Phương pháp tập hợp chi phí

Một phần của tài liệu Báo Cáo Thực Tập Khách Sạn BẢO SƠN (Trang 41 - 44)

- Khản năng hiểu biết thực tế và lý thuyết

2.3.2.1.Phương pháp tập hợp chi phí

5. ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

2.3.2.1.Phương pháp tập hợp chi phí

Khách san Bảo Sơn áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để tổ chức kế toán tập hợp chi phí. Khách sạn áp dụng phương pháp này là hoàn toàn hợp lý bởi vì các nghiệp vụ phát sinh thường xuyên.

Chí phí sản xuất ở khách sạn Bảo Sơn gồm nhiều khoản mục, mỗi khoản mục lại gồm nhiều chi phí cụ thể khác nhau. Việc hạch toán chi phí sản xuất theo từng loại sẽ nâng cao tính chi tiết của từng thông tin hạch toán, phục vụ cho công tác quan lý nói chung đồng thời tạo điều kiện cho việc phấn đấu giảm chi phí sản xuất và tình giá thành sản phẩm.

a. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

Kế toán sử dụng TK6272 “chi phí nguyên liệu, vật liệu” bao gồm chi phí về nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phục vụ trực tiếp cho hoạt động kinh doanh của khách sạn.

- Trình tự hạch toán: Trong tháng kế toán căn cứ vào giấy đề nghị xuất kho của các tổ buồng đã được ký duyệt. Phòng vật tư làm thủ tục xuất kho hàng ngày và bàn giao chứng từ trong ngày về phòng tài vụ, căn cứ phiếu xuất kho kế toán tiến hành hạch toán. Cuối tháng kế toán tính giá thành thực tế nguyên vật liệu xuất dùng theo phương pháp tính giá bình quân gia quyền. Căn cứ vào giá thực tế nguyên vật liệu tồn đầu kỳ và nguyên vật liệu nhập trong kỳ.

Vậy giá thực tế của nguyên vật liệu xuất trong kỳ được tính theo công thức sau: Trị giá thực tế NVL xuất kho = Đơn giá bình quân NVL  Số NVL xuất kho

Trong đó: Đơn giá bình quân NVL =

Giá trị NVL tồn đầu kì + Giá trị NVL nhập trong kì

Số lượng NVL tồn trong kì + Số lượng NVL nhập trong kì

Bảng 2.7: Sổ chi tiết vật liệu của khách sạn Bảo Sơn

Sổ chi tiết vật liệu. Tháng 12 năm 2012

Bảng A: Mã vật tư: Dầu gội Shampoo.

Chứng từ Nội dung Đơn giá Nhập Xuất Tồn Số Ngày SL (gói) TT (đồng) SL (gói) TT (đồng) SL (gói) TT (đồng) 01/12 Tồn đầu kỳ 1250 10150 12687500 45 04/12 Xuất 1250 1500 1875000 46 14/12 Xuất 1250 1000 1250000 Tồn cuối tháng 7650 9562500

Bảng B: Mã vật tư: Giấy vệ sinh ngoại Chứng từ Nội dung Đơn

giá Nhập Xuất Tồn Số Ngày SL (gói) TT (đồng) SL (gói) TT (đồng) SL (gói) TT (đồng) 01/12 Tồn đầu kì 3500 20 7000000 04/12 Xuất dung 3500 10 35000 05/12 Nhập 3500 300 1050000 15/12 Xuất 3500 30 105000 Tồn cuối tháng 3500 280 980000

(Nguồn: Phòng Tổng hợp – Khách sạn Bảo Sơn)

Tính tương tự cho các ngày khác và các loại nguyên vật liệu khác. Kế toán chi tiết căn cứ vào phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, sổ chi tiết vật liệu. Sau khi hạch toán kế toán tiến hành ghi sổ Nhật biên nợ, Nhật biên Có, cuối mỗi quý kế toán ghi vào sổ theo dõi phí TK6272.

b. Tập hợp chi phí công cụ, dụng cụ.

(Để tập hợp chi phí công cụ, dụng cụ khách sạn sử dụng TK6273).

Chi phí công cụ dụng cụ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí buồng vì công cụ dụng cụ thường có giá trị lớn và sử dụng lâu. Do vậy, để tập hợp chi phí công cụ, dụng cụ thì phải tính toán phân bổ hợp lý giá trị công cụ, dụng cụ đó ở khách sạn Bảo Sơn. Công cụ, dụng cụ dùng cho buồng nghỉ có giá trị tương đối lớn không xác định được thời gian sử dụng như: Chăn, màn, ga gối, lọ hoa... Khách sạn áp dụng tính toán phân bổ theo phương pháp phân bổ 2 lần( phân bổ 50 %).

Theo phương pháp này khi xuất dùng công cụ, dụng cụ, kế toán tính toán phân bổ ngay 50% trị giá vốn thực tế của công cụ, dụng cụ xuất dùng ( phân bổ 1 lần) tính vào chi phí sản xuất kinh doanh buồng ngủ, khi báo hỏng, mất công cụ, dụng cụ đang dùng thì kế toán tiến hành tính toán và phân bổ nốt giá trị còn lại của công, dụng cụ( phân bổ lần 2) vào chi phí sản xuất kinh doanh buồng. Giá trị này được tính theo công thức:

Giá trị còn lại phân bổ lần 2 = 50% giá trị vốn thực tế công cụ dụng cụ báo hỏng - Giá trị phế liệu thu hồi

Khi xuất kho công cụ dụng cụ thuộc phân bổ 2 lần trong năm căn cứ vào phiếu xuất kho công cụ, dụng cụ: Kế toán tính ra giá trị giá vốn thực tế công cụ, dụng cụ xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền.

c. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp:

Để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp, kế toán khách sạn dùng TK62711 “chi phí nhân công”. Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm các khoản: Tiền lương, tiền công, BHXH...

d. Hạch toán chi phí khấu hao tài sản cố định: kế toán sử dụng TK6274.

Tại khách sạn Bảo Sơn, cơ sở vật chất chủ yếu là một trong những yếu tố quan trọng để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Tài sản cố định tăng giảm đều được quản lý chặt chẽ và hạch toán đúng theo quy định hiện hành. Khách sạn tính khấu hao tài sản cố định theo tháng nên số khấu hao trích theo tháng là:

Mức khấu hao tháng = Nguyên giá tài sản cố định  tỷ lệ khấu hao 12

Do biến động (tăng) giảm của tài sản cố định trong tháng nên số khấu hao của tháng này được tính như sau:

Khấu hao tháng này = Khấu hao tháng trước + Khấu hao tháng trước -

Khấu hao giảm trong tháng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

e. Hạch toán chi phí dịch vụ mua ngoài: điện nước, văn phòng phẩm phục vụ sản xuất chung.

Hàng tháng khách sạn thanh toán khoản chi phí này bằng tiền sau khi kế toán phân bổ chi phí này cho từng sản phẩm theo tỷ lệ. Căn cứ vào các loại hóa đơn của người bán và các khoản dịch vụ, kế toán ghi vào sổ theo dõi phí, sổ cái. Quý IV, năm 2012 chi phí mua ngoài 6.893.429.287 VNĐ. Năm 2013, chí phí mua ngoài tăng 8.381.892.275 VNĐ do khách sạn mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh, nhân lực tăng.

Ngoài ra, khách sạn tập hợp các khoản chi phí khác theo phương pháp định kỳ tương tự như trên.

Một phần của tài liệu Báo Cáo Thực Tập Khách Sạn BẢO SƠN (Trang 41 - 44)