế đấu giá ( trong đó có quy định về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cơ chế chính sách tài chính hiện hành).

Với một số kiến nghị trên đây, hy vọng thời gian tới , công tác đấu giá quyền sử dụng đất tạo vốn đầu tư cơ sở hạ tầng tịa Nam Định sẽ được thực hiện hiệu quả hơn nữa, phát huy tối đa nguồn nội lực từ đất đai, góp phần không nhỏ vào quá trình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước đặt ra trong giai đoạn hiện nay.

Kết luận

Trong khi Nhà nước chưa tìm được biện pháp tối ưu để giải quyết những bất cập, yếu kém trong công tác quản lý và sử dụng đất đai với tỷ lệ giao dịch phi chính quy cao thì hình thức đấu giá quyền sử dụng đất đã bước đầu đạt được những thành tựu đáng kể về kinh tế – xã hội, thực sự trở thành cánh tay đắc lực góp phần siết chặt những lỗ hổng của công tác này thông qua việc đăng ký đất đai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã giúp các cơ quan chức năng tháo gỡ những khó khăn trong việc đấu giá quyền sử dụng đất tạo vốn đầu tư cơ sở hạ tầng , chỉnh trang diện mạo đô thị.

Để phát huy hơn nữa lợi thế do công tác đấu giá quyền sử dụng đất đem lại, chúng ta cần tâp trung đúc kết những bài học kinh nghiệm thực tiến trong việc xác định giá đất, quy hoạch sử dụng đất đối với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trên

phương diện quản lý và sử dụng đất , quy trình, quy định và biện pháp tổ chức thực hiện đối với chính quyền các cấp và cán bộ được uỷ quyền để điều hành các dự án đâú giá, nhằm đáp ứng các nhu cầu đặt ra của tiến trình phát triển kinh tế xã hội.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Gs – Ts KH Phạm Đình Thắng cùng các thầy cô giáo thuộc trung tâm Bất Động Sản và Địa Chính, các cán bộ Trung tâm Phát triển quỹ đất thuộc sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định đã tận tình giúp đỡ em thực hiện chuyên đề thực tập này.

Một phần của tài liệu Một số nội dung và phương hướng về đấu giá quyền sử dụng đất tạo vốn đầu tư cơ sở hạ tầng tại Nam Định (Trang 50 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w